Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Dẫn Đến Tê Tay Phải Làm Sao?
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi thấy bản thân có triệu chứng này, bạn tuyệt đối không được chủ quan trọng việc điều trị để tránh gây ra các hậu quả khôn lường khác.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay do đâu?
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay xảy ra do những tổn thương ở vùng cột sống cổ. Đây là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, khó kiểm soát và dễ phát sinh biến chứng. Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là dấu hiệu cho thấy đĩa đệm cột sống đang bị tổn thương và hao mòn. Tình trạng này thường xảy ra do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa, chấn thương kéo dài hoặc do tác động từ bệnh lý.
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ hình thành nên các gai xương trên đốt sống. Các gai xương này sẽ lớn dần theo thời gian và chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức khá nghiêm trọng, cơn đau thường diễn ra kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Nhiều trường hợp còn bị cứng khớp và khó cử động cổ.
Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, gai xương sẽ làm thu hẹp không gian lỗ đốt sống khiến rễ thần kinh bị chèn ép. Khi rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép quá mức sẽ gây ra các triệu chứng như tê bì hai tay, đau nhức kéo dài, khó cầm nắm hoặc cử động tay,… Lỗ đốt sống bị thu hẹp cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dưỡng chất đi nuôi đốt sống và đĩa đệm. Điều này đã khiến cho tình trạng thoái hóa trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, gây đau nhức và tê bì nhiều hơn.
Dấu hiệu nhận biết tê tay do thoái hóa đốt sống cổ
Khi bị thoái hóa cột sống cổ, tê tay là triệu chứng mà bạn không thể tránh khỏi. Bạn cũng có thể nhận biết ra tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:
- Người bệnh có triệu chứng đau mỏi nhiều ở vùng cổ và trở nên ngày càng nghiêm trọng. Theo thời gian, cơn đau sẽ phát triển lan rộng đến các cơ quan xung quanh như đầu, vai, cánh tay, ngực,…
- Khi mới bùng phát, cơn đau chỉ diễn ra kéo dài trong nhiều giờ liền. Nếu người bệnh nghỉ ngơi hoặc xoa bóp, mức độ đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngược lại, nếu bạn cử động hoặc vận động mạnh ở cổ sẽ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
- Bị đau dây thần kinh đột ngột, cảm giác như có luồng điện chạy dọc qua. Lúc này, cơn đau có tính chất đau nhói rất khó chịu. Theo thời gian, cơn đau dây thần kinh có xu hướng phát triển lan rộng đến cánh tay, bàn tay và ngón tay.
- Thường xuyên bị cứng cổ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, cảm giác vướng víu ở cổ kèm theo triệu chứng đau nhức và vẹo cổ. Bị tê bì hai tay, nặng hơn có thể gây tê liệt cánh tay và bàn tay
- Có dấu hiệu Lhermitte với các triệu chứng như đau nhói chạy dọc từ cổ xuống xương sống, cơn đau có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài dai dẳng, cảm giác điện giật ở tay hoặc chân,…
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện các động tác ở tay như cầm nắm đồ vật, đưa tay ra sau hoặc lên cao,… Nếu tình trạng này không được kiểm soát đúng cách sẽ gây ra các vấn đề như mất cảm giác, yếu chi, teo cơ, tổn thương đốt sống khó phục hồi,…
Khi tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ diễn ra kéo dài và không đáp ứng điều trị tốt với thuốc, bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu. Dựa vào kết quả chẩn đoán chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua việc kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng.
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay thường được áp dụng bạn có thể tham khảo:
Dùng thuốc
Với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn chỉ cần dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là:
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian đầu khởi phát bệnh.
- Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này được kê đơn điều trị với những trường hợp bị tê tay kèm theo đau nhức ở mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị với thuốc chống viêm thông thường. Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc corticosteroid bằng đường uống trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng này vẫn không được cải thiện, bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid vào vị trí bị tổn thương.
- Thuốc giãn cơ: Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương đến các cơ xung quanh khiến dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc giãn cơ để cải thiện. Tác dụng của nhóm thuốc này là làm thư giãn cơ bắp và dây chằng, giúp xoa dịu triệu chứng đau nhức.
- Thuốc chống động kinh: Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương dây thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc chống động kinh để cải thiện.
- Thuốc chống thoái hóa: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa cột sống tiếp tục tiến triển nặng và làm giảm mức độ tổn thương tại cột sống. Đồng thời, dược tính trong thuốc còn có khả năng giải nén dây thần kinh, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và tê tay.
Việc dùng thuốc Tây y điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Vì thế, bạn không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc về dùng để trị bệnh tại nhà.
Vật lý trị liệu
Thường được áp dụng kết hợp với việc dùng thuốc theo đơn kê để làm tăng hiệu quả mang lại. Tiến hành vật lý trị liệu đúng cách sẽ mang lại các lợi ích như giải nén dây thần kinh và tủy sống, cải thiện triệu chứng đau nhức và tê mỏi ở vùng cổ, tăng cường sức mạnh của cơ quanh cột sống cổ, phục hồi khả năng vận động và chức năng của cột sống cổ,…
Dựa vào mức độ chèn ép tại dây thần kinh, chuyên gia sẽ lên phác đồ trị liệu sao cho phù hợp. Người bệnh không nên tự ý thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để tránh các rủi ro không mong muốn.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật giải nén với những trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay ở mức độ nặng và không đáp ứng điều trị nội khoa. Đồng thời, phẫu thuật cũng có thể thực hiện với những trường hợp bị tê tay nghiêm trọng gây mất cảm giác tay, khả năng vận động suy giảm rõ rệt, đốt sống bị nứt hoặc vỡ, yếu chi, xuất hiện triệu chứng thần kinh,…
Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách kết hợp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cột sống cổ. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết.
Chăm sóc tại nhà
Kế hoạch chăm sóc tại nhà cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị bệnh lý. Vì thế, khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Chườm ấm giúp thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu đến cột sống bị tổn thương, xoa dịu cơn đau và cải thiện độ linh hoạt của khớp xương. Bạn có thể tiến hành chườm ấm từ 2 – 3 lần mỗi ngày và không nên chườm quá 20 phút/lần.
- Tiến hành xoa bóp giúp làm nóng khớp xương, kích thích tuần hoàn máu đến khu vực này và giải nén tại dây thần kinh. Từ đó, các triệu chứng của bệnh như đau nhức, tê bì và cứng cổ sẽ được cải thiện. Để làm tăng hiệu quả mang lại, bạn có thể thoa dầu nóng lên cổ trước khi tiến hành xoa bóp.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế thực hiện các vận động mạnh ở vùng cổ. Nghỉ ngơi giúp tổn thương ở vùng cột sống cổ có thời gian phục hồi và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên nằm bất động trên giường trong nhiều ngày liền để tránh bị cứng khớp.
- Điều chỉnh lại lối sống và thói quen ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp. Nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, không lao động nặng, không hút thuốc lá, ăn uống đầy đủ dưỡng chất,…
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt ngày và làm giảm năng suất lao động. Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Duy trì thói quen vận động mỗi ngày giúp cải thiện sức mạnh vùng cơ cổ và độ linh hoạt của cột sống cổ. Duy trì tư thế đúng khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.
- Nếu tính chất công việc phải làm việc với máy tính, bạn nên điều chỉnh độ cao của ghế và bàn làm việc sao cho phù hợp. Sau mỗi giờ làm việc nên tiến hành xoa bóp thư giãn vùng cột sống cổ.
- Không nên thực hiện các động tác gây ảnh hưởng không tốt đến vùng cột sống cổ như bẻ cổ đột ngột, mang vác vật nặng , duy trì một tư thế tĩnh quá lâu, vận động cổ quá mức,…
- Khi chơi các bộ môn thể thao tiếp xúc, bạn nên khởi động cổ thật kỹ để tránh các chấn thương không mong muốn. Nếu bị chấn thương cổ, cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
- Với những trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách ngay từ sớm. Cách này có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Tê tay xảy ra khi tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm sẽ gây ra nhiều rủi ro không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!