Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Nguy Hiểm Không? Điều Cần Biết
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ. Điều này đã khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện một số vận động thường ngày. Nếu bệnh lý này không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề khác.
Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp mãn tính có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bệnh lý này khởi phát bằng những tổn thương tại các cơ quan cấu tạo nên cột sống cổ như khớp, sụn khớp, đĩa liên đốt, bao hoạt dịch, dây chằng,… Dựa vào mức độ thoái hóa mà người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Điển hình là tình trạng đau âm ỉ tại khu vực bị ảnh hưởng không kèm sưng viêm. Theo thời gian, tổn thương sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng và biến chứng đến các cơ quan khác.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa bên trong cơ thể. Vì vậy, bệnh lý này có tiến triển rất chậm và chỉ gây ra triệu chứng tại chỗ. Chuyên gia cho biết, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể kiểm soát khi mới khởi phát ở giai đoạn đầu. Lúc này việc điều trị bệnh sẽ rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng thuốc theo đơn kê kết hợp với việc thay đổi lối sống hàng ngày.
Khi mới khởi phát, người bệnh chỉ có triệu chứng đau mỏi và tê bì ở khu vực cổ vai gáy hoặc đầu. Theo thời gian, mức độ thoái hóa sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn nên triệu chứng của bệnh cũng trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như đau nhức nghiêm trọng khi vận động mạnh, phát ra âm thanh ở vùng cổ khi cử động, đau nhức lan rộng ra khu vực xung quanh,… Các triệu chứng này nếu diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, mất ngủ và rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
So với các bệnh lý xương khớp hệ thống khác thì bệnh thoái hóa đốt sống cổ có phạm vị ảnh hưởng rất thấp và diễn tiến ít phức tạp hơn nên được đánh giá là không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cổ là khu vực tập trung rất nhiều rễ thần kinh quan trọng, nếu không điều trị đúng cách sẽ tạo điều kiện cho nhiều biến chứng nguy hiểm khác khởi phát. Đồng thời, bệnh còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể là:
+ Giảm khả năng vận động: Ở xung quanh khu vực đốt sống cổ tập trung rất nhiều dây thần kinh tiếp nối với các bộ phận khác trên cơ thể. Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương đến các rễ thần kinh này và khiến các vận động bên trong cơ thể không còn trơn tru như trước. Đồng thời, việc khởi phát cơn đau liên tục còn khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày.
Ở giai đoạn đầu, tình trạng đau nhức và cứng cổ chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ và với tần suất thấp. Theo thời gian, cơn đau sẽ khởi phát với tần suất ngày càng nhiều và lan rộng đến khu vực lân cận khiến bạn khó thực hiện các động tác như cúi, ngửa và xoay cổ. Vì vậy, người bệnh sẽ hình thành cho bản thân thói quen giữ cổ ở một tư thế cố định.
+ Rối loạn tiền đình: Rối loạn tiền đình xảy ra khi lỗ tiếp hợp bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… Trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị đau đầu về đêm gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Theo thời gian, sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Thoát vị đĩa đệm: Địa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống với chức năng chính là chịu áp lực và làm giảm ma sát khi vận động. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao đĩa đệm bị rách, khiến nhân nhầy bên trong tràn ra bên ngoài. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng cổ vai gáy. Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên thần kinh và mạch máu sẽ gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng khác.
+ Chèn ép dây thần kinh: Thường xảy ra do ảnh hưởng từ bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc gai xương hình thành ở cột sống cổ. Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra triệu chứng đau nhức ở đỉnh đầu lan rộng đến thái dương. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng rối loạn chức năng nghe nuốt, chóng mặt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu ngang,…
+ Liệt tay hoặc liệt nửa người: Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống gây chèn ép rễ thần kinh, khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì hoặc không có sức ở tay, nghiêm trọng hơn sẽ gây teo cơ và rối loạn cảm giác.
Biện pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm tốc độ thoái hóa và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thông qua các biện pháp sau đây:
- Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách ngay từ sớm. Trong suốt quá trình điều trị, cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra.
- Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến hệ xương khớp như lao động quá sức, mang vác vật nặng, duy trì một tư thế cố định trong thời gian dài, vận động sai tư thế,…
- Nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì, nên lên kế hoạch giảm cân sao cho hợp lý. Trọng lượng cơ thể cao cũng sẽ gây áp lực lên cột sống cổ và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe xương khớp và cải thiện sức đề kháng cơ thể. Cần tránh tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
- Dành thời gian mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện triệu chứng đau nhức. Đồng thời, cách này còn hạn chế được tình trạng chèn ép rễ thần kinh và làm chậm tốc độ thoái hóa.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?” bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Để phòng ngừa biến chứng của bệnh, bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!