Thoái Hoá Đốt Sống Cổ

Triệu chứng và nguyên nhân

Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng tổn thương xảy ra ở vùng cột sống cổ. Bệnh lý xương khớp này xảy ra ngày càng phổ biến ở cuộc sống hiện đại, nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Thoái hóa đốt sống cổ thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống. Đây là bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra khá phổ biến với đặc trưng là chỉ gây ảnh hưởng đến cột sống tại vùng cổ. Lúc này, các cơ quan cấu thành cột sống cổ như đầu sụn, đĩa đệm, đốt sống, bao hoạt dịch,... đang có dấu hiệu bị tổn thương và hình thành nên cơn đau nhức khá khó chịu.

Chuyên gia cho biết, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có tiến triển khá chậm. Khi tình trạng thoái hóa tác động đủ lớn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Được biết, tổn thương do bệnh lý này gây ra thường rất khó phục hồi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống cổ nào nhưng phổ biến nhất là C5, C5 và C7.

Trước đây, bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra phổ biến ở người cao tuổi do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện đại thì bệnh lý này đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa do ảnh hưởng từ tính chất công việc văn phòng và thói quen lười vận động.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn cũng không được coi thường những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất, bệnh vẫn nên được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để hạn chế phát sinh ra các biến chứng tiêu cực khác.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiến triển rất chậm ở giai đoạn sớm và không có triệu chứng rõ ràng, điều này đã khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển biến nặng gây tổn thương nghiêm trọng đến đốt sống, bạn mới thăm khám và điều trị. Điều này đã khiến cho quá trình điều trị và phục hồi tổn thương tại đốt sống cổ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Vì thế, bạn cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể sớm phát hiện ra bệnh và đưa ra phương án can thiệp kịp thời. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là:

  • Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện một số cử động tại vùng cổ như cúi gập đầu hoặc xoay đầu. Nếu cố gắng thực hiện sẽ cảm thấy rất vướng víu khó chịu, nhiều trường hợp còn bị đau nhức. Đôi khi sẽ gây ra chứng vẹo cổ tạm thời.
  • Đau nhức tại vùng cổ và cơ quanh cổ, sau đó lan rộng ra toàn bộ vùng vai gáy và sau tai. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó thực hiện các cử động ở vùng đầu - cổ. Nhiều trường hợp còn bị đau nhức lan rộng đến vùng trán, thùy chẩm, bả vai, cánh tay,... Tính chất cơn đau có thể là dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài dựa vào mức độ bệnh lý.
  • Khi bệnh gây ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động ở tay sẽ khiến hai tay bị mất cảm giác. Lúc này, khả năng cảm nhận nóng lạnh của tay sẽ gặp vấn đề. Nếu không điều trị kịp thời, khả năng vận động tay sẽ bị hạn chế, gây ra tình trạng yếu chi và liệt chi.
  • Bị cứng cổ vào mỗi buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc khi thời tiết chuyển biến đột ngột từ nóng sang lạnh. Nhiều người sẽ bị đau nhức hoặc đau ê ẩm ở vùng sau gáy và vùng đầu bên phải, gây khó khăn khi thực hiện động tác quay đầu.
  • Với những trường hợp bệnh nặng sẽ gây ra chứng thoái hóa đa xơ cứng rất nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống rồi lan động đến tứ chi. Bạn cảm nhận rất rõ triệu chứng này khi cúi cổ về phía trước.

Nguyên Nhân

Chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do tác động từ rất nhiều nguyên nhân, có cả nội sinh và ngoại sinh. Bạn cần nắm rõ để chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa. Cụ thể là:

  • Tuổi tác: Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, người trung niên từ 40 - 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao nhất do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa xương khớp đang diễn ra bên trong cơ thể. Tốc độ thoái hóa sẽ diễn ra rất mạnh mẽ nếu bạn có lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học trước đó.
  • Thói quen vận động: Một số thói quen vận động làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ mà bạn cần lưu ý là vận động sai tư thế, duy trì tư thế làm việc quá lâu, lười vận động, ngủ gục trên bàn, ngồi vặn vẹo,... Đồng thời, bệnh lý này cũng rất dễ khởi phát ở những người có tính chất công việc phải thường xuyên ngửa cổ, mang vác vật nặng trên đầu,....
  • Chế độ dinh dưỡng: Nếu thực đơn ăn uống hàng ngày không bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, vitamin, magie, kẽm,... sẽ làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Đồng thời, bệnh lý này cũng rất dễ khởi phát ở những người thường xuyên tiêu thụ đồ ngọt, đồ uống có gas, đồ uống chứa chất kích thích, thuốc lá,...
  • Di truyền: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người mắc các bệnh lý về xương khớp và cột sống thì các thành viên còn lại trong gia đình cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Chấn thương: Nếu bạn từng bị chấn thương tại vùng cổ do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao,... sẽ làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Tình trạng này rất dễ xảy ra ở những trường hợp bị chấn thương nhưng không tiến hành điều trị tận gốc.
  • Cấu trúc của đĩa đệm và cột sống: Khi cấu trúc của đĩa đệm và cột sống bị thay đổi bất thường cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Một số dạng thay đổi cấu trúc thường gặp là mất nước đĩa đệm, hình thành gai xương, xơ hóa dây chằng, thoái vị đĩa đệm,...

Biến chứng

Chuyên gia xương khớp cho biết, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lại khiến sức khỏe của người bệnh bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài còn tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. Một số biến chứng có thể gặp khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ chuyển biến nặng là:

  • Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa đốt sống cổ diễn ra kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, gây khó khăn cho việc điều trị và làm gia tăng nguy cơ phát sinh thêm các biến chứng nguy hiểm khác. Lúc này, người bệnh rất dễ bị rối loạn cảm giác và rối loạn đại tiểu tiện. Trường hợp đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống ở mức độ nặng sẽ gây mất khả năng vận động, dẫn đến liệt hoàn toàn.
  • Rối loạn tiền đình: Đây là biến chứng xảy ra phổ biến nhất của bệnh lý này. Khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ khiến lỗ tiếp hợp bị tổn thương và gây ra chứng rối loạn tiền đình. Một số triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình là đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,...
  • Hẹp ống sống: Khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ kích thích sự hình thành và phát triển của gai xương. Điều này đã khiến cho không gian của tủy sống dần bị thu hẹp và gây ra chứng hẹp ống sống. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác tê yếu cơ tại chi và thân mình. Nếu không điều trị đúng cách sẽ biến chứng sang bại liệt.

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện triệu chứng của bệnh, hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương và duy trì khả năng vận động tối thiểu.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Thoái hóa đốt sống cổ có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra phương án điều trị cho phù hợp. Đồng thời, tổn thương do thoái hóa gây ra rất khó phục hồi, bạn cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Điều trị theo y học hiện đại

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y để cải thiện triệu chứng đau nhức cấp tính. Được dùng phổ biến là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm. Việc dùng thuốc Tây y trị bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Nếu bạn tự ý mua thuốc về dùng có thể dẫn đến tình trạng quá liều và phát sinh ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh áp dụng thêm một số thủ thuật chuyên khoa khác để hỗ trợ phục hồi tổn thương tại đốt sống cổ. Ví dụ như diện chẩn, chiếu tia hồng ngoại, dùng sóng cao tần, vận động trị liệu,...

Trường hợp tổn thương tại đốt sống cổ đã diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và không thể điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh được áp dụng phổ biến là loại bỏ một đĩa đệm thoát vị, loại bỏ một phần của đốt sống, hợp nhất đốt sống cổ bằng cách ghép xương và phần cứng,...

Dùng thảo dược tự nhiên

Người bệnh cũng có thể tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà để trị bệnh. Đây là mẹo trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, có độ lành tính cao nên được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Dùng lá lốt: Rửa sạch 200 gram lá lốt, thái nhỏ rồi đem sao vàng cùng với 2 thìa muối hạt. Cho hỗn hợp trên vào tấm vải mỏng, bọc kín lại rồi dùng để chườm lên khu vực bị đau nhức khoảng 20 phút.
  • Dùng xương rồng: Xương rồng đem lọc bỏ gai, rửa sạch sẽ rồi đập dập cùng với ít muối. Hơ bẹ xương rồng trên bếp than cho nóng lên rồi đắp trực tiếp vào khu vực đau nhức. Chú ý đến nhiệt độ của dược liệu khi đắp để tránh bị bỏng.

Tập luyện

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên thực hiện các bài tập vận động cổ để phục hồi chức năng và hỗ trợ chữa lành tổn thương tại đốt sống cổ. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể áp dụng bất kỳ khi nào có thời gian rảnh. Cụ thể là:

  • Bắt đầu bài tập bằng tư thế đứng hoặc ngồi đều được. Chú ý giữ thẳng thân mình và đưa mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Từ từ ngửa đầu ra phía sau rồi giữ yên khoảng 2 phút, sau đó tiếp tục cúi đầu người về phía trước rồi giữ yên trong 2 phút.
  • Lặp lại động tác trên trong khoảng 15 phút cho đến khi cảm thấy mỏi cổ là được.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện thêm một số tư thế trong yoga để phục hồi sự dẻo dai của cột sống cổ như tư thế con cá, tư thế con mèo, từ thế cây cầu,...

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Thoái hóa đốt sống cổ rất dễ khởi phát do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa xương khớp và thói quen sinh hoạt tiêu cực hàng ngày. Để làm chậm tốc độ thoái hóa và làm giảm mức độ ảnh hưởng của tình trạng thoái hóa thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Vận động và làm việc đúng tư thế, hạn chế thực hiện các động tác dễ gây tổn thương đến vùng cột sống cổ. Thường xuyên vận động cổ khi làm việc, tránh duy trì một tư thế cố định trong thời gian dài.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp cơ thể có thời gian phục hồi. Không làm việc quá sức, không nên thức quá khuya,...
  • Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn nên sử dụng gối đầu thấp mềm và nệm có độ đàn hồi tốt. Điều chỉnh tư thế nằm nghỉ ngơi sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là canxi, vitamin D, glucosamine, chondroitin,...
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe hệ xương khớp như thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, nước giải khát đóng chai nhiều đường, đồ uống có cồn, thuốc lá,...

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý xương khớp mãn tính, gây tổn thương nghiêm trọng đến cột sống nếu không được xử lý đúng cách. Nếu có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, bạn cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên.
  • Bệnh có thể gây các biến chứng như giảm khả năng vận động, tê liệt nếu không được điều trị kịp thời
  • Các phương pháp thường được sử dụng bao gồm điều trị bảo tồn,  tiêm steroid ngoài màng cứng cổ  hoặc phẫu thuật
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android