Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không?

Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được dù ở thể nhẹ hay nặng. Dựa vào mức độ bệnh lý, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian hoặc thậm chí là can thiệp các thủ pháp y khoa.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người trung niên, cao tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Dù vậy người bệnh không cần lo lắng vì thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị và tỷ lệ rủi ro để lại biến chứng ở người bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là:

Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được
Thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Mức độ càng nhẹ, khả năng điều trị càng cao.
  • Vị trí thoát vị: Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cột sống, bao gồm cổ, ngực và thắt lưng. Vị trí thoát vị ảnh hưởng đến phương pháp điều trị và khả năng phục hồi.
  • Tuổi tác và sức khỏe tổng thể: Nam giới trẻ tuổi và khỏe mạnh thường có khả năng điều trị thoát vị đĩa đệm tốt hơn.
  • Sự tuân thủ điều trị: Việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc đạt hiệu quả cao.

Mặc dù thoát vị đĩa đệm có thể trị khỏi nhưng cùng với đó, bệnh cũng có thể tái phát nếu người bệnh không có sự điều chỉnh về lối sống, thói quen ăn uống, vận động, …

Phương pháp điều trị thoát vị hiệu quả, an toàn

Dựa vào mức độ thoát vị đĩa đệm và thể trạng sức khỏe, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp điều trị hiệu quả dưới đây:

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc thường dành cho những trường hợp bị thoát vị nhẹ, mới khởi phát. Những phương pháp được pháp dụng phổ biến người bệnh có thể tham khảo là:

  • Liệu pháp nhiệt: Là phương pháp chườm nóng/ chườm lạnh nhằm giảm đau vùng bị thoát vị đĩa đệm. Chườm lạnh trước (24 giờ đầu sau khi bị thoát vị) rồi tiếp tục chườm nóng nhằm thuyên giảm cơn đau.
  • Vật lý trị liệu: Tác động lên vùng thoát vị đĩa đệm bằng cách xung điện, massage nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giãn cơ, hỗ trợ giảm đau nhờ khả năng tăng sinh endorphin.
  • Áp dụng mẹo dân gian: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như hạt đu đủ, cây chuối hột, mật gấu, cây xương rồng, … chế biến thành nước uống hoặc hỗn hợp xoa bóp. Kiên trì dùng đều đặn sẽ thấy bệnh có chuyển biến tích cực.
Điều trị không dùng thuốc bằng vật lý trị liệu
Điều trị không dùng thuốc bằng vật lý trị liệu

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y trị thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả nhanh chóng, phù hợp với tình trạng bệnh vừa và nặng. Một số loại thuốc được sử dụng thường xuyên trong điều trị có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau: Gồm một số nhóm thuốc như Paracetamol, Aspirin và NSAID giúp giảm đau xương khớp rõ rệt, hạ sốt, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
  • Thuốc bôi điều trị: Gồm một số loại thuốc phổ biến như Capsaicin, Lidocain, Difelene, … giúp giảm đau ở vùng đĩa đệm bị tổn thương, hoàn toàn an toàn cho da, không gây tác dụng phụ hay biến chứng sau sử dụng.
  • Thuốc giãn cơ điều trị: Gồm những loại tiêu biểu như Diazepam, Metaxalone, … giúp giảm tình trạng căng co cơ, từ đó thuyên giảm cơn đau và hạn chế ảnh hưởng xấu đến thần kinh trung ương.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn. Mặc dù các bài thuốc Đông y có tác dụng lâu, cần kiên trì sử dụng nhưng không gây tác dụng phụ, biến chứng và phù hợp với mọi đối tượng người dùng. Một số bài thuốc điều trị nổi bật người bệnh có thể tham khảo là:

  • Bài thuốc số 1: Gồm quế chi, cam thảo, độc hoạt, tê tân, cát căn, ma hoàng, xuyên mô. Sắc 1 thang thuốc với 550ml nước, uống sau ăn 30 phút.
  • Bài thuốc số 2: Gồm ý dĩ, xương truật, hoàng bá, tần giao, rễ cỏ xước. Sắc 1 thang thuốc với 550ml nước, uống hàng ngày sau ăn 30 phút.
  • Bài thuốc số 3: Gồm cỏ xước, đỗ trọng, tang ký sinh, thục địa, cao quy bản, cao ban long. Sắc 1 tháng thuốc với 550ml nước, ngày dùng 3 tháng.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Điều trị bằng thuốc Đông y

Phẫu thuật

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm đã ở cấp độ nặng, dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh buộc phải can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật. Tùy vào từng tình trạng mà sẽ có những phương pháp phẫu thuật phổ biến là:

  • Cắt cung cột sống: Tiến hành mở lỗ tại vòm cột sống nhằm giảm thiểu áp lực lên hệ thống rễ thần kinh và nới rộng đường kính ống tủy.
  • Cắt đĩa đệm: Loại bỏ phần đĩa đệm lồi ra, tránh chèn ép lên rễ thần kinh. Trường hợp vết lồi quá lớn thì có thể loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm. Đây là một phương pháp ít xâm lấn, an toàn hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ để lại biến chứng hậu phẫu thuật.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo: Thay thế đĩa đệm hỏng bằng một đĩa nhân tạo làm từ nhựa hoặc kim loại cao cấp. Vì cách thực hiện phức tạp nên phương pháp này không thích hợp với những người bị viêm khớp, loãng xương hay gặp các vấn đề xương khớp khác.
  • Hợp nhất cột sống: Hợp nhất hai hoặc nhiều cột sống lại với nhau bằng cách sử dụng xương từ một bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp này sẽ hợp nhất mối nối vĩnh viễn, người bệnh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục.
  • Sau phẫu thuật, tình trạng thoát vị của người bệnh sẽ được xử lý hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể tái phát tại những vị trí khác nếu bạn không duy trì lối sống sinh hoạt, vận động khoa học, lành mạnh.

Như vậy, thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa được dù ở thể nhẹ hay thể nặng. Qua những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn an tâm và chủ động trong việc lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android