Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe? Điều Cần Biết

Thoát vị đĩa đệm là một dạng tổn thương tại cột sống với triệu chứng đặc trưng là đau nhức và giảm độ linh hoạt của cột sống. Tập thể dục là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý này rất tốt và được chuyên gia khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần phải cẩn thận khi tập để tránh các chấn thương không mong muốn. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe để hỗ trợ điều trị bệnh không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe để hỗ trợ điều trị bệnh không?

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người ngoài độ tuổi trung niên. Bệnh xảy ra khi nhân nhầy bên trong cột sống thoát khỏi vị trí ban đầu do phần bao xơ bị thoái hóa hoặc nứt rách. Lúc này, chúng sẽ chèn ép lên rễ thần kinh và dây chằng xung quanh gây tê bì, ngứa ran và đau nhức. Các nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp là thoái hóa cột sống, tư thế vận động xấu, ăn uống thiếu khoa học, chấn thương cột sống,…

Chuyên gia xương khớp cho biết, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương tại cột sống tiếp tục chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh để tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?

Giải đáp thắc mắc này chuyên gia xương khớp cho biết, đạp xe là bộ môn vận động có khả năng làm chậm mức độ tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, đạp xe còn mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế đạp xe khi các triệu chứng của bệnh đang bùng phát mạnh mẽ. Thay vào đó, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế vận động cột sống để kiểm soát cơn đau.

Lợi ích của việc đạp xe khi bị thoát vị đĩa đệm

Như được nói đến ở trên, người bị thoát vị đĩa đệm vẫn hoàn toàn có thể đạp xe. Đây là bộ môn thể dục đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Với những người bị thoát vị đĩa đệm, việc duy trì thói quen đạp xe đạp mỗi ngày sẽ mang lại các lợi ích sau đây:

Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng
Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng
  • Đạp xe sẽ giúp bạn duy trì cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế gây áp lực lên cột sống và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. 
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng yếu chi xảy ra. Từ đó, khả năng vận động của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Đạp xe giúp tăng tuần hoàn máu diễn ra bên trong cơ thể, từ đó quá trình phục hồi và tái tạo tổn thương tại cột sống sẽ diễn ra tốt hơn.
  • Khi đạp xe, cơ thể sẽ giải phóng ra một số loại hormone có tác dụng giải tỏa căng thẳng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.
  • Duy trì thói quen đạp xe mỗi ngày còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và hoạt động của hệ miễn dịch. Giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý như huyết áp, tim mạch, bệnh tim,… 

Hướng dẫn đạp xe đúng cách dành cho người bệnh

Khác với những người khỏe mạnh, khi bị thoát vị đĩa đệm bạn cần phải cẩn thận trong việc tập luyện, tránh để tổn thương tại cột sống trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên đạp xe hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng dẫn bên dưới đây để phòng ngừa các rủi ro không muốn:

+ Lựa chọn xe đạp: Nên sử dụng xe đạp phù hợp với chiều cao và cân nặng của bản thân. Bạn có thể trao đổi với nhân viên để được tư vấn loại xe phù hợp. Việc sử dụng xe đạp quá nặng hay quá nhỏ đều có tác động không tốt đến thắt lưng và dễ kích thích cơn đau khởi phát. Theo chuyên gia, xe đạp nằm nghiêng là loại xe đạp tốt nhất dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, khi đạp xe sẽ hạn chế gây áp lực lên cột sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn xe thẳng, xe đạp leo núi hoặc xe hybrid.

Lựa chọn xe đạp phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của bản thân
Lựa chọn xe đạp phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của bản thân

+ Khởi động: Trước khi tập luyện bạn nên khởi động nhẹ nhàng giúp làm nóng cơ thể và bôi trơn khớp, phòng ngừa đau nhức hoặc chấn thương khi đang đạp xe. Nên ưu tiên thực hiện các bài tập khởi động nhẹ nhàng có tác động đến khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng,… 

+ Tư thế đạp xe: Người bệnh cần đạp xe đúng cách để tránh các rủi ro không mong muốn. Tư thế đạp xe đúng dành cho người bệnh là:

  • Điều chỉnh lại yên xe sao cho phù hợp, khi chạy cơ thể sẽ hơi nghiêng về phía trước và hai tay duỗi thẳng.
  • Đặt bàn chân lên bàn đạp, hóp bụng và đạp xe nhẹ nhàng. Khi đạp xe nên phối hợp nhịp nhàng với đầu gối và hông.
  • Ngồi thẳng lưng và đẩy hông ra phía sau khi tập luyện. Khi đạp xe, nếu đầu gối chạm vào sườn xe nghĩa là bạn đẩy hông ra phía trước quá nhiều, điều này có thể gây ra một số tổn thương không mong muốn tại cột sống.

+ Thời gian và cường độ tập luyện: Người bệnh nên tập luyện với cường độ và thời gian hợp lý để tránh gây phản tác dụng. Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên tập từ 10 – 15 phút rồi hãy tăng dần lên cho đến khi đạt đến mức tối đa là 30 phút, không nên tập quá nhiều. Nên đạp xe nhẹ nhàng ở khoảng thời gian đầu giúp cơ thể quen dần rồi hãy tăng tốc độ lên. Tuyệt đối không được tập luyện quá sức khiến tổn thương tại cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Sử dụng đai hỗ trợ: Để hạn chế gây áp lực lên vùng cột sống bị tổn thương, bạn nên sử dụng thêm đai hỗ trợ khi tập luyện. Đai hỗ trợ có tác dụng giữ cân bằng cột sống, hạn chế gây áp lực lên đốt sống bị thoát vị cũng như mô mềm xung quanh. Đồng thời, dùng đai còn giúp bạn duy trì tư thế đúng trong suốt quá trình tập luyện, làm chậm mức độ tiến triển của bệnh lý.

Sử dụng đai hỗ trợ khi đạp xe để duy trì tư thế đúng khi tập luyện
Sử dụng đai hỗ trợ khi đạp xe để duy trì tư thế đúng khi tập luyện

+ Kiên trì: Chuyên gia cho biết, người bị thoát vị đĩa đệm nên duy trì thói quen đạp xe từ 3 – 4 lần/tuần và mỗi lần tập luyện nên kéo dài từ 10 – 30 phút tùy thuộc vào thể trạng. Duy trì việc đạp xe trong thời gian dài sẽ có tác dụng nâng cao thể trạng, kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa nhiều vấn đề về xương khớp khác.

Lưu ý khi đạp xe dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Với những người đang bị thoát vị đĩa đệm, khi đạp xe hỗ trợ điều trị bệnh bạn cũng cần phải lưu ý thêm những vấn đề sau đây:

  • Nên đạp xe trên địa hình bằng phẳng để hạn chế gây áp lực lên các khớp trên cơ thể. Nếu bạn đạp xe trên những đoạn đường gồ ghề sẽ dễ bị sưng khớp và gây đau nhức ở mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng mát và có độ thấm hút mồ hôi tốt khi tập luyện. Sử dụng giày thể thao chuyên dụng vào có kích thước phù hợp để tạo cảm giác thoải mái khi tập luyện. Không mặc quần áo bó sát khiến quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Không đạp xe khi vừa ăn no hay bụng đang quá đói, thời điểm đạp xe tốt nhất là sau khi ăn tối khoảng 2 giờ. Nên tập luyện ở những nơi có không khí trong lành và ít phương tiện giao thông đi lại, điển hình là công viên.
  • Nên đạp xe cùng với người thân hoặc bạn bè, nếu chẳng may gặp phải vấn đề trong quá trình tập luyện sẽ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người. Nếu đạp xe một mình, bạn nên mang theo điện thoại để có thể liên hệ khi cần thiết.
Đạp xe cùng bạn bè để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết
Đạp xe cùng bạn bè để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết
  • Nếu cơn đau bùng phát khi đang tập luyện, bạn nên dừng lại nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn. Sau khi trở về nhà, nên ngừng tập vài ngày sau đó để tổn thương được phục hồi hoàn toàn.
  • Chỉ nên đạp xe khi bệnh thoát vị đĩa đệm đang diễn ra ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát. Với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn vật lý trị liệu đúng cách.

Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không?” bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đạp xe là bộ môn tập luyện đơn giản, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Nhưng nếu bệnh đã chuyển biến nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi tập luyện để đảm bảo an toàn.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng người mắc

Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4 Là Gì, Điều Trị Thế Nào?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt...

Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo khảo sát, có đến 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở đốt sống L4 và L5. Vậy thoát...

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Gym Không? Cần Lưu Ý Gì?

Tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm có tác dụng phục hồi tổn thương tại cột sống, giảm đau...

đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật

5 Đai Đeo Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Tốt Nhất Ở Nước Ta

Các dòng đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật cũng được người dùng đánh giá cao vì đem đến...

gối kê lưng thoát vị đĩa đệm

Top 5 Gối Kê Lưng Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất và Cách Dùng

Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm sẽ giúp việc nằm hay ngồi của của người bệnh dễ chịu thoải...

Hướng Dẫn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Xà Đơn Đúng Cách

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn mang lại hiệu quả khá tốt nếu bạn thực hiện đúng cách...

Chỉ Chụp X-Quang Có Phát Hiện Được Thoát Vị Đĩa Đệm?

Chụp x-quang là một loại xét nghiệm hình ảnh thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán các bệnh...

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hết Bao Nhiêu Tiền? (Tổng Chi Phí)

Mổ thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định thực hiện với trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều...