Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5

Triệu chứng và nguyên nhân

Theo khảo sát, có đến 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở đốt sống L4 và L5. Vậy thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết về căn bệnh này trong bài viết bên dưới.

Định nghĩa

Theo cấu tạo giải phẫu cơ thể người, mỗi người có bao gồm 33 đốt sống và được chia thành 5 nhóm như sau:

  • Đốt sống cổ 7 đốt, kí hiệu từ C1 đến C7.
  • Đốt sống lưng 12 đốt, kí hiệu từ D1 đến D12.
  • Đốt sống thắt lưng 5 đốt, kí hiệu từ L1 đến L5.
  • Đốt sống hông 5 đốt, kí hiệu từ S1 đến S5.
  • Đốt sống xương cụt 4 đốt. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy ở vùng đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài thông qua các vết rách của bao xơ. Đĩa đệm sẽ chèn ép lên vùng rễ dây thần kinh, tủy sống cùng với một số cơ quan nội tạng khác gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 còn gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 vì xảy ra ở đốt sống thứ L4 và L5 - các đốt sống này nằm ở vị trí thấp nhất của đốt sống lưng. 

Đây là tình trạng nhân nhầy nằm trong đĩa đệm giữa đốt sống thắt lưng L4 L5 bị thoát ra bên ngoài và gây chèn ép lên các dây thần kinh, gây nên tình trạng đau nhức lưng. Bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 35 đến 50. 

Đốt sống L4 và L5 có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và thường chịu lực tải trọng khi có những tác động mạnh lên cột sống. Do chịu nhiều áp lực nên đĩa đệm ở vị trí này thường bị rạn nứt khiến nhân nhầy thoát ra ngoài làm phồng lồi đĩa đệm. 

Hình ảnh

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là những cơn đau tại vị trí cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Ngoài ra, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Đau cánh tay và chân: Do tình trạng này nằm ở vùng lưng dưới nên người bệnh cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, đùi, bắp chân và một phần bàn chân. Cơn đau có thể xuất hiện ở bả vai, cánh tay và từ từ lan xuống chân khi ho hoặc hắt hơi. 
  • Đau ở thắt lưng và hông: Đau dây thần kinh tọa do bệnh gây ra sẽ khiến cơn đau buốt trải dài từ hông đến đùi, lan xuống các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. 
  • Tê bì, ngứa ran: Triệu chứng thường thấy của bệnh là cảm giác tê như bị điện giật hoặc ngứa ran, châm chích ở phần cơ thể được hoạt động bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau tê ở bàn chân, ngón chân.
  • Teo cơ, yếu cơ: Vùng cơ bị chi phối bởi các dây thần kinh có thể bị teo cơ và yếu cơ do bị chèn ép lâu ngày. Người bệnh có thể nhìn thấy rõ một các vùng cơ bị teo bằng mắt thường. 
  • Mệt mỏi, tinh thần sa sút: Các chức năng cơ bắp trong cơ thể của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng và yếu dần. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh khó khăn trong vận động, đi lại, cảm thấy chán nản, mệt mỏi và ảnh hưởng đến tâm lý. 

Nguyên Nhân

Đốt sống thứ L4 và L5 nằm ở vị trí thấp nhất nên rất dễ bị tác động bởi bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Nhìn chung, một số nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh này như sau:

  • Độ tuổi: Người càng lớn tuổi thì xương khớp sẽ lão hóa dần. Ở giai đoạn này, hệ thống xương khớp trong cơ thể sẽ bị thiếu chất, lỏng lẻo và đĩa đệm cùng dần bị hao mòn, thoái hóa.
  • Tính chất công việc: Ngồi làm việc lâu hoặc đứng lâu, làm việc nặng nhọc sẽ khiến cho vùng lưng chịu phải những ảnh hưởng nặng nề. Về lâu dầu, tình trạng này sẽ gây thoát vị đĩa đệm L4 L5.
  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn ngã xe, chơi thể thao va đập mạnh sẽ khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy tràn ra bên ngoài. 
  • Di truyền, bẩm sinh: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể xảy ra do di truyền từ những người thân mắc bệnh trong gia đình. Bên cạnh đó, bệnh có thể xuất hiện ở những người mang trong mình bệnh lý bẩm sinh như gai xương, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, gù cột sống. 
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm còn xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, bị béo phì hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Biến chứng

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một bệnh lý xương khớp mãn tính, điều trị rất khó khăn trong một khoảng thời gian dài. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm, cụ thể:

  • Rối loạn cảm giác: Dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng đến một số vùng da trên cơ thể. Từ đó, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, mất khả năng cảm nhận độ nóng lạnh trên da.
  • Rối loạn cơ quan bài tiết: Chèn ép các dây thần kinh ảnh hưởng đến các cơ thắt, búi cơ liên quan trực tiếp đến cơ quan bài tiết của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, đi đại tiện và tiểu tiện không tự chủ. 
  • Đau rễ dây thần kinh: Đốt sống L4 có xu hướng trượt về phía trước trên các đốt sống L5 gây tác động lên rễ thần kinh. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện những cơn đau tái phát lặp lại nhiều lần với mức độ ngày càng tăng, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 
  • Bại liệt: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bại liệt. Khi bệnh kéo dài và tiến triển nặng, hai chân của người bệnh sẽ yếu dần, bại liệt và người bệnh mất hoàn toàn khả năng đi lại, vận động. 

Có thể thấy, thoát vị đĩa đệm L4 L5 nếu không điều trị sớm thì gây ra rất nhiều hệ lụy cho người bệnh. Do đó, để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt và điều trị dứt điểm bệnh. 

Phòng ngừa

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại và vận động của người bệnh. Bệnh rất khó để điều trị khi phát hiện trễ và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phòng ngừa bệnh ngay từ đầu là điều mà mọi người cần làm:

  • Không nên ngồi quá lâu, ngồi vẹo lưng, ngồi gù lưng vì có thể ảnh hưởng đến cột sống lưng. Nếu công việc yêu cầu bạn phải ngồi nhiều thì lâu lâu bạn có thể đứng lên thư giãn, đi lại vận động. 
  • Tránh bưng bê, khuân vác vật nặng hoặc vận động mạnh gây nguy hiểm cho xương khớp.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D cho sự phát triển của sức khỏe xương khớp.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe cột sống và toàn cơ thể.
  • Thăm khám kịp thời nếu cơ thể có các triệu chứng như đau nhức, tê bì để phát hiện bệnh sớm nhất. 
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Với các bệnh về xương khớp, người bệnh không thể tự nhận biết về tình trạng và mức độ bệnh. Mỗi bệnh nhân cần chủ động đến các cơ sở y tế, gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh. 

Ngoài việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện những xét nghiệm cần thiết bao gồm:

  • Chụp X quang: Thông qua những ảnh chụp X quang, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được đường viền của cột sống giúp loại trừ cơn đau gây ra bởi những bệnh lý xương khớp khác. X quang sẽ không xác định được bệnh nhân có bị thoát vị đĩa đệm hay không.
  • Chụp CT Scan: Sử dụng thiết bị này từ các góc độ khác nhau để nhận được hình ảnh của tủy sống và các cấu trúc bao quanh.
  • Chụp MRI: Hình ảnh từ chụp MRI sẽ giúp hiển thị rõ các mô mềm xung quanh cột sống. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nhất tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân. 

Khi có kết quả từ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác căn bệnh và có những phương pháp điều trị tốt nhất. 

Biện pháp điều trị

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một bệnh lý có thể chữa được nhưng cần phải mất một thời gian dài. Ngoài ra, hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn gần cuối thì tỷ lệ chữa khỏi khá thấp. 

Chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng thuốc Tây y

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp này thường được áp dụng cho người bệnh ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Cụ thể bệnh nhân sẽ được kê toa sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau giúp cải thiện các cơn đau cấp tính từ trung bình đến nhẹ. Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen là các loại thuốc giảm đau thường dùng nhất. Người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ hoặc ngộ độc khi sử dụng quá liều lượng. 
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giúp cải thiện tình trạng căng cơ do dây thần kinh bị chèn ép. Thuốc còn có công dụng kiểm soát các cơn đau và hỗ trợ cơ quan bài tiết trong cơ thể.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 ở giai đoạn 3, 4, các cơn đau sẽ bùng phát dữ dội. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, loại thuốc giảm đau này có thể gây nghiện nên không được sử dụng rộng rãi.
  • Viên uống bổ sung canxi: Nếu cơ thể bị thoát vị đĩa đệm do thiếu hụt chất dinh dưỡng thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thêm một số viên uống bổ sung canxi, vitamin. Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng và cải thiện độ chắc khỏe của xương khớp. 

Các loại thuốc Tây y dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng quá liều. Chính vì thế, người bệnh phải uống thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian điều trị. 

Vật lý trị liệu

Như đã nói, người bệnh có thể kết hợp giữa thuốc Tây y trị thoát vị và vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu là một phương pháp chữa bệnh bảo tồn nhằm cải thiện các cơn đau và phục hồi chức năng xương khớp. 

  • Kích thích dòng điện: Kỹ thuật này là sử dụng dòng điện có tần số phù hợp để kích thích lên dây chằng và cơ bắp nhằm giảm đau và phục hồi chức năng. 
  • Tia hồng ngoại: Sử dụng tia hồng ngoại chiếu vào vùng bị đau nhức sẽ giúp cơ bắp và dây chằng giảm được tình trạng co thắt quá mức và giảm đau xương khớp.
  • Bài tập kéo giãn cơ: Bài tập kéo giãn cơ nhằm để kéo giãn cột sống để giúp phục hồi chức năng và kiểm soát các cơn đau nhức, tê bì.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu đơn giản tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, bấm huyệt, xoa bóp… 

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm L4 L5

Một số trường hợp nặng như dây thần kinh bị chèn ép gây đau đớn dữ dội, xuất hiện nhiều biến chứng như rối loạn cảm giác, hội chứng đuôi ngựa, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng các phương pháp điều trị ngoại khoa. 

Ngoài ra, nếu người bệnh không đáp ứng phương pháp điều trị nội khoa hoặc điều trị một thời gian dài vẫn không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp mổ. 

Một số phương pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 như:

  • Phẫu thuật nội soi loại bỏ phần nhân nhầy chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Mổ hở để thay thế đĩa đệm nhân tạo.
  • Kỹ thuật mổ giúp ổn định cấu trúc cột sống. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ các gai xương dư thừa nhằm cải thiện tình trạng đau nhức. 

Điều trị ngoại khoa sẽ giúp chữa bệnh một cách dứt điểm. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mang di chứng sau khi phẫu thuật. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành can thiệp phẫu thuật. 

Đông y chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 trong Đông y xảy ra là do kinh lạc ứ trệ, khí huyết lưu thông kém dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng cột sống lưng và các vùng lân cận. Ngoài ra, yếu tố bên ngoài như phong hàn thấp nhiệt xâm nhập cũng gây nên bệnh. 

Phương pháp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm không chỉ giúp giảm đau nhức xương khớp mà còn bồi bổ can thận và cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong. Nguyên tắc chữa bệnh chính trong Đông y là phục hồi đĩa đệm bị tổn thương và cân bằng khí huyết âm dương trong cơ thể. 

  • Bài thuốc số 1: Đỗ trọng bắc, phục linh, tang ký sinh, ngưu tất bắc, bạch thược, đảng sâm, đương quy, sinh địa, quế chi, phòng phong, cam thảo, tân giao. Tất cả các vị thuốc sẽ được gia giảm với nguyên liệu phù hợp. Bạn sắc thuốc trong một lượng nước vừa đủ, đến khi còn ½ nước thì lấy uống. 
  • Bài thuốc số 2: Xuyên khung, thương truật, phòng kỷ, quế chi, ngưu tất, đương quy, hoàng bá, thiên niên kiện. Bạn rửa sạch các vị thuốc, sắc thuốc với một lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày uống 1 thang và chia thành nhiều lần thuốc uống trong ngày. 

Trước khi uống thuốc, người bệnh nên đến bệnh viện y học cổ truyền để thăm khám và bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh. Ngoài ra, thuốc Đông y hơi khó uống nên bạn phải kiên nhẫn uống và không được bỏ thuốc giữa chừng. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Khi thoát vị đĩa đệm L4 L5 ở giai đoạn nhẹ và chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Bạn có thể dễ dàng tìm nguồn nguyên liệu ngay tại vườn nhà mình để chữa bệnh.

Lá lốt

Lá lốt là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm. Lá lốt có đặc tính kháng khuẩn cao nên có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm tê bì, đau nhức và hỗ trợ phục hồi xương khớp. 

Cách thực hiện: 

  • Bạn cho lá lốt và chảo và rang cùng với một ít muối hột.
  • Đun hỗn hợp đến khi lá lốt héo lại và tiết ra tinh dầu là được. 
  • Bạn bọc lá lốt trong một miếng vải mỏng và chườm lên vùng bị đau.
  • Bạn để như vậy khoảng 15 phút thì cơn đau sẽ giảm dần.
  • Người bệnh có thể lặp lại cách này khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày để cải thiện các cơn đau nhức. 

Xương rồng

Xương rồng là một vị thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả nhưng không được nhiều người biết đến. Sở dĩ xương rồng có thể chữa thoát vị đĩa đệm vì hoạt chất trong mủ của cây có đặc tính kháng khuẩn và giảm đau. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một ít muối và 2 bẹ xương rồng nhỏ.
  • Bạn cho xương rồng vào túi đập dập cùng với một ít muối rồi cho hỗn hợp lên bếp hơ nóng.
  • Bạn cho hỗn hợp này vào một chiếc khăn trải lên giường, người bệnh chỉ cần nằm trên đó. 

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 tại nhà thì cần một khoảng thời gian lâu dài bệnh mới thuyên giảm. Do đó, nếu lựa chọn điều trị bằng cách này, người bệnh cũng nên kiên trì chữa bệnh dứt điểm. 

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android