Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Trẻ Tuổi

Triệu chứng và nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng và đây là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Thông thường bệnh sẽ xảy ra ở những người ngoài độ tuổi 40 do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, do người trẻ hiện nay có lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học nên căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa, phát triển nhiều ở những người trong độ tuổi 25 – 30.

Định nghĩa

Thoát vì đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy ở bên trong cột sống bị thoát ra khỏi màng bao xơ, gây chèn ép lên các ống sống và rễ thần kinh xung quanh. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở những người ngoài độ tuổi 40 do quá trình lão hóa tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể, tuy nhiên hiện nay các đối tượng mắc bệnh đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng và xu hướng trẻ hóa.

Theo thống kê y tế tại Việt Nam, hiện nay có đến 30% dân số bị thoát vị đĩa đệm và thường gặp nhất là những đối tượng 20 – 55.

Hình ảnh

Triệu chứng

Người trẻ trong độ tuổi 20 là những đối tượng xương đang phát triển tốt và chắc khỏe, nếu chẳng may bị thoát vị đĩa đệm vào thời điểm này thì đây là một vấn đề đáng lo ngại. Thoát vị đĩa đệm xảy ra sớm như vậy đồng nghĩa với việc khả năng vận động của người trẻ cũng bị ảnh hưởng, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày của bạn. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở người trẻ tuổi là:

  • Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức hoặc tê bì ở cột sống vùng cổ hoặc thắt lưng. Những trường hợp nặng thì triệu chứng này sẽ lan rộng đến các cơ quan xung quanh như vai gáy, tay, mông và chân.
  • Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột, kéo dài từ 1 – 2 tuần và tái phát nhiều lần. Lúc này cơn đau sẽ xuất hiện một cách dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi nằm nghỉ ngơi. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi ho, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh.
  • Cột sống bị tổn thương khiến cho việc thực hiện các động tác thông thường của người bệnh cũng trở nên khó khăn hơn như cúi, xoáy, ngừa,…  Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến các rễ thần kinh khiến cho khả năng vận động ở các chi của người bệnh cũng bị hạn chế, gây khó khăn trong việc thực hiện cử động tay chân.
  • Có cảm giác tê cóng, kiến bò hoặc châm chích ở xung quanh vùng cột sống bị tổn thương. Điều này khiến người bệnh bị suy giảm khả năng cảm nhận thông thường, ở những trường hợp bệnh nặng hơn có thể gây mất cảm giác.
  • Các cơ xung quanh vùng thoát vị bị yếu dần, có triệu chứng co cứng, mất lực, giảm khả năng hoạt động và teo cơ. Hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, gây ra các cơn đau đầu hoặc choáng váng đột ngột.

Nguyên Nhân

Chuyên gia cho biết, thoát vị đĩa đệm xảy ra nhiều ở những đối tượng trẻ tuổi là do các nguyên nhân sau:

  • Ảnh hưởng từ các chấn thương: Khi bị chấn thương do tập luyện, lao động hoặc tai nạn giao thông khiến cột sống bị tổn thương, nếu bạn không tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Do tính chất công việc đặc thù: Những người có tính chất công việc thường xuyên phải mang vác vật nặng, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cho cột sống chịu áp lực rất cao, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Một số công việc có nguy cơ mắc bệnh cao là nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác, tài xế,….
  • Do thói quen xấu trong sinh hoạt: Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi có các thói quen xấu trong đời sống gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống như ngồi làm việc sai tư thế, cong vẹo người, ngồi gù lưng, gối cao đầu khi ngủ, đeo túi nặng lệch vai trong thời gian dài, lười vận động,…
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Hiện nay, người trẻ tuổi có rất nhiều thói quen xấu trong việc ăn uống như bỏ bữa sáng, ăn uống qua loa không đủ dưỡng chất, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh,… Điều này sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nuôi xương khớp khiến chúng dần bị lão hóa, tổn thương và nguy cơ hình thành bệnh.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến được kể ở trên thì bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể gặp do một số yếu tố ít gặp khác như thừa cân béo phì, hệ quả của quá trình mang thai, dị tật cột sống bẩm sinh, di truyền, thứ phát sau khi mắc một số bệnh viêm nhiễm,…

Biến chứng

Thông thường, người trẻ tuổi khi có triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ chủ quan trong việc thăm khám, phát hiện các bệnh lý để tiến hành điều trị đúng cách. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng, hình thành nên bệnh lý và có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Thoát vị đĩa đệm khiến cho các rễ thần kinh và ống sống bị chèn ép quá mức gây ra tình trạng tê bì, mất cảm giác,… Nếu tình trạng này xảy ra ở thắt lưng sẽ khiến chức năng của cơ tròn bị ảnh hưởng, gây ra triệu chứng tiểu tiện không tự chủ.
  • Việc các rễ thần kinh bị đĩa đệm chèn ép trong thời gian dài còn khiến cho khả năng vận động của các cơ yếu dần, mất dần chức năng vận động và nguy cơ dẫn đến tàn phế do liệt vĩnh viễn. Điều này sẽ khiến người trẻ tuổi mất đi khả năng lao động và tốn kém nhiều chi phí cho việc điều trị bệnh.
  • Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ còn gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của cơ thể. Dây thần kinh và ống sống bị chèn ép sẽ khiến quá trình lưu thông máu từ tim lên não bị cản trở dẫn đến tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não. Lúc này, người bệnh sẽ bị choáng váng đột ngột ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Phòng ngừa

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học của giới trẻ hiện nay. Vì thế, để ngăn chặn căn bệnh này phát triển gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng lao động thì người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên hạn chế các hoạt động có thể gây chấn thương đến cột sống bằng cách làm việc đúng tư thế, bưng bê vật nặng đúng cách, khởi động trước khi tập luyện, thường xuyên thay đổi tư thế không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu,….
  • Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên thực hiện hiện căn kiêng quá nghiêm khắc hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe của xương khớp như các loại hạt béo, cá béo, thịt cá trắng, rau xanh, hoa quả tươi,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện chức năng của xương khớp, giúp chúng trở nên dẻo dai hơn và phòng ngừa được nhiều bệnh lý. Tốt nhất, bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện. Trước khi tập luyện nên khởi động và làm nóng cơ thể để tránh gây chấn thương đến xương khớp.
  • Kéo xà đơn, tập yoga, đi bộ,… là những bài tập có tác dụng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm rất tốt bạn nên tập luyện. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế một số môn thể thao gây áp lực lên cột sống như bóng chuyền, cầu lông,…
  • Luôn duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, không nên để cân nặng của cơ thể tăng bất thường gây áp lực lên cột sống và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, người bệnh nên lên kế hoạch giảm cân một cách khoa học và hợp lý.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chức năng chứa nhiều glucosamine, chondroitin để bổ sung cho cơ thể. Đây là những thành phần dưỡng chất rất cần thiết đối với cột sống và giúp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
  • Nếu gặp những vấn đề bất thường ở xương khớp, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, chẩn đoán để được hướng dẫn điều trị tích cực. Tránh để kéo dài hình thành nên bệnh lý và phát sinh biến chứng không mong muốn.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và có thể phát sinh biến chứng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần phải có các biện pháp điều trị phù hợp giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh và phục hồi tổn thương ở cột sống. Hai phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi được áp dụng phổ biến hiện nay là điều trị theo y học hiện đại và điều trị bằng bài thuốc Nam.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ bằng y học hiện đại

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc những bất thường về sức khỏe xương khớp, người trẻ tuổi không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở uy tín tiến hành thăm khám để được hướng dẫn can thiệp đúng cách. Nếu bạn được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh trạng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến trong y khoa là:

+ Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y để cải thiện các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng và thuận tiện nên được rất nhiều người trẻ tuổi ưu tiên áp dụng. Chỉ sau 1 – 2 ngày sử dụng thuốc bạn đã cảm thấy được các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm một cách đáng kể. Một số loại thuốc Tây y thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn điều trị là:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng đẩy lùi cảm giác đau nhức cho những trường hợp nhẹ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng là Meloxicam, Celecoxib,…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng viêm giúp giảm đau nhanh chóng. Thường được kê đơn điều trị là aspirin, ibuprofen, naproxen,…
  • Thuốc giãn cơ: Giảm cảm giác co cứng ở các cơ giúp cải thiện khả năng vận động và tình trạng đau nhức. Thuốc giãn cơ thường được kê đơn là Myonal.
  • Nhóm vitamin B và omega-3: Đây là nhóm vitamin có tác dụng cải thiện sức khỏe và tăng cường chức dẫn truyền cho thần kinh. Loại thuốc này sẽ giúp bạn tránh được các triệu chứng tê bì, mất cảm giác.
  • Tiêm Corticosteroids: Thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng không đáp ứng điều trị bằng thuốc chống viêm. Tiêm thuốc cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, người bệnh không tự ý tiêm tại nhà.

Thuốc Tây y có thành phần dược tính rất cao nên mang lại hiệu quả chữa bệnh rất nhanh chóng, tuy nhiên điều này cũng đã tạo ra một số tác dụng phụ không mong muốn như gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày, chóng mặt, buồn nôn,… Để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn này và nâng cao hiệu quả chữa trị, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối vào phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.

+ Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị thường được áp dụng song song với Tây y. Phương pháp điều trị này sẽ có tác dụng đẩy nhanh hiệu quả của thuốc, cải thiện chức năng và tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm là:

  • Tập yoga, bài tập cải thiện chức năng
  • Kéo giãn cột sống
  • Chườm nóng, chườm lạnh
  • Châm cứu, bấm huyệt
  • Massage, xoa bóp

+ Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng cuối cùng cho những trường hợp không đáp ứng chữa trị nội khoa, nguy cơ phát sinh biến chứng hoặc gây tổn thương thứ phát. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của người bệnh và chỉ định thực hiện phẫu thuật để giải phóng sự chèn ép của đĩa đệm lên rễ thần kinh. Ở những trường hợp đĩa đệm bị tổn thương nặng nề không có khả năng phục hồi sẽ được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi được áp dụng phổ biến hiện nay là mổ nội soi, mổ mỡ, dùng robot,… Phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh tiên tiến hiện nay giúp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh phát sinh những rủi ro không mong muốn trong và sau quá trình phẫu thuật, người bệnh hãy lựa chọn và thực hiện điều trị tại các cơ sở uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ bằng thuốc Nam

Sử dụng các bài thuốc Nam được lưu truyền trong dân gian để cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà là phương pháp rất an toàn và có thể mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, khi thực hiện chữa bệnh bằng cách này bạn cần phải kiên trì trong thời gian khá dài mới đem lại kết quả như mong muốn. Dưới đây là một số bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:

+ Bài thuốc chữa bệnh từ đu đủ xanh

  • Hái một quả đu đủ xanh bánh tẻ đem đi rửa sạch bụi bẩn và phần mủ chảy bên ngoài, sau đó dùng dao cắt ngang phần đầu.
  • Lấy 1 củ gừng tươi đem đi rửa sạch, giã nhuyễn rồi đem đi trộn đều với 100ml rượu trắng.
  • Đỗ hỗn hợp rượu gừng ở trên vào bên trong quả đu đủ, lấy phần cuống đu đủ đậy lại rồi dùng đũa xiên qua để giữ chặt.
  • Đem quả đu đủ đi nướng trên lửa cho đến khi chín mềm thì cạo phần vỏ cháy đen bên ngoài đi, cho vào bọc vãi bóp nhuyễn.
  • Sử dụng hỗn hợp này để đắp lên vùng cột sống bị thoát vị trong khoảng 30 phút là được.

+ Bài thuốc chữa bệnh từ ngải cứu

  • Chuẩn bị một bó ngải cứu tươi đem bỏ phần bị héo úa rồi rửa sạch qua nhiều lần nước. Cho ngải cứu vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.
  • Lấy một cốc nước đun sôi để nguội hòa tan với 1 thìa muối hạt. Cho dược liệu vào máy sinh tố xay nhuyễn, sau đó đổ nước muối vừa pha vào rồi vắt lấy nước.
  • Cho thêm một thìa mật ong nguyên chất vào hỗn hợp trên, khuấy đều cho mật ong tan hết rồi sử dụng để uống.
  • Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian sẽ thấy triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra dần được đẩy lùi.

+ Bài thuốc chữa bệnh từ xương rồng

  • Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ còn tươi, đem đi rửa sạch với nước rồi dùng dao gọt bỏ hết phần gai xung quanh.
  • Đem xương rồng đi hơ trên bếp than cho nóng đều hai mặt rồi sử dụng để đắp lên vùng cột sống bị đau nhức.
  • Khi bẹ xương rồng nguội thì bạn lấy ra và thay bằng bẹ khác liền, thực hiện cách này liên tục cho đến khi cơn đau nhức được đẩy lùi.
  • Kiên trì thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Các bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm ở trên chỉ có thể mang lại hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhẹ và kết quả điều trị sẽ không có sự đồng nhất giữa các trường hợp bệnh. Nếu sau thời gian dài áp dụng mà thấy tình trạng bệnh không có chuyển biến tích cực thì bạn nên ngừng và tìm đến phương pháp điều trị bệnh khác giúp mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Bên cạnh phương pháp y học hiện đại, y học cổ truyền cũng là biện pháp được nhiều người trẻ tuổi lựa chọn để chữa thoát vị đĩa đệm. Theo quan niệm của đông y,, thoát vị đĩa đệm có căn nguyên là do can thận bị tổn thương và suy yếu, khí huyết ứ trệ, không nuôi dưỡng được xương khớp, đĩa đệm. Khi các yếu tố bên ngoài xâm nhập (phong, hàn, tà, thấp) sẽ gây ra đau nhức, chèn ép tại vị trí thoát vị.

Do đó, cơ chế điều trị bệnh của y học cổ truyền là đào sâu, chữa bệnh từ gốc, giúp đẩy lùi phong, hàn, tà, thấp, thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết. Đồng thời phục hồi và bồi bổ can thận, cân bằng âm dương để các chức năng đĩa đệm bình thường trở lại.

Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm bằng việc sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, kết hợp châm cứu, bấm huyệt và chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Chức năng cụ thể của từng biện pháp như sau:

  • Bài thuốc Đông y: Loại bỏ căn nguyên gây bệnh, lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng, làm mạnh cột sống và đĩa đệm. Đồng thời tăng cường sức khỏe, phục hồi ngũ tạng.
  • Châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp: Tác động trực tiếp vào huyệt đạo và các dây thần kinh, giúp giảm đau tại chỗ, đả thông kinh mạch, giải phóng chèn ép và đưa đĩa đệm trở về vị trí ban đầu.
  • Chế độ ăn uống, tập luyện: Hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android