10+ Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Háng Hiệu Quả, Phổ Biến

Sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp háng phù hợp và kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, đồng thời giúp bệnh nhân bớt đau đớn và bảo tồn chức năng vận động. Vậy bị thoái hóa khớp háng nên uống thuốc gì? Dưới đây là các loại thuốc chữa bệnh đang được sử dụng phổ biến.

Các loại thuốc trị thoái hóa khớp háng phổ biến

Bệnh thoái hóa khớp háng là tình trạng hao mòn, tổn thương của các mô sụn và đầu xương dưới sụn. Điều này có thể làm tăng lực ma sát khi vận động khiến bệnh nhân đau đớn kéo dài. Bệnh không được kiểm soát tốt còn gây biến dạng khớp, tàn phế.

Hầu hết các trường hợp bị thoái hóa khớp đều được điều trị nội khoa với thuốc, bao gồm các loại phổ biến dưới đây.

Thuốc Nam trị thoái hóa khớp háng

Khi mới bị thoái hóa khớp háng, các triệu chứng bệnh còn nhẹ nên nhiều người có xu hướng tìm đến các bài thuốc Nam để khắc phục bệnh tại nhà. Ưu điểm của loại thuốc trị thoái hóa khớp háng này là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược nên khá an toàn, dễ sử dụng.

Tuy nhiên, thuốc Nam chỉ đáp ứng tốt với các trường hợp bị bệnh nhẹ, phù hợp cơ địa. Nếu sử dụng trong giai đoạn thoái hóa khớp háng đang tiến triển hoặc bệnh nặng thì sẽ khó kiểm soát được bệnh. Bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xương khớp trước khi sử dụng thuốc Nam.

thuốc trị thoái hóa khớp
Thuốc Nam có tính an toàn cao nên được sử dụng rộng rãi trong điều trị thoái hóa khớp háng

1. Bài thuốc từ củ gừng

Gừng đã được khoa học chứng minh là có tác dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên. Thảo dược này có thể giúp xoa dịu các cơn đau ở khớp và dây thần kinh bị chèn ép, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của phản ứng viêm tại khớp háng bị thoái hóa. 

Thường xuyên sử dụng gừng còn giúp giữ ấm, giảm đau nhức khớp háng khi trời lạnh. Bên cạnh đó, gừng còn tác động trực tiếp đến các mạch máu, làm chúng giãn nở để bơm máu nhiều hơn đến khớp háng bị bệnh, giúp tổn thương ở các mô sụn và xương nhanh được chữa lành.

  • Cách 1: Bạn rửa sạch củ gừng, thái lát mỏng hoặc bằm nhuyễn. Sau đó, cho dược liệu vào ấm hãm với nước sôi khoảng 15 phút. Rót uống thay trà hàng ngày. Dùng trà gừng tốt nhất khi còn nóng và có thể thêm mật ong để tạo vị ngọt tự nhiên, giúp nâng cao hiệu quả chống viêm tại khớp và cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Cách 2: Ngâm gừng, nghệ tươi giã nát với rượu trong khoảng 2 tuần. Mỗi lần bệnh thoái hóa khớp háng gây đau, co thắt cơ hoặc tê bì chi dưới, bạn hãy lấy một ít rượu xoa bóp bên ngoài khu vực bị ảnh hưởng.

2. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ dây đau xương

Dây đau xương cũng là cây thuốc trị thoái hóa khớp háng, viêm khớp hay thoái hóa cột sống đang được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Khi được hấp thụ, các hoạt chất trong thảo dược sẽ hoạt động bằng cách tiêu sưng, giảm đau khớp háng, đau chân hay đau dây thần kinh tọa, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng khớp bị tổn thương.

Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra, thành phần alcaloid được tìm thấy trong dây đau xương còn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Nó giúp ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu đau từ dây thần kinh cảm giác quanh khớp háng về não bộ, qua đó giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1kg dây đau xương rửa sạch, cắt thành nhiều khúc ngắn và đem phơi khô
  • Tiếp theo, bạn bỏ dược liệu vào bình thủy tinh ngâm cùng 5 lít rượu trắng ngon trong 3 tháng.
  • Để trị thoái hóa khớp háng, mỗi ngày bạn chỉ cần lấy rượu uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Kết hợp dùng rượu thuốc xoa bóp bên ngoài khớp bị bệnh để làm thư giãn gân cơ và dây thần kinh, giảm sưng đau khớp hiệu quả hơn.

3. Bài thuốc điều trị thoái hóa khớp háng từ lá lốt

Nhắc đến lá lốt, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến không ít món ăn ngon. Tuy nhiên, thảo dược này còn có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời nhờ sở hữu đặc tính kháng khuẩn, tiêu thũng, giảm đau tự nhiên. Bạn có thể dùng bài thuốc từ lá lốt để trị thoái hóa khớp háng tại nhà hoặc khắc phục các bệnh lý khác như gout, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

  • Cách 1: Dùng lá lốt tươi giã nát, đem sao nóng với muối chườm bên ngoài khớp háng bị bệnh. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần trong những ngày bị đau nhiều.
  • Cách 2: Nấu lá và thân cây để ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Cách này có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh, giảm đau và giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
  • Cách 3: Sắc 200g lá lốt với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút rồi vớt bỏ bã. Phần thuốc sắc chia ra uống vài lần trong ngày cho hết.

4. Thuốc trị thoái hóa khớp háng hiệu quả từ cây đinh lăng

Nếu trong vườn nhà có sẵn cây đinh lăng, bạn có thể tận dụng để bào chế thuốc chữa thoái hóa khớp háng. Thảo dược này được y học cổ truyền ghi nhận là có vị đắng, tính mát, giúp giảm đau nhức xương khớp, tê chân, cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng, viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ.

Bên cạnh đó, thành phần acid amin cùng các loại vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong rễ đinh lăng còn giúp tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương trong khớp háng.

thuốc chữa thoái hóa khớp
Bài thuốc trị thoái hóa khớp háng từ đinh lăng có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm tại khớp

Cách sử dụng:

  • Dùng 30g rễ đinh lăng rửa sạch, thái mỏng, sao vàng
  • Bỏ thuốc vào ấm cùng với 1 lít nước và tiến hành sắc cho đến khi cạn còn 500ml.
  • Gạn thuốc sắc ra chén. Chia đều làm 2 – 3 phần và sử dụng hết ngay trong ngày.

5. Bài thuốc từ cây xấu hổ

Xấu hổ là cây thuốc Nam được sử dụng rộng rãi trong điều trị thoái hóa khớp háng và nhiều bệnh lý khác. Thảo dược này chứa thành phần alcaloid, flavonoid và nhiều hoạt chất khác. Chúng giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm thiểu tổn thương cho sụn và xương, đồng thời xoa dịu cơn đau nhức khó chịu liên quan đến bệnh.

Cách sử dụng:

  • Bạn cần 1kg rễ cây, đem rửa sạch đất cát và thái mỏng
  • Ngâm rễ xấu hổ với 1 lít rượu trắng trong thời gian từ 2 – 3 tháng
  • Mỗi lần uống 20ml x 2 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng.

Thuốc trị thoái hóa khớp háng trong Tây y

Tại bệnh viện, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc Tây để điều trị thoái hóa khớp háng. Bệnh nhân có thể được dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay các thuốc khác tùy theo nguyên nhân và triệu chứng gặp phải.

1. Thuốc giảm đau thông thường

Thuốc Paracetamol thường được chỉ định để điều trị cơn đau khớp háng có mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình sinh protaglandin – một chất trung gian có khả năng gây đau.

Chống chỉ định dùng thuốc trị thoái hóa khớp háng Paracetamol cho các trường hợp đang bị thiếu máu, suy gan hoặc suy thận nặng, người bị dị ứng với thành phần của thuốc.

2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc NSAIDs thường có mặt trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp háng. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề ở khớp háng bị bệnh.

thuốc trị thoái hóa khớp trong Tây y
Thuốc kháng viêm không steroid được chỉ định rộng rãi trong điều trị thoái hóa khớp háng

Thuốc kháng viêm không steroid cũng được dùng để giảm đau thay thế cho Paracetamol. Tuy nhiên, cần thận trọng khi kê đơn cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Việc lạm dụng thuốc NSAIDs quá mức cũng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như ù tai, suy giảm chức năng gan, xuất huyết kéo dài, suy thận, giảm số lượng bạch cầu hạt…

Đôi khi, thuốc kháng viêm không steroid dạng bôi có thể được sử dụng để thay thế cho thuốc uống nhằm giảm thiểu tác hại lên gan, thận, dạ dày. Loại thuốc này được dùng để bôi ngoài da, giúp giảm đau, kháng viêm tại chỗ.

3. Thuốc giảm đau Opioids chữa thoái hóa khớp háng

Opioids là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện nên bệnh nhân chỉ được sử dụng khi bác sĩ kê đơn và theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh, được sử dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng gây đau nặng hoặc không đáp ứng được với các loại thuốc giảm đau thông thường.

Chống chỉ định dùng Opioids cho bà bầu, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị động kinh, suy gan nghiêm trọng hoặc suy thận nặng. Các trường hợp đang dùng thuốc an thần hay thuốc ức chế mono-aminoxidase nên thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám.

4. Thuốc corticosteroid

Trong đơn thuốc trị thoái hóa khớp háng của một số bệnh nhân còn có Corticosteroid. Đây là loại thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, giảm đau nhức khớp háng bằng cách ức chế miễn dịch.

Thuốc Corticosteroid được sử dụng theo đường tiêm. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc trực tiếp vào bên khớp háng bị thoái hóa nhằm làm giảm phản ứng viêm trong khớp và giảm đau nhanh hơn.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng khi thật cần thiết. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên đề phòng với các tác dụng phụ như chảy máu, nhiễm trùng khớp kháng, teo da hoặc nhạt màu ở vị trí tiêm, mất ngủ, tổn thương gân…

5. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Các trường hợp bị thoái hóa khớp háng chèn ép thần kinh gây đau nhiều, đau nhức kéo dài hoặc mất ngủ có thể được bác sĩ kê đơn thêm thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Thuốc có tác dụng xoa dịu cơn đau bằng cách tái hấp thụ các chất dẫn truyền thần kinh. 

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • Amitriptyline
  • Metapramine
  • Doxepin
  • Butriptyline,…

6. Thuốc phục hồi sụn khớp, cải thiện chức năng vận động

Các thuốc chứa Glucosamine và Chondroitin có thể được chỉ định nhằm mục đích tái tạo các mô sụn và tăng cường sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp, giúp khớp háng vận động linh hoạt hơn mà ít gây đau.

So với thuốc Nam, thuốc trị thoái hóa khớp háng trong Tây y phát huy tác dụng nhanh hơn nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và tuân thủ tuyệt đối về liều lượng, thời gian sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa thoái hóa khớp háng

Để quá trình dùng thuốc trị thoái hóa khớp háng được an toàn và cho hiệu quả tối ưu, bạn cần lưu ý:

  • Mỗi loại thuốc có những ưu nhược điểm riêng và thích hợp với tình trạng bệnh nhất định. Do vậy, người bệnh cần tiến hành thăm khám nhằm xác định rõ mức độ thoái hóa khớp háng trước khi được bác sĩ chỉ định thuốc hay phương pháp điều trị phù hợp.
  • Thuốc Nam mặc dù khá an toàn, rẻ tiền nhưng cần kiên trì sử dụng lâu dài. Đối với thuốc Tây, bạn cần dùng theo đúng hướng dẫn và tái khám khi hết thuốc để bác sĩ đánh giá được kết quả, đồng thời điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi bạn gặp tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc Nam có thể tương tác với thuốc Tây hay thực phẩm chức năng. Vì vậy, không tự ý kết hợp chúng với nhau.
  • Quá trình dùng thuốc trị thoái hóa khớp háng sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với tập luyện và ăn uống hợp lý. Bạn cũng cần kiểm soát tốt cân nặng và tránh stress nếu không muốn các triệu chứng bệnh diễn tiến ngày càng nghiêm trọng hơn.
Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Châm cứu chữa thoái hoá cột sống và thông tin cần biết

Châm cứu chữa thoái hóa cột sống có tác dụng kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể, nuôi...

thoái hóa khớp vai

Thoái Hoá Khớp Vai: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Phương Án Điều Trị

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý đã không còn xa lạ, gây ra những cơn đau nhức ở vai...

Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Dẫn Đến Tê Tay Phải Làm Sao?

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống...

9 Cây Thuốc Nam Chữa Vôi Hoá Cột Sống Được Tin Dùng

Dùng cây thuốc Nam chữa vôi hóa cột sống có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do...

Thuốc thoái hóa khớp

TOP 10 Thuốc Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Thoái hóa khớp là bệnh lý mô sụn bị bào mòn gây ra tình trạng viêm nhiễm và làm bệnh...

Mẹo Chữa Thoái Hóa khớp Gối Bằng Lá Lốt Hiệu Quả

Chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt là mẹo trị bệnh được rất nhiều áp dụng tại nhà. Lá...

Thoái Hóa Khớp Gối: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến, bệnh có tiến triển âm thầm...

10 Bài Thuốc Nam Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Hay Nhất

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam mang lại hiệu quả tốt với trường hợp bệnh nhẹ. Thành phần...