Acarbose Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Dùng

Acarbose (Glucobat) đang là thuốc được dùng khá phổ biến để kiểm soát đường huyết, hỗ trợ chế độ ăn uống và luyện tập để điều trị đái tháo đường type 2. Vậy Acarbose là thuốc gì, có thành phần, công dụng, liều dùng và giá bán như thế nào, phù hợp với những đối tượng nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thuốc Acarbose là gì, dược lực và dược động học của thuốc?

Acarbose là loại thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường, được sản xuất dưới dạng viên nén tròn bao phim 50Mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm Sa Vi, với thành phần chính là Acarbose. Thuốc được chỉ định điều trị đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc vào Insulin) dành cho người tăng glucose máu (đặc biệt là người tăng glucose máu sau khi ăn) không thể kiểm soát được chỉ qua chế độ ăn uống và tập luyện.

  • Dược lực:

Acarbose là pseudotetrasaccharide có nguồn gốc vi khuẩn. Tại niêm mạc ruột non, Acarbose tác động bằng việc ức chế cạnh tranh với men alpha-glucosidase, qua đó làm giảm quá trình thoái giáng carbohydrate (di, oligo và polysaccharide) thành monosaccharide (dạng có thể hấp thụ được).

Chính vì vậy mà Acarbose có tác dụng làm giảm lượng đường huyết sau ăn, không làm gia tăng insulin huyết, không gây đề kháng insulin, giúp bảo tồn các tế bào beta, giảm nồng độ HbA1c, triglycerides đồng thời giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Acarbose là loại thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường
Acarbose là loại thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường
  • Dược động học:

Sau khi uống, thuốc sẽ được phân hủy tại ruột bởi các enzyme của vi khuẩn và enzyme ở niêm mạc đường tiêu hóa. Acarbose và các chất chuyển hóa của nó được đào thải qua phân, trong đó chỉ có 1 – 2% liều được hấp thu thông qua niêm mạc đường tiêu hóa và thải trừ hoàn toàn qua thận.

Thuốc ít có liên kết với protein huyết tương (chỉ khoảng 15%), thời gian bán hủy đào thải bằng đường uống là từ 6 – 8 giờ. Do việc hấp thu kém thông qua đường tiêu hóa và được chuyển hóa tại ruột, dược động học của thuốc không bị thay đổi khi dùng cho người già, suy thận hoặc suy gan.

Công dụng của Acarbose

Những công dụng chính của Acarbose có thể kể đến như:

  • Acarbose được biết là một tetrasacharid chống đái tháo đường, làm ức chế men alpha – Glucosidase ruột (đặc biệt là sucrase), làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrat của cơ thể. Nhờ đó mà glucose máu tăng chậm hơn sau khi ăn, giảm thiểu nguy cơ tăng glucose máu, nồng độ glucose máu ban ngày dao động ít hơn.
  • Khi dùng các liệu pháp một thuốc Acarbose để làm giảm nồng độ trung bình của hemoglobin glycosylat (mức khoảng 0,6 – 1%). Việc giảm hemoglobin glycosylat đồng nghĩa với giảm nguy cơ biến chứng vi mạch ở người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, Acarbose cũng không ức chế men lactase và không gây mất dung nạp lactose.
  • Ngược lại với các loại thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê, Acarbose không làm tăng tiết insulin, đồng thời cũng không gây giảm glucose máu lúc đói khi dùng đơn điều trị ở người. Vì cơ chế tác dụng của Acarbose và thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê là khác nhau, nên khi kết hợp sẽ có tác dụng cộng hợp. Acarbose sẽ làm giảm tác dụng tăng cân và giảm tác dụng hướng tới insulin của sulfonylurê.
  • Acarbose có khả năng làm chậm hơn là ngăn cản sự hấp thụ glucose là chủ yếu, thuốc cũng không làm mất nhiều calo trong lâm sàng, không gây sụt cân ở cả người bình thường và bệnh nhân đái tháo đường.
  • Acarbose có thể được thêm vào để giúp cải thiện khả năng kiểm soát glucose máu ở người bệnh điều trị ít kết quả bằng các liệu pháp thông thường.

Xem thêm: Thuốc Ibuprofen: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Liều dùng và cách dùng

Acarbose được nhà sản xuất và bác sĩ khuyên dùng với liều lượng cụ thể như sau:

  • Đối với người bệnh có cân nặng từ 60kg trở xuống dùng 50mg x 3 lần/ngày.
  • Đối với người bệnh có cân nặng trên 60kg dùng 100mg x 3 lần/ngày.
  • Dùng khi glucose huyết sau ăn hoặc hemoglobin glycosylat không giảm.
  • Trường hợp đã dùng liều 200mg x 3 lần/ngày thì cần tính đến việc giảm liều.
  • Nên duy trì liều dùng đều đặn để có hiệu quả và cơ thể có thể dung nạp được.
  • Nên điều chỉnh liều đối với người bệnh bị suy thận.

Hiện nay, liều dùng của thuốc đối với trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và chỉ định. Chính bởi vậy, các bậc phụ huynh nếu có ý định dùng thuốc cho con cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều lượng thích hợp nhất.

Cách dùng của Acarbose:

  • Acarbose nên được uống vào đầu bữa ăn nhằm làm giảm nồng độ glucose máu sau khi ăn.
  • Liều lượng sẽ do bác sĩ điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng trong các trường hợp khác nhau, bởi hiệu quả và khả năng dung nạp sẽ thay đổi tuỳ vào từng người bệnh.
  • Thuốc phải được dùng cùng với phần ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng với nước lọc ngay trước khi ăn.
  • Mục tiêu của việc điều trị làm giảm glucose máu sau khi ăn là để đưa lượng đường về ngưỡng bình thường hoặc gần ngưỡng bình thường.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên, đúng với chỉ định để có hiệu quả tốt nhất, nên dùng cùng 1 thời điểm trong ngày. Vẫn tiếp tục dùng khi bạn cảm thấy sức khỏe tiến triển, không ngưng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc được dùng vào đầu bữa ăn và dùng đều đặn để có hiệu quả cao
Thuốc được dùng vào đầu bữa ăn và dùng đều đặn để có hiệu quả cao

Trong thời gian điều trị ban đầu và điều chỉnh liều lượng cần định lượng glucose một giờ sau khi ăn, nhằm xác định được sự đáp ứng điều trị cũng như kiều tối thiểu có tác dụng của thuốc. Sau đó thì theo dõi Hemoglobin glucosilat khoảng 3 tháng 1 lần (đây là thời gian sống của hồng cầu) để đánh giá kiểm soát glucose máu dài hạn.

Chỉ định và chống chỉ định đối với thuốc Acarbose

Acarbose được chỉ định và chống chỉ định với các nhóm đối tượng cụ thể, gồm có:

Đối tượng chỉ định

Đối tượng chỉ định của thuốc Acarbose gồm có:

Bệnh nhân tiểu đường type 2:

  • Điều trị đơn độc khi áp dụng chế độ ăn kiêng và vận động không mang lại hiệu quả.
  • Điều trị phối hợp với các loại thuốc giúp hạ đường huyết dạng uống khác.

Bệnh nhân tiểu đường type 1: Giúp hỗ trợ cho liệu pháp insulin.

Thuốc được chỉ định cho người bệnh tiểu đường type 1 và 2
Thuốc được chỉ định cho người bệnh tiểu đường type 1 và 2

Chống chỉ định

Acarbose được chống chỉ định với các trường hợp sau đây:

  • Người quá mẫn cảm với Acarbose, dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người bệnh bị viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt còn đồng thời bị viêm loét, nhiễm trùng. Bởi thuốc Acarbose có khả năng tạo ra hơi trong ruột, không nên dùng với những người bị mắc bệnh đường ruột mãn tính, liên quan đến rối loạn tiêu hóa hoặc hấp thu rõ rệt. Ngoài ra cũng không dùng với những bệnh nhân bị các trạng thái có thể xấu đi do tăng hình thành khối khí trong ruột (thoái vị).
  • Những trường hợp suy giảm chức năng gan, men gan tăng cao, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
  • Phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ hoặc đang mang thai.
  • Những người đang bị đái tháo đường tuyp 2 nhưng dưới 18 tuổi.
  • Bệnh nhân hạ đường huyết.
  • Những người mắc đái tháo đường nhiễm toan thể ceton.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào xác định hoặc khẳng định các rủi ro khi dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc cho con bú. Nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất đối với cả mẹ và bé, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc những lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.

Ngoài ra, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Acarbose thuộc trong nhóm thuốc B đối với thai kỳ (tức thuốc không có nguy cơ trong vài nghiên cứu).

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng Acarbose, tùy vào thể trạng, bệnh lý, liều lượng sử dụng mà thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng, sẽ tự biến mất sau vài tiếng hoặc 1 – 2 ngày:

  • Đau bụng nhẹ, đầy hơi.
  • Tiêu chảy nhẹ.
  • Dạ nổi mẩn nhẹ hoặc ngứa.

Tác dụng phụ nặng, cần liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đau bụng dữ dội, bị táo bón nặng.
  • Bị tiêu chảy, đi ngoài ra nước hoặc có lẫn cả máu.
  • Dễ bị bầm tím trên cơ thể hoặc chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), có các vết bầm tím hoặc đỏ ở dưới da.
  • Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau vùng bụng trên, ngứa ngáy, chán ăn, nước tiểu có màu sẫm, phân màu đất sét, bị vàng da, vàng mắt.

Tác dụng phụ nghiêm trọng, cần đi cấp cứu ngay nếu gặp phải các dấu hiệu:

  • Phát ban.
  • Khó thở, tức ngực.
  • Bị phù ở mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Acarbose có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
Acarbose có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

Các tác dụng phụ kể trên chỉ xảy ra với số ít các trường hợp, ngoài ra còn có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu khác không được đề cập tới. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc Acarbose, bạn gặp bất cứ triệu chứng hay thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Tương tác của Acarbose và cách xử lý khi dùng quá liều

Tương tác của Acarbose có thể gây ra các thay đổi về khả năng hoạt động của thuốc, ngoài ra còn có nguy cơ làm tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó, khi dùng hoặc có chỉ định dùng Acarbose, chúng ta cần cung cấp danh sách những loại thuốc đang sử dụng (bao gồm cả kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) cho bác sĩ, dược sĩ. Không được tự ý dùng, ngưng hay thay đổi liều lượng của thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ.

Acarbose không được khuyến khích sử dụng với bất kỳ các loại thuốc sau đây, tuy nhiên, chúng vẫn có thể được yêu cầu trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc có tương tác mà được kê toa cùng nhau, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng, hoặc mức độ thường xuyên sử dụng đối với một hoặc cả hai loại thuốc. 

Gồm có: Acetohexamide, Alatrofloxacin, Balofloxacin, Chlorpropamide, Ciprofloxacin, Grepafloxacin, Clinafloxacin, Enoxacin, Fleroxacin, Lomefloxacin, Flumequine, Gatifloxacin, Gemifloxacin, Pefloxacin, Gliclazide, Glipizide, Glyburide, Temafloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Prulifloxacin, Rufloxacin, Sparfloxacin, Trovafloxacin, Tolazamide, Tolbutamide, Tosufloxacin, Mesylate.

Tương tác của Acarbose gây ra thay đổi về hoạt động của thuốc
Tương tác của Acarbose gây ra thay đổi về hoạt động của thuốc

Ngoài ra, còn một số loại thuốc gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định nếu dùng chung với Acarbose. Nhưng kết hợp chúng với nhau có thể mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất với người bệnh. Nếu cả hai loại thuốc này được kê toa cùng với nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng của chúng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng đối với một hoặc cả hai.

Gồm có: Acebutolol, Alprenolol, Glucomannan, Atenolol, Carvedilol, Betaxolol, Bevantolol, Bisoprolol, Bitter Melon, Bucindolol, Carteolol, Celiprolol, Digoxin, Dilevalol, Esmolol, Fenugreek, Guar Gum, Iproniazid, Nialamide, Isocarboxazid, Labetalol, Moclobemide, Levobunolol, Linezolid, Mepindolol, Methylene Blue, Metipranolol, Metoprolol, Nadolol, Nebivolol, Oxprenolol, Penbutolol, Phenelzine…

Trong một số trường hợp sử dụng Acarbose quá liều, sai liều, quên liều, chúng ta có thể xử lý bằng cách:

  • Khi quá liều Acarbose sẽ không gây hạ glucose huyết, tuy nhiên có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện một số triệu chứng như: Đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy… chúng thường tự biến mất ngay sau đó. Nếu uống quá liều, người bệnh không nên dùng các đồ uống hoặc thức ăn có chứa nhiều carbohydrate trong vòng 4 – 6 giờ.
  • Nếu quên liều thì không nên dùng bù liều đã quên giữa các bữa ăn, người bệnh nên đợi đến liều và bữa ăn tiếp theo để tiếp tục dùng thuốc đúng như lịch trình uống thuốc bình thường. Đặc biệt là tuyệt đối không uống gấp đôi liều để bù cho các liều đã quên trước đó.

Một số lưu ý quan trọng khi dùng Acarbose

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ, rủi ro do Acarbose gây ra, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Trước khi sử dụng thuốc, hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với Acarbose hay bất cứ loại thuốc nào khác, có đang mang thai, dự tính mang thai hay đang cho con bú hay không, nếu có thai trong khi dùng thuốc hay liên hệ với bác sĩ.
  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ về những loại thuốc được kê toa, không được kê toa, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng, đặc biệt là những loại thuốc khác dùng với mục đích điều trị bệnh tiểu đường, thuốc lợi tiểu, thuốc trị tăng huyết áp hoặc cảm lạnh, thuốc ngừa thai, men tụy, digoxin (lanoxin), estrogen, isoniazid, steroids, hormon tuyến giáp hay các loại vitamin.
  • Tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc, Vì vậy, hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ biết nếu bạn đã hoặc đang bị nhiễm axit ceto, xơ gan hay các bệnh về đường ruột như bệnh tắc ruột hoặc viêm ruột…
  • Nếu đang có cuộc phẫu thuật, kể cả phẫu thuật về nha khoa hãy nói với bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng Acarbose.
  • Với các trường hợp men gan tăng cao, người bệnh cần theo dõi men gan trong suốt quá trình điều trị bằng Acarbose.
  • Trong khi dùng thuốc đồng thời với một số loại thuốc điều trị đái tháo đường sulfonylurea và/hoặc insulin, có thể xảy ra tình trạng hạ đường huyết.
  • Trong quá trình điều trị tình trạng hạ đường huyết, người bệnh phải dùng glucose dạng uống (dextrose) mà không nên dùng sucrose (đường trắng), bởi khả năng hấp thụ glucose không bị ức chế bởi Acarbose.
  • Acarbose không mang lại tác dụng khi dùng đơn lẻ ở những người bệnh bị đái tháo đường có biến chứng như: Nhiễm toan, tăng ceton hoặc hôn mê, bị stress… Đối với những trường hợp này thì cần insulin để xử trí.
  • Nên giữ thuốc khỏi tầm tay, tầm nhìn của trẻ em và thú nuôi, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, lưu trữ trong môi trường nhiệt độ dưới 25 độ C. Đặc biệt không dùng thuốc khi đã hết hạn, hạn sử dụng được in rõ trên bao bì.

Thuốc Acarbose giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Hiện nay, Acarbose được bán rộng rãi tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc, vì thế mà người dùng có thể dễ dàng tìm mua. Mỗi hộp Acarbose Tablets 50mg có 10 vỉ, mỗi vỉ bao gồm 10 viên nén, giá 1 hộp trong khoảng 100.000 đồng. 

Giá bán của thuốc sẽ có sự khác nhau về thời điểm và các cơ sở kinh doanh. Bạn nên liên hệ với các nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc những cơ sở kinh doanh dược phẩm uy tín, có giấy phép kinh doanh đầy đủ để cập nhật chính xác về giá thuốc. Đồng thời được tư vấn, chỉ định cách dùng chính xác nhất để đạt hiệu quả tối ưu và không gây ra các trường hợp không mong muốn.

Acarbose là thuốc được sử dụng nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là giúp chúng trở về mức bình thường hoặc gần bình thường sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, chúng ta nên uống trước hoặc ngay miếng ăn đầu của bữa ăn. Tuy bài viết đã cung cấp rất đầy đủ chi tiết về Acarbose, thế nhưng bạn vẫn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ Định Và Cách Dùng Adenosine Trong Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim

Chỉ Định Và Cách Dùng Adenosine Trong Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim

Adenosine là một loại thuốc được sử dụng khá rộng rãi tại các cơ sở y tế hiện nay để...

Aerius Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Điều Trị Dị Ứng

Aerius Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Điều Trị Dị Ứng

Dị ứng là một vấn đề mà nhiều người gặp phải và đi kèm các triệu chứng khó chịu cho...

Cồn 90 Độ Là Gì? Công Dụng, Tác Hại Và Giá Bán

Cồn 90 Độ Là Gì? Công Dụng, Tác Hại, Địa Chỉ Mua Và Giá Bán

Cồn là một sản phẩm được ứng dụng rộng rãi mọi nơi, mọi lĩnh vực từ trong các cơ sở...

Eurax Là Thuốc Gì? Cách Dùng Trong Điều Trị Ghẻ Và Ngứa

Eurax Là Thuốc Gì? Cách Dùng Trong Điều Trị Ghẻ Và Ngứa

Eurax là thuốc đa công dụng được sử dụng rộng rãi cho các tình trạng bệnh lý của da hiện...

Các Loại Salonpas, Công Dụng Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Các Loại Salonpas, Công Dụng Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Thuốc giảm đau dùng ngoài da là sản phẩm vô cùng phổ biến hiện nay nhờ sự tiện dụng và...

Halothan Là Thuốc Gì? Liều Lượng Và Cách Dùng Của Halothan

Halothan Là Thuốc Gì? Liều Lượng, Cách Dùng, Lưu Ý Và Giá Bán

Gây mê là công việc tối quan trọng trong mỗi cuộc phẫu thuật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về...

Hapacol

Hapacol Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng

Hapacol được coi là giải pháp hàng đầu giúp loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả các cơn đau đầu,...

Advil là thuốc giúp giảm đau nhanh

Advil Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Các cơn đau đầu do phải làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi hoặc những lần đau nhức...