Amoxicillin

Thông tin về thuốc dưới đây dành cho các cán bộ y tế tại hệ thống Vietmec Clinic dùng để tra cứu, sử dụng trong công tác chuyên môn hàng ngày. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định/ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bào chế Thành phần

Amoxicillin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. Thành phần chính của Amoxicillin là amoxicillin trihydrate. Đây là dạng muối của amoxicillin, có tác dụng chống lại một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Amoxicillin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành của thành tế bào vi khuẩn, làm suy giảm khả năng sinh sản và phát triển của chúng. Cụ thể, amoxicillin tác động lên một enzyme có tên là transpeptidase, góp phần vào quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Ngoài amoxicillin trihydrate, có thể có các thành phần khác như các chất trợ giúp, chất tạo màu và các chất phụ gia khác trong các dạng bào chế của thuốc

Bào chế Dạng bào chế - biệt dược

Dạng viên nén, dung dịch, viên nhai.

Nhóm thuốc Nhóm thuốc - Tác dụng

Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, chủ yếu được sử dụng để tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thuốc có thể được kê đề phòng cho những nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, Amoxicillin không có tác dụng đối với các bệnh do virus gây ra như cảm lạnh hay cúm, và chỉ hiệu quả đối với một số loại vi khuẩn cụ thể.

Chỉ định Chỉ định

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa cấp tính. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.

Chống Chỉ địnhChống Chỉ định

Amoxicillin không được sử dụng thuốc ở bệnh nhân trong các trường hợp sau:

  • Từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi dùng Amoxicillin hoặc các kháng sinh cùng nhóm khác như Ampicillin, Oxacillin, Dicloxacillin, Penicillin,…
  • Những bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng với các triệu chứng thường gặp như mệt mỏi, sốt, đau họng, nổi hạch cổ… do một số bệnh nhân có nguy cơ gặp các phản ứng ngoài da như phát ban do thuốc hơn.
  • Thận trọng với các bệnh nhân suy giảm chức năng thận do thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu.

Một số trường hợp khác có thể cần được điều chỉnh giảm liều dùng hoặc giãn khoảng cách sử dụng giữa các lần dùng thuốc để tránh hiện tượng thuốc tích lũy nhiều trong cơ thể gây ngộ độc.

Thận trọngThận trọng

Những người bệnh thuộc nhóm sau cần thận trọng và thông báo với bác sĩ trước khi điều trị bằng bất kỳ loại kháng sinh nào:

  • Bị dị ứng với một trong các loại kháng sinh phổ rộng như Amoxicillin, Penicillin, Cephalosporin,… hoặc bất kỳ loại thuốc khác.
  • Đang sử dụng các thuốc được kê theo đơn hoặc và không kê theo đơn khác (bao gồm cả thực phẩm chức năng, thuốc đông y, thảo dược,…).
  • Đang mắc các bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh về thận, gan, dị ứng, hen suyễn, mề đay, Mononucleosis, Phenylceton niệu, tiền sử bị tiêu chảy do dùng kháng sinh.
  • Các thuốc kháng sinh có thể gây ra rối loạn tiêu hóa đường ruột do làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của cơ thể, vì vậy nếu bị tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu, bạn hãy ngừng dùng Amoxicillin và thông báo cho bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt sau đây cũng cần lưu ý trước khi dùng thuốc:

  • Đang mang thai: Amoxicillin có thể không gây hại tới thai nhi, tuy nhiên bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn đang mang thai hoặc có dự định mang thai để điều trị.
  • Cho con bú: Thuốc có thể được truyền qua đường sữa mẹ và gây ra ảnh hưởng xấu cho trẻ bú sữa mẹ, vì vậy nên nói với bác sĩ trong trường hợp đang cho con bú trước khi sử dụng thuốc này.

Tác dụng không mong muốnTác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể gặp phải khi dùng thuốc này mà bạn nên lưu ý:

  • Đau dạ dày.
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ngứa âm đạo và tiết dịch.
  • Đau đầu.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Lở loét, nổi mảng trắng ở niêm mạc miệng hoặc môi.
  • Sốt, sưng hạch.
  • Nổi mẩn, ngứa.
  • Đau khớp.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Nước tiểu sẫm màu, rối loạn hoặc suy yếu chức năng cơ thể.
  • Bầm tím, chảy máu bất thường.
  • Dị ứng da nghiêm trọng.
  • Sưng lưỡi, lưỡi nổi gai hoặc chuyển màu đen.

Thông thường những trường hợp trên các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng về các triệu chứng trên.

Liều dùngLiều dùng và cách dùng

Nhìn chung, liều dùng khuyến cáo thông thường của Amoxicillin được chỉ định như sau:

  • Với người lớn: 500mg – 1000mg/lần, 2 -3 lần/ngày.
  • Với trẻ em: Liều dùng cụ thể thường được tính theo cân nặng và tình trạng bệnh. Liều dùng trung bình với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ là 25 – 50mg/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần dùng trong ngày và có thể tăng lên đến 80 – 100mg/kg/ngày cho một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt, bạn nên dùng Amoxicillin theo đúng chỉ định của bác sĩ, không sử dụng với lượng nhiều hơn, ít hơn hay kéo dài lâu hơn hướng dẫn và nên dùng thuốc cố định vào cùng một khoảng thời gian trong ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng các dạng thuốc khác nhau:

  • Amoxicillin dạng dung dịch: Nên lắc đều thuốc trước khi dùng, đo dung dịch thuốc bằng dụng cụ chuyên dụng để sử dụng hết trong 1 lần, không được để lại để dùng những lần sau.
  • Thuốc dạng viên nhai: Nên nhai kỹ thuốc trước khi nuốt.
  • Amoxicillin dạng viên nén hay bao phim: Không nên nghiền nát, nhai hoặc làm vỡ thuốc mà hãy nuốt toàn bộ viên thuốc với nước.

Chú ý khi sử dụngChú ý khi sử dụng

Một số loại thuốc sau có thể xảy ra tương tác nếu dùng chung với kháng sinh Amoxicillin bao gồm:

  • Acrivastine.
  • Bupropion.
  • Chlortetracycline.
  • Demeclocycline.
  • Doxycycline.
  • Lymecycline.
  • Meclocycline.
  • Methacycline.
  • Methotrexate.
  • Minocycline.
  • Oxytetracycline.
  • Rolitetracycline.
  • Tetracycline.
  • Venlafaxine.
  • Warfarin.
  • Acenocoumarol.
  • Probenecid.

Bên cạnh đó, thức ăn, rượu và thuốc lá là những nhân tố có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định trong đó có Amoxicillin, vì vậy hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc cùng các loại thức ăn, rượu và thuốc lá. Tốt nhất bạn không nên uống rượu hay sử dụng các loại chất kích thích trong thời gian dùng thuốc này cũng như cần thận trọng khi dùng các loại thực phẩm khi đang uống thuốc.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android