Hapacol Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng

Hapacol được coi là giải pháp hàng đầu giúp loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả các cơn đau đầu, đau răng,… hay tình trạng sốt cao ở cả trẻ em và người lớn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi này.

Hapacol là thuốc gì?

Hapacol được xếp vào nhóm thuốc giảm đau không steroid và hạ sốt. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả tương tự như Aspirin nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày, hệ tim mạch hay hệ hô hấp của người dùng. 

Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong điều trị đau đầu, đau vai gáy, đau nhức cơ xương do cảm cúm, đau răng, giảm đau nhẹ sau phẫu thuật, thoát vị đĩa đệm,…

Bên cạnh đó, dược tính của thuốc sẽ tác động trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể, tăng cơ chế tỏa nhiệt thông qua giãn mạch và tăng lưu thông máu ngoại biên giúp giảm thân nhiệt nhanh chóng.

Hapacol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt quen thuộc với nhiều người
Hapacol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt quen thuộc với nhiều người

Thông tin cơ bản của thuốc

Tên thương hiệu là Hapacol và được phân vào nhóm thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) và hạ sốt.

Tùy theo dạng sản phẩm và cách bào chế mà thuốc có thành phần hoạt chất cụ thể là:

  • Hapacol 150: Paracetamol.
  • Hapacol 650/Hapacol sủi: Paracetamol và một số tá dược khác.
  • Hapacol Extra: Paracetamol, Cafein và một số tá dược khác.

Những dạng bào chế và hàm lượng

Hapacol có nhiều dạng bào chế khác nhau với những sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường. Mỗi sản phẩm lại có hàm lượng hoạt chất chính Paracetamol khác nhau, cụ thể:

Loại thuốc Đối tượng sử dụng Dạng bào chế Hàm lượng hoạt chất chính
150 Trẻ em Bột sủi bọt 150mg
50 Flu Trẻ em Bột sủi bọt 50mg
250 Trẻ em Bột sủi bọt 250mg
80 Trẻ em Bột sủi bọt 80mg
325 Flu Trẻ em Bột sủi bọt 325mg
325 Người lớn và trẻ em Viên nén 325mg
Caps 500 Người lớn Viên nang 500mg
ACE Người lớn và trẻ em Viên nang 500mg
Blue Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi Viên nén 500mg
Codein Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi Viên sủi 500mg
Capsules Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi Viên nang 500mg
Extra Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi Viên nén 500mg
650 Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi Viên nén 650mg
Syrup Người lớn và trẻ em Siro uống 5ml/gói hoặc 60ml/chai

Ngoài những sản phẩm phổ biến trên, thuốc còn có nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau theo, do đó khi mua và sử dụng thuốc bạn nên trao đổi chi tiết với dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn cụ thể liều lượng dùng và chọn sản phẩm phù hợp cho từng tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng.

Thuốc có nhiều dạng bào chế với hàm lượng hoạt chất khác nhau
Thuốc có nhiều dạng bào chế với hàm lượng hoạt chất khác nhau

Công dụng nổi bật của Hapacol

Loại thuốc giảm đau, hạ sốt này hoạt động theo cơ chế ngăn chặn quá trình sản sinh các tác động gây ra tình trạng viêm, đau và triệu chứng sốt cao của cơ thể. 

Dưới đây là những công dụng chính của các sản phẩm Hapacol:

  • Hạ sốt, giảm đau cho trẻ em trong các trường hợp như: Cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, mọc hoặc sâu răng, phản ứng sau khi tiêm vacxin, hậu phẫu thuật,…
  • Điều trị các triệu chứng đau nhức đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau răng và khu vực hàm – mặt, đau nhức cơ xương do cảm cúm, đau viêm khớp, đau sau khi tiêm phòng hoặc sau khi nhổ răng,… 
  • Giúp hạ sốt cho người lớn khi bị cảm hoặc những bệnh có triệu chứng sốt không thuộc trường hợp chống chỉ định.

Thuốc chống chỉ định cho trường hợp nào?

Các sản phẩm Hapacol chống chỉ định đối với những đối tượng cụ thể sau:

  • Người quá mẫn với thành phần Paracetamol hoặc bất cứ tá dược nào trong thuốc.
  • Người có tiền sử suy giảm chức năng, viêm hay các bệnh liên quan đến gan và thận.
  • Đối với người bị bệnh niệu – Phenylceton hoặc cần hạn chế lượng Phenylalanin hấp thụ  vào cơ thể nên tránh dùng các sản phẩm chứa Paracetamol cũng như các thực phẩm có chứa Aspartam.
  • Người quá mẫn hoặc có tiền sử bệnh hen cũng nên tránh dùng sản phẩm thuốc chứa Paracetamol cùng thực phẩm, dược liệu chứa Sulfit.
  • Người bệnh có tiền sử nghiện rượu.
  • Người mắc chứng thiếu máu hoặc thiếu hụt Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase trong cơ thể.

Để kiểm soát những tác dụng phụ hay rủi ro không may có thể xảy ra khi sử dụng thuốc, bạn nên khai báo chi tiết với dược/bác sĩ về tiền sử dị ứng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của mình trước khi mua và sử dụng Hapacol.

Cần lưu ý các đối tượng chống chỉ định với thành phần trong thuốc Hapacol
Cần lưu ý các đối tượng chống chỉ định với thành phần trong thuốc Hapacol

Tác dụng phụ của thuốc Hapacol là gì? Dấu hiệu quá liều?

Sử dụng Hapacol cũng như các loại thuốc chứa Paracetamol sẽ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ ít gặp gồm: 

  • Phát ban và kích ứng da.
  • Xuất hiện cơn buồn nôn, nôn.
  • Tái phát bệnh thận, xuất hiện suy thận hay độc tính thận khi lạm dụng thuốc dài ngày.
  • Suy giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
  • Các phản ứng quá mẫn như: Xuất hiện cơn choáng, tức ngực, giả hen suyễn,…

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Do đó, nếu cơ thể bạn xuất hiện có bất kỳ dấu hiệu nào hay ngừng thuốc và thăm khám bác sĩ để xử lý kịp thời.

Khi sử dụng thuốc, nếu thiếu liều sẽ không gây nguy hiểm, tuy nhiên hiệu quả điều trị có thể bị suy giảm hoặc mất đi. Do đó, bệnh nhân cần chú ý uống đúng liều lượng và tránh bỏ sót liều dùng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá liều lượng theo khuyến cáo hay chỉ định của bác sĩ có thể đe dọa đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của người dùng thuốc. Dưới đây là một số triệu chứng sử dụng quá liều mà bạn cần chú ý:

  • Triệu chứng khi dùng quá liều: Buồn nôn, đau bụng và nôn; da, móng tay và niêm mạc xuất hiện tình trạng xanh tím,…
  • Triệu chứng do ngộ độc thuốc Hapacol: Kích thích nhẹ, kích động thần kinh, xuất hiện tình trạng mê sảng; thân nhiệt hạ đột ngột; tụt huyết áp, mạch nhanh và yếu, có thể gây suy tuần hoàn; thở gấp, không đều;…

Khi xuất hiện bất cứ triệu chứng ngộ độc thuốc nào như trên, bạn cần đến bệnh viện cấp cứu ngay. Lúc này, trong vòng 4 tiếng sau khi ngộ độc thuốc, bác sĩ sẽ cần tiến hành súc rửa dạ dày. Sau đó, bệnh nhân sẽ cần tiếp tục giải độc bằng uống hoặc tiêm tĩnh mạch hợp chất Sulfhydryl.N-acetylcysteine.

Tương tác giữa Hapacol và các loại thuốc khác

Hapacol có khả năng tương tác với rất nhiều loại dược phẩm, hoăc chất hay thuốc khác. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần báo với dược/bác sĩ những loại thuốc bao gồm thuốc Tây, Đông y, dược thảo, sản phẩm chức năng, liệu pháp điều trị,… để được điều chỉnh liều lượng thích hợp hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác phù hợp hơn.

Các loại thuốc, hoạt chất có khả năng tương tác với những sản phẩm Hapacol bao gồm:

  • Phenothiazin: Khi dùng chung sẽ gây mất thân nhiệt nghiêm trọng, khó kiểm soát.
  • Thuốc chống co giật (Barbiturat, Phenytoin,…): Làm tăng độc tính và tác dụng phụ lên gan, thận của Paracetamol có trong thuốc.
  • Thuốc gây cảm ứng men gan: Khi dùng chung hai loại thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
  • Thuốc kháng Cholinergic: Làm giảm khả năng hấp thu dược tính của thuốc của cơ thể.
  • Than hoạt tính: Làm giảm tính khả dụng của các sản phẩm Hapacol.
  • Cholestyramine: Dùng trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc chứa Paracetamol có thể làm giảm sự hấp thu dược tính, mất hiệu quả điều trị.
  • Metoclopramide: Khi dùng chung sẽ làm tăng mạnh khả năng hấp thu dược tính cũng như nồng độ Paracetamol từ Hapacol trong huyết tương, có thể gây quá liều.

Danh sách trên chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc, hoạt chất có khả năng tương tác với dược tính trong Hapacol. Do đó, khi muốn sử dụng bất cứ dược phẩm nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Xem thêm:

Thuốc tương tác với nhiều hoạt chất, dược liệu và loại thuốc khác
Thuốc tương tác với nhiều hoạt chất, dược liệu và loại thuốc khác

Cách dùng và liều dùng của Hapacol

Các sản phẩm Hapacol được nhà sản xuất và các dược sĩ, bác sĩ chỉ định sử dụng sau khi ăn. Tùy thuộc vào mục đích điều trị, bệnh tình và đối tượng sử dụng mà cần điều chỉnh liều lượng phù hợp với dạng bào chế sản phẩm.

Cách sử dụng cho từng dạng thuốc

Với mỗi dạng bào chế và sản phẩm cụ thể, thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Bạn nên tham khảo thông tin và hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì hoặc trao đổi trực tiếp trước đó với dược sĩ, bác sĩ để sử dụng đúng cách, hiệu quả. Dưới đây là cách sử dụng cơ bản cho từng dạng thuốc để bạn tham khảo:

  • Thuốc dạng viên: Sử dụng theo đường uống trực tiếp với nước lọc, chú ý nên nuốt trọn viên thuốc thay vì chia nhỏ hay nghiền thành bột trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Không nên dùng thuốc cùng với nước ép trái cây/rau củ, sữa hay các loại thức uống, thực phẩm khác.
  • Thuốc bột sủi: Pha thuốc với một lượng nước lọc vừa đủ được hướng dẫn trên bao ì, đợi bột hòa tan hoàn toàn với nước thì uống ngay sau đó.
  • Thuốc viên sủi: Sử dụng một lượng nước lọc vừa đủ (được in tại phần hướng dẫn dùng trên bao bì sản phẩm), rồi thả viên thuốc vào và đợi khi sản phẩm hòa tan hoàn toàn thì uống ngay sau đó.
  • Thuốc dạng siro: Uống trực tiếp hoặc sử dụng chung với nước theo chỉ định của dược sĩ hoặc hướng dẫn cụ thể trên bao bì sản phẩm. Nên dùng thiết bị đo lường chính xác trong y tế để xác định liều lượng siro thuốc cho mỗi lần uống.

Cần sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo cơ thể hấp thu thuốc hoàn toàn. Sử dụng sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả thuốc mà có thể khiến các tác dụng không mong muốn phát sinh.

Mỗi dạng bào chế của thuốc sẽ có cách dùng khác nhau
Mỗi dạng bào chế của thuốc sẽ có cách dùng khác nhau

Liều dùng tham khảo

Liều lượng sử dụng mỗi sản phẩm sẽ thay đổi dựa trên loại bệnh, tình trạng cụ thể, đối tượng sử dụng và nhu cầu mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng liều lượng chỉ dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là liều dùng tham khảo được nhà sản xuất khuyến cáo cho trẻ em và người lớn theo từng sản phẩm cụ thể sau:

Loại thuốc

Liều lượng cho trẻ em

Liều lượng cho người lớn

Hapacol 80, 150 hoặc 250

  • Liều dùng tối đa là 5 lần mỗi ngày, mỗi liều cách nhau 6 – 8 giờ đồng hồ.
  • Mỗi ngày không dùng quá 60mg/kg cân nặng của trẻ.
 

Hapacol 150 Flu

  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi chỉ nên dùng 1/2 gói mỗi lần, mỗi ngày dùng 2 lần (tổng liều là 1 gói).
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi mỗi lần dùng 1 gói, ngày dùng từ 3 – 4 lần và cách nhau từ 4 – 6 tiếng đồng hồ.
 

Hapacol 325

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi chỉ nên dùng 1/2 viên mỗi lần, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 tiếng, mỗi ngày dùng không quá 5 lần.
  • Trẻ em trên 12 tuổi mỗi lần dùng 1 viên, mỗi ngày không quá 5 lần, cách nhau 4 -6 tiếng giữa mỗi lần uống.

Mỗi lần dùng 1 viên thuốc, mỗi liều dùng cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ, mỗi ngày không dùng quá 8 viên.

Hapacol 325 Flu

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi mỗi lần dùng 1 gói và không dùng quá 5 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi mỗi lần dùng 2 gói và không dùng quá 12 gói mỗi ngày.

Dùng 2 gói mỗi lần và tối đa là 12 gói/ngày.

Hapacol ACE

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 1 viên, cách nhau ít nhất 4 tiếng và không dùng quá 8 viên mỗi ngày. 

Hapacol Caps 500

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 1 – 2 viên, cách nhau ít nhất 4 tiếng mỗi lần uống, không dùng quá 3 lần mỗi ngày.

Hapacol capsules

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên/lần, cách nhau ít nhất 4 tiếng giữa mỗi lần uống, ngày dùng không quá 8 viên.

Hapacol Codein

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn dùng 1 viên sủi mỗi lần, cách nhau 4 giờ đồng hồ, không dùng quá 8 viên sủi mỗi ngày.

Hapacol 650

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 1 viên, cách nhau từ 4- 6 giờ, tối đa mỗi ngày dùng 6 viên.

Hapacol Blue

Trẻ em trên 12 tuổi mỗi lần dùng 1 viên và tối đa 8 viên/ngày. Mỗi lần dùng cách nhau ít nhất 4 tiếng. 

Dùng 1 – 2 viên/lần tùy cơn đau nhẹ hay nghiêm trọng, cách nhau 4- 6 tiếng mỗi lần uống và không dùng quá 8 viên/ngày.

Hapacol Syrup

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi có cân nặng từ 2.5 – 5.4 kg: Dùng 0.4ml mỗi lần.
  • Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi có cân nặng từ 5.5 – 7.9kg: Dùng 0.8ml mỗi lần.
  • Trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi có cân nặng trong khoảng từ 8 – 10.9kg: Dùng 1.2ml mỗi lần.
  • Trẻ từ 2- 3 tuổi có cân nặng từ 11 – 15.9kg: Dùng 1.6ml mỗi lần.
  • Trẻ trên 3 tuổi hoặc trên 16kg: Dùng 1.6ml mỗi lần.
  • Không cho trẻ dùng quá 5 lần mỗi ngày.
 

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Hapacol

Trong quá trình mua và sử dụng thuốc, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý tới một số vấn đề quan trong dưới đây:

  • Kiêng rượu và đồ uống có cồn khi sử dụng thuốc vì có thể gây tăng độc tính của Paracetamol làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.
  • Lưu ý hoặc xin tư vấn của bác sĩ để chú ý các dấu hiệu phản ứng quá mẫn nghiêm trọng trên da bao gồm hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng Lyell, hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hoặc hội chứng ngoại ban đi kèm mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP),…
  • Hiện nay chưa xác định được độ an toàn của các loại thuốc chứa Paracetamol đối với thai nhi do đó chỉ nên khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai nếu thực sự cần thiết và có chỉ dẫn, theo dõi sát sao của bác sĩ.
  • Cần có chế độ ăn lành mạnh, không nên hút thuốc, tiêu thị các loại thực phẩm kích ứng, cay nóng,…
  • Không tự ý thay đổi liều dùng, kết hợp sử dụng cùng các loại thuốc Tây/Đông y hay thực phẩm chức năng khác.
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng thuốc, quá liều và ngộ độc cần đến bệnh viện thăm khám, cấp cứu và xử lý kịp thời.
Cần cẩn trọng khi sử dụng Hapacol giảm đau, hạ sốt
Cần cẩn trọng khi sử dụng Hapacol giảm đau, hạ sốt

Thuốc Hapacol có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Hiện nay, các sản phẩm thuốc Hapacol được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc, cửa hàng và bệnh viện trên toàn quốc hay các nhà phân phối chính hãng, trang thương mại điện tử,… Việc tìm mua thuốc trên thị trường khá dễ dàng, tuy nhiên để đảm bảo hàng thật, chính hãng bạn nên mua ở những địa chỉ cung cấp dược phẩm uy tín, có đầy đủ giấy tờ và thông tin minh chứng nguồn gốc thuốc.

Giá bán thuốc có mức giá khác nhau tùy theo tên sản phẩm cụ thể với quy cách khác nhau như:

  • Hapacol 150, 150 Flu: Giá dao động từ 35.000 – 50.000 VNĐ/hộp.
  • Loại 250, 250 Flu: Giá dao động từ 45.000 – 60.000 VNĐ/hộp.
  • Loại 325 dạng viên nén: Giá dao động từ 70.000 – 80.000 VNĐ/hộp.
  • Hapacol Blue 500mg: Giá dao động từ 45.000 – 50.000 VNĐ/hộp.
  • Hapacol Codein (sủi): Giá dao động từ 3.000 – 3.500 VNĐ/viên.
  • Loại Extra: Giá dao động từ 45.000 – 50.000 VNĐ/hộp.

Lưu ý: Mức giá bán các sản phẩm trên đây do VietmecGroup tổng hợp chỉ mang tính chất tham khảo, không phải giá thành niêm yết của nhà sản xuất.

Thuốc có giá bán khác nhau giữa các loại bào chế
Thuốc có giá bán khác nhau giữa các loại bào chế

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về thuốc giảm đau, hạ sốt Hapacol để bạn đọc tham khảo. Đây là một loại thuốc quen thuộc, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn hãy luôn tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi mua, sử dụng thuốc.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ Định Và Cách Dùng Adenosine Trong Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim

Chỉ Định Và Cách Dùng Adenosine Trong Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim

Adenosine là một loại thuốc được sử dụng khá rộng rãi tại các cơ sở y tế hiện nay để...

Aerius Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Điều Trị Dị Ứng

Aerius Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Khi Điều Trị Dị Ứng

Dị ứng là một vấn đề mà nhiều người gặp phải và đi kèm các triệu chứng khó chịu cho...

Cồn 90 Độ Là Gì? Công Dụng, Tác Hại Và Giá Bán

Cồn 90 Độ Là Gì? Công Dụng, Tác Hại, Địa Chỉ Mua Và Giá Bán

Cồn là một sản phẩm được ứng dụng rộng rãi mọi nơi, mọi lĩnh vực từ trong các cơ sở...

Eurax Là Thuốc Gì? Cách Dùng Trong Điều Trị Ghẻ Và Ngứa

Eurax Là Thuốc Gì? Cách Dùng Trong Điều Trị Ghẻ Và Ngứa

Eurax là thuốc đa công dụng được sử dụng rộng rãi cho các tình trạng bệnh lý của da hiện...

Berberin Là Thuốc Gì? Công Dụng, Hướng Dẫn Sử Dụng Và Lưu Ý

Berberin Là Thuốc Gì? Công Dụng, Hướng Dẫn Sử Dụng Và Lưu Ý

Berberin là một trong những loại thuốc quen thuộc nhất đối với người Việt, có mặt tại mỗi ngôi nhà...

Các Loại Salonpas, Công Dụng Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Các Loại Salonpas, Công Dụng Và Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

Thuốc giảm đau dùng ngoài da là sản phẩm vô cùng phổ biến hiện nay nhờ sự tiện dụng và...

Isoflurane là gì? Liều lượng và cách dùng

Isoflurane Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Lượng, Cách Dùng, Giá Bán

Isoflurane là một loại thuốc gây mê qua đường hô hấp được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện....

Halothan Là Thuốc Gì? Liều Lượng Và Cách Dùng Của Halothan

Halothan Là Thuốc Gì? Liều Lượng, Cách Dùng, Lưu Ý Và Giá Bán

Gây mê là công việc tối quan trọng trong mỗi cuộc phẫu thuật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về...