Tiêu Chảy Kéo Dài

Cơ bản

Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ mất nước mất khoáng trầm trọng, cơ thể có thể bị suy kiệt kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Người bị đi ngoài lỏng kéo dài nên đến bệnh viện nhanh chóng để tìm chính xác nguyên nhân là gì, qua đó có hướng can thiệp kịp thời và có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau đó.

Định nghĩa

Thông thường với tình trạng tiêu chảy cấp tính có thể kéo dài trong 1- 2 tuần nhưng hầu hết nếu có biện pháp can thiệp đúng chỉ chỉ sau 2- 3 ngày các dấu hiệu đi ngoài đã được giảm bớt đáng kể. Người bệnh sau đó có thể cảm thấy đau bụng nhẹ, vẫn còn đi ngoài lỏng nhưng không đáng kể. Nếu có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp ngay sau đó thì đồng thời sức khỏe cũng hồi phục ngay.

Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần với các triệu chứng đi ngoài không dứt, đau bụng nặng hơn thì bạn không nên chủ quan vì rất có thể liên quan đến một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa. Người bệnh sẽ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm nếu bị tiêu chảy mãn tính nên cần hiểu rõ nguyên nhân để có hướng can thiệp chính xác nhất.

Nguyên nhân

Theo đó các nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy kéo dài bao gồm

  • Điều trị trước đó sai cách: có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trong thực phẩm hay do bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên nếu nguyên nhân đi ngoài do virus nhưng một số người bệnh lại dùng kháng sinh để điều trị sẽ không có hiệu quả mà ngược lại còn trầm trọng hơn dẫn đến tiêu chảy tiếp diễn. Thường tình trạng này dễ gặp ở những người có thói quen lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai cách khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • viêm đại tràng: Tiêu chảy mãn tính là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy bạn có nguy cơ mắc viêm đại tràng rất cao. Nguyên nhân gây viêm đại tràng chủ yếu là do ký sinh trùng Lamblia, Amip hay vi khuẩn Shigella, Salmonella.. Người bệnh lúc này phải thực hiện các biện pháp điều trị y khoa để tránh những hệ lụy xấu hơn xuất hiện.
  • Hội chứng ruột kích thích: nếu liên quan đến tác nhân này thì không chỉ vấn đề ăn uống là yếu tố tâm lý cũng gây ra tình trạng đi ngoài lỏng mãi không dứt. Chẳng hạn một người bị tiêu chảy nhưng tâm lý căng thẳng, lo lắng mãi không hết thì tiêu chảy vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn do bản thân họ không hề biết được vấn đề này.
  • Hội chứng không dung nạp lactose: ở những người mắc hội chứng này mà không biết, vẫn tiếp tục uống sữa hay các sản phẩm có chứa lactose khiến cho tiêu chảy không thể nào hết được.
  • Tác dụng phụ từ thuốc: những người dùng kháng sinh dài ngày có thể bị tiêu chảy trong suốt thời điểm dùng kháng sinh. Tuy nhiên chủ yếu tình trạng tiêu chảy kéo dài nếu có liên quan đến các loại thuốc thường sẽ gặp ở những bệnh nhân đang xạ trị, hóa trị ung thư. Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp nhất trong suốt quá trình trị liệu. Tuy nhiên với tình trạng này người bệnh cần liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được bổ sung một số loại thuốc phù hợp, tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khác.
  • Các bệnh lý toàn thân: tiêu chảy mãn tính dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu một số bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp hay tuyến tụy..Thậm chí ở những bệnh nhân ung thư gan có thể đi ngoài lỏng đến 20 lần/ ngày . Nếu chỉ thông qua các triệu chứng bên ngoài thì khó có thể xác định mà cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán chuyên môn hơn.

Nói chung tác nhân chính khiến tiêu chảy kéo dài vẫn là do đợt điều trị đầu không đúng cách, điều trị không đúng nguyên nhân nên không thể dứt điểm được. Tiêu chảy cấp vốn đã là một dấu hiệu đáng ngại nên nếu bạn đang bị tiêu chảy dai dẳng trên 2 tuần, đã sử dụng mọi cách mà các triệu chứng vẫn không dứt hẳn thì nên thăm khám bệnh viện càng sớm càng tốt.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?

Một người bị tiêu chảy trong 2- 3 ngày nhưng có thể giảm đến vài kg do cơ thể mất quá nhiều nước, nhiều khoáng, loại bỏ ra ngoài quá nhiều nhưng lại không hấp thụ được bao nhiêu. Đồng thời lúc này hệ tiêu hóa đang cực kỳ yếu và nhạy cảm nên khả năng hấp thụ chất cũng rất kém, nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì người bị tiêu chảy có thể trông gầy đi trông thấy chỉ sau một thời gian ngắn.

Bởi thế mà các triệu chứng tiêu chảy kéo dài sẽ càng diễn biến trầm trọng hơn. Người bị tiêu chảy dài ngày không chỉ gầy rộc đi mà da khô, mắt sâu trũng lại, người sạm đi và xanh xao hơn hẳn. Ngoài ra lúc này cơ thể cũng luôn trong trạng thái mệt mỏi không còn sức sống, không muốn làm gì khác hoặc chất lượng làm việc xuống dốc, Do đó có thể thấy rõ tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần mỗi người.

Theo các thống kê, tiêu chảy kéo dài chính là một trong 9 nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Đồng thời sau một thời gian bị tiêu chảy hệ tiêu hóa không thể hoạt động lại năng suất như ban đầu nên dẫn tới rối loạn chức năng, trẻ nhỏ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cùng rất nhiều hệ lụy xấu khác.

Đặc biệt nếu tiêu chảy mãn tính xuất hiện ở trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch suy yếu, người đã có bệnh nền trước đó sẽ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không kịp bù nước bù khoáng. Do đó tuyệt đối không nên chủ quan với các triệu chứng tiêu chảy kéo dài.

Điều trị

Để biết đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và can thiệp thế nào tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để tìm được chính xác căn nguyên vấn đề. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày, xét nghiệm phân hay một số chẩn đoán chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khác để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bù nước và chất điện giải

Bù nước và chất điện giải là việc cần thực hiện từ những ngày đầu bị tiêu chảy để tránh tình trạng cơ thể bị suy kiệt do đo ngoài quá nhiều. Cho dù bị tiêu chảy kéo dài nhung nếu có biện pháp bù khoáng bù điện giải phù hợp thì sức khỏe cũng không suy giảm quá nặng, người bệnh vẫn có thể có đủ sức khỏe và thể lực để tham gia các hoạt động thường ngày, từ đó có thể hạn chế được tối đa các biến chứng khác xuất hiện.

Biện pháp bù nước bù chất điện giải hiệu quả nhất chính là dùng dung dịch oresol. Người bệnh có thể pha sẵn một bình oresol theo đúng công thức để uống dần sau mỗi lần đi ngoài nhưng tốt nhất chỉ nên uống trong 1 tiếng hoặc tham khảo thêm trên bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá mức oresol vì có thể gây ra các phản ứng phụ ngược lại như hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, co giật, tim đập nhanh..

Nếu không có oresol có thể thay thế tạm thời bằng dung dịch muối đường theo công thức 1 muối, 8 đường hòa tan cùng 1 lít nước. Hoặc cũng có thể dùng nước gạo rang hay nước cơm, nước dừa để bù nước bù khoáng cũng rất hiệu quả.

Tuy nhiên ở những bệnh nhân tiêu chảy kéo dài không thể dùng oresol, người bị mất nước nặng thì có thể phải yêu cầu truyền nước nhanh chóng. Việc truyền nước cần được tiến hành theo chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thực hiện ở nhà nếu không có đủ thông hiểu về vấn đề này.

Ngoài ra nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao cũng cần thực hiện các biện pháp hạ sốt như chườm mát, dùng thuốc hạ sốt. Người bệnh cũng cần mặc đồ rộng rãi thoáng mát, tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Người bệnh cũng cần theo dõi tần suất đi ngoài và nhiệt độ cơ thể, nếu thấy có dấu hiệu sốt quá cao, người lả đi cần nhanh chóng nhập viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều trị đặc hiệu với tiêu chảy kéo dài

Các biện pháp bù nước bù khoáng chỉ là phương pháp tại chỗ còn để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này cần có những biện pháp điều trị đặc hiệu riêng. Với tình trạng này người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ xác định rõ nguyên nhân và chỉ định rõ liệu trình điều trị mới nên thực hiện, không nên tự ý dùng các thuốc cầm tiêu chảy kéo dài rất có hại cho cơ thể.

Tùy từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kháng sinh, vitamin hay một số loại thuốc giúp cân bằng lại hệ tiêu hóa. Nếu tiêu chảy kéo dài do hóa trị, xạ trị thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc riêng để kiểm soát được các tác dụng phụ này. Người bệnh cần thông báo rõ mọi vấn đề với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị chính xác nhất.

Hồi phục thể lực thông qua chế độ ăn uống

Nếu tình trạng tiêu chảy không quá trầm trọng, không liên quan đến các bệnh lý quá nặng thì hoàn toàn có thể kiểm soát được tại nhà. Bên cạnh việc bù nước bù khoáng người bệnh còn cần bổ sung song song với chế độ dinh dưỡng thật phù hợp để nhanh chóng phục hồi thể lực.

Với người bị tiêu chảy kéo dài nên bổ sung các dưỡng chất sau

  • Đảm bảo uống thật nhiều nước, tăng lượng nước uống trung bình hằng ngày, nên uống nước ngay sau mỗi lần đi ngoài
  • Nên ăn cháo và ăn cơm hay bánh mì để hút bớt phần nước trong dạ dày, nhờ đó giúp giảm lượng nước đi ra cùng phân cũng như giúp phân rắn hơn
  • Nên ăn táo, chuối, việt quất hay ổi cũng giúp dạ dày ổn định hơn, cầm được tiêu chảy sớm
  • Không nên uống các loại trái cây quá ngọt, dùng lượng đường quá lớn khi pha sẽ làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn
  • Chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày dễ hấp thụ hơn, không nên ăn quá nhiều một lúc
  • Không nên uống sữa hay sử dụng các sản phẩm từ sữa, tuy nhiên có thể dùng sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn cần thiết nhưng nên dùng sữa chua không đường
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có quá nhiều chất xơ hay các thực phẩm có thể gây đầy hơi sẽ làm bụng rất khó chịu
  • Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn công nghiệp hay các loại đồ ăn vặt sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, tránh xa các món ăn tái sống, bao gồm cả rau sống
  • Lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng, rửa sạch các nguyên liệu trước khi sử dụng
  • Cà rốt, khoai lang hay khoai tây cũng là các thực phẩm phù hợp với thể trạng người bị tiêu chảy kéo dài và giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể hiệu quả nhất.

Tiêu chảy kéo dài có thể tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu thấy tình trạng tiêu chảy kéo dài, dùng mọi biện pháp tại nhà mà không thuyên giảm thì người bệnh không nên chủ quan mà nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị nhanh chóng nhất.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị tiêu chảy nên uống các loại nước như: Nước cam, nước lọc, nước khoáng bù điện giải, trà gừng, trà vỏ cam, nước chanh, nước lá ổi, trà thì là,... Bạn có thể uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày. Những loại nước này không chỉ giúp bạn bù nước mà còn cung cấp khoáng chất để cơ thể nhanh phục hồi.

Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy bạn nên kiêng uống các loại nước có chứa caffein, đường, rượu, sữa vì chúng gây mất nước, khiến tình trạng viêm ruột trở nên nặng hơn.

Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android