Tràn Dịch Khớp Gối Sau Chấn Thương

Triệu chứng và nguyên nhân

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng khá phổ biến thường gặp ở những người chơi thể thao hay những người va đập đầu gối mạnh khi bị tai nạn. Người bệnh sẽ gặp những cơn đau nhức nghiêm trọng, đầu gối sưng to và làm cản trở rất nhiều đến chức năng vận động nên cần nhanh chóng có hướng điều trị kịp thời.

Định nghĩa

Tràn dịch khớp gối là tình trạng màng bao hoạt dịch bên trong đầu gối tiết ra nhiều hơn mức bình thường khiến đầu gối bị sưng to, đau nhức kèm theo hạn chế trong vận động. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó chấn thương tại đầu gối được cho là một trong những tác nhân phổ biến nhất.

Các chấn thương này có thể gặp do quá trình lao động, chơi thể thao hoặc có liên quan đến các tai nạn làm đầu gối bị va đập mạnh. Các cơ quan bên trong khớp gối bị tổn thương và gián tiếp kích thích mang bao hoạt dịch tăng công suất làm việc bất thường.

Ở những người có các chấn thương nhỏ nhưng diễn ra thường xuyên cũng sẽ làm tăng nguy cơ tràn dịch khớp gối nếu diễn ra trong thời gian dài. Yếu tố tuổi tác, cân nặng hoặc các bệnh lý khác về xương cũng là tác nhân khiến người bệnh dễ bị tràn dịch khớp gối cho dù chỉ va chạm nhẹ.

Thực tế tràn dịch khớp gối sau chấn thương chính là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm mục đích bảo vệ các khớp an toàn,tránh tổn thương nặng hơn. Các chấn thương dễ gây tràn tràn dịch khớp gối thường là gãy xương, trật khớp, rách sụn đầu gối, viêm bao hoạt dịch hoặc rách gân.

Những người chơi thể thao, đặc biệt là các vận viên bóng đá là đối tượng cực dễ gặp tình trạng này. Ngoài ra những người bị tai nạn lái xe hay mang vác nặng bị ngã cũng có thể bị tràn dịch trong quá trình đầu gối đậu xuống. Mỗi đối tượng, nguyên nhân gây tổn thương mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau nhưng đều cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Hình ảnh

Triệu chứng

Các triệu chứng do tràn dịch khớp gối sau chấn thương thường khá dễ nhận biết. Tuy nhiên một số người có thể cho rằng đó là chỉ là triệu chứng đau nhức khi bị chấn thương nên tự điều trị ở nhà chứ không đi khám. Điều trị sai cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho đầu gối nên người bệnh cần chú ý, không nên chủ quan với những triệu chứng đau nhức bất thường nếu vừa bị ngã.

Một số triệu chứng tràn dịch khớp gối sau chấn thương điển hình như

  • Đau nhức khớp gối: đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy khớp gối đang có vấn đề. Cơn đau có thể kéo dài liên tục, có thể lên đến vài ngày, nếu đầu gối còn sưng thì cơn đau không dứt. Cơn đau đầu gối thường tăng lên về đêm, khi trời lạnh hoặc khi chuyển động. Nếu người bệnh nằm nghỉ một chỗ có thể giúp cơn đau thuyên giảm phần nào.
  • Sưng khớp: tràn dịch khớp gối sẽ làm lượng dịch tiết ra bất thường nên cũng làm đầu gối sưng phồng lên. Nếu nhìn kỹ có thể thấy vùng da đầu gối nhạt màu hơn, sờ vào thấy ấm nóng. Nếu ấn vào đầu gối sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra do đầu gối bị sưng nên bạn cũng gặp khó khăn nếu cần phải gập đầu gối.
  • Mẩn đỏ khớp gối: trong một vài trường hợp lượng dịch tăng lên cũng khiến gây ra tình trạng mẩn đỏ ở khớp gối.
  • Các triệu chứng khác: tê cứng chân, cứng khớp, mất cảm giác.
  • Sốt: do dịch khớp tràn ra có thể gây nhiễm khuẩn nên cũng có thể gây sốt ở một số bệnh nhân, người có cảm giác nhức mỏi nên rất khó chịu.

Biến chứng

Tùy mức độ tổn thương, vị trí tổn thương mà mức độ nguy hiểm khi bị tràn dịch khớp gối do chấn thương khác nhau. Người bệnh có thể gặp các cơn đau nhức làm cản trở vận động, đau nhức khắp người. Chấn thương từ bên trong có thể khiến máu tràn vào khớp gối làm cho khớp gối bị  sưng, nóng, cứng khớp kèm theo bầm tím bên ngoài.

Trong một vài trường hợp chấn thương nghiêm trọng khiến đầu gối tích tụ các chất lỏng và hình thành một khối u nang ở phía sau đầu gối. Nếu không được giải quyết sớm khối u nang có thể biến chứng làm mất chức năng đầu gối, ảnh hưởng đến việc vận động lâu dài. Nếu có liên quan đến việc gãy xương hoặc trật khớp đầu gối và không được điều trị kịp thời còn có thể biến chứng làm tàn tật hay chấn thương mạch máu.

Bên cạnh đó, các triệu chứng tràn dịch khớp gối sau chấn thương khá giống  viêm bao hoạt dịch khớp gối hay viêm đau khớp gối nên nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng.

Tuy nhiên hầu hết tràn dịch khớp gối sau chấn thương thường không quá nghiêm trọng nếu được điều trị, nghỉ ngơi và phục hồi đúng cách. Thăm khám bác sĩ ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường sau khi chấn thương là cách duy nhất để phòng tránh những biến chứng này xuất hiện.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm như chụp X quang, chụp CT hay siêu âm để nhìn rõ những tổn thương, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp. Với các trường hợp chưa quá nghiêm trọng, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm sưng viêm, giảm đau. Tuy nhiên nếu các tổn thương bên trong biến chứng nặng thì cần phải kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện.

Điều trị tại chỗ

Ngay khi thấy có những dấu hiệu bị tràn dịch khớp gối nếu chưa đến bệnh viện ngay được người bệnh nên thực hiện một vài phương pháp đơn giản để ngăn chặn bệnh tiến triển xấu cũng như giảm đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Đây chỉ là các giải pháp tạm thời còn nếu có thời gian thì người bệnh nên nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Một số phương pháp đơn giản bạn có thể thực hiện bao gồm

  • Chườm lạnh: ngay khi vừa bị chấn thương, bạn nên lập tức chườm lạnh để giảm sưng và viêm, đồng thời có thể kiểm soát được nguy cơ tràn dịch. Đây cũng là biện pháp được coi là hiệu quả nhất với những người gặp các chấn thương. Chú ý bạn nên bọc đá vào trong túi chườm chuyên dụng, túi nilon hoặc khăn mặt sạch để tránh viêm nhiễm hay bỏng lạnh. Chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút, tránh chườm quá lâu. Cách vài tiếng bạn nên chườm lại 1 lần, sau 48 tiếng hiệu quả khi chườm lạnh sẽ giảm dần.
  • Chườm nóng: kể từ 75 tiếng sau chấn thương thì bạn mới nên chườm nóng, không nên chườm ngay vì có thể làm dịch tràn nhiều hơn. Chườm nóng sẽ giúp máu huyết lưu thông ổn định lại nên cũng mang đến tác dụng giảm đau nhức đáng kể. Bạn cũng có thể chườm nóng trong 15- 20 phút, tuy nhiên nếu thấy có dấu hiệu đầu gối sưng to hơn thì nên ngừng ngay lập tức.
  • Băng đầu gối: để ngăn chặn tình trạng tràn dịch nặng hơn bạn có thể quấn băng thun quanh đầu gối, tuy nhiên chú ý không cuốn quá chặt do có thể gây phù nề.
  • Kê đầu lên cao: do lúc này không thể gập gối và có thể gây khó chịu nên bạn cũng có thể kê đầu gối lên cao, chẳng hạn để một chiếc gối dưới đầu gối khi nằm để cũng giúp bạn thỏa mái hơn, hạn chế được tình trạng viêm và tràn dịch.

Điều trị bằng thuốc Tây

Các phương pháp trên chỉ là phương pháp tạm thời để tránh làm các tổn thương nghiêm trọng hơn còn để giải quyết tình trạng tràn dịch gối an toàn bạn nên điều trị bằng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để kiểm soát tình trạng đau nhức hiệu quả nhất.

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương bao gồm

  • Thuốc giảm đau: paracetamol là thuốc giảm đau được chỉ định phổ biến nhất cho các trường hợp đau nhẹ. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể chỉ định nhóm chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Tylenol, acetaminophen… để cải thiện. Đồng thời các loại thuốc này cũng có tác dụng hạ sốt (nếu có) nên sẽ không cần phải dùng thuốc hạ sốt nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Trong trường hợp bệnh nhân đau nặng có thể chỉ định nhóm thuốc giảm đau gây nghiện như  tramadol hoặc oxycodone.
  • Thuốc kháng sinh: do quá trình tràn dịch có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nên trong một số trường hợp bác sĩ cũng cần chỉ định kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng khác xuất hiện. Một số loại kháng sinh phổ biến thường được chỉ định như Clindamycin hay Oxacillin.,
  • Corticosteroids: đây cũng là nhóm thuốc được chỉ định với tác dụng giảm đau chống viêm mạnh, tuy nhiên thường kèm theo một số tác dụng phụ nên không phải ai cũng có thể sử dụng. Với những bệnh nhân đau nhẹ đến trung bình sẽ được chỉ định thuốc dạng viên uống nhưng nếu đau nặng, đầu gối sưng to thì cần phải chọc hút và tiêm khớp gối.

Việc dùng thuốc Tây trong điều trị tràn dịch khớp gối cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ vì hầu hết những thuốc này đều kèm theo nhiều tác dụng phụ, Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm liều thuốc hoặc ngưng thuốc giữa chừng khi thấy các triệu chứng giảm. Sử dụng thuốc không theo đơn sẽ làm giảm kết quả điều trị và dễ tái phát hơn.

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y thường ít gây ra tác dụng phụ nên cũng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên phương pháp này thường cho hiệu quả khá chậm nên tốt nhất chỉ nên áp dụng với các trường hợp nhẹ. Do không có tác dụng phụ nên đối tượng có thể sử dụng các bài thuốc này cũng đa dạng hơn, bao gồm cả những phụ nữ có thai hay những người bị suy gan, suy thận.

Một số bài thuốc giúp điều trị tràn dịch khớp gối bằng Đông y mà bạn có thể tham khảo như

  • Bài thuốc 1: cần có ồng hoa và đào nhân 12g mỗi loại; thục địa 8g; kỷ tử, sơn thù, xích thược, cao lộc hương, xuyên khung, cao quy bản, sơn thuộc dùng 4g mỗi thứ cùng 3g hoài ngưu tất. Làm sạch các dược liệu, sao khô rồi nghiền thành bột mịn. Cho thêm mật ong để vo thành hoàn, dùng mỗi ngày khoảng 4g cùng với nước ấm.
  • Bài thuốc 2: chuẩn bị cỏ xước và thổ phục linh mỗi vị 16g; mắc cỡ, sinh địa và hà thủ ô mỗi loại 12g;  thiên niên địa là lá lốt 10g mỗi loại cùng 8g quế chi. Làm sạch rồi sắc dược liệu với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 40g. Dùng hết trong ngày, chia làm 2- 3 lần để uống.
  • Bài thuốc 3: Các dược liệu cần có gồm tang ký sinh và địa hoàng 16g mỗi loại; phục linh, đương quy,  phòng phong, ngưu tất,tần giao, nhân sâm, đỗ trọng, xuyên khung, thược dược, độc hoạt dùng 12g mỗi dược liệu cùng tế tân, chích thảo và quế tâm mỗi 4g mỗi thứ. Làm sạch rồi sắc dược liệu với 5 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 bát thì dừng. Đổ nước thuốc ra cho thêm 5 chén nước sạch vào nồi dược liệu để sắc lần 2 cho tới khi cạn còn 1 bát. Trộn chung hai bát thuốc và uống hết trong ngày.

Chọc hút dịch khớp

Trong trường hợp đầu gối sưng quá to làm ảnh hưởng đến chức năng vận động thì bác sĩ sẽ yêu cầu chọc hút dịch khớp để giải quyết tình trạng này. Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế trong phòng đã được sát trùng và dưới sự thực hiện của các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại kim chuyên dụng để chọc hút dịch khớp, thường là kim Ethylene Tetra Fluoro Ethylene hoặc kim có kích thước 25G hoặc 20G. Kim được dùng để chọc hút đã được sát trùng để tránh viêm nhiễm. Đồng thời bác sĩ cũng có thể kết hợp tiêm corticoid để giảm nguy cơ viêm nhiễm tại đầu gối.

Quy trình thực hiện hút dịch khớp gối khá nhanh gọn, không gây ra cảm giác đau nhức nên hầu như không không cầm dùng thuốc gây tê hay gây mê. Tuy nhiên một số đối tượng có thể không được sử dụng thủ thuật này như

  • Người mắc chứng máu khó đông, người thuộc nhóm máu hiếm  hoặc đang sử dụng các loại thuốc chứa thành phần chống đông máu
  • Người có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn tại đầu gối.

Vật lý trị liệu cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối do chấn thương

Với những người bị tổn thương nặng ở đầu gối làm cản trở nên việc vận động thì chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ mà còn cần kết hợp với vật lý trị liệu để lấy lại khả năng vận động như bình thường. Mục đích chính của phương pháp này vẫn là lấy lại khả năng di chuyển, đi lại, chạy nhảy cũng như tăng cường hệ cơ để phục vụ cho chất lượng cuộc sống sau này.

Tùy tình trạng bệnh nhân mà các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau. Một số người sẽ được dùng các máy móc để chiếu nhiệt, dùng sóng ngắn, xung điện, tia laser, siêu âm trị liệu.. để làm lành các tổn thương. Ngoài ra người bệnh cũng cần kết hợp với các bài tập chuyên môn để phục hồi chức năng vận động cho những người bị thương nặng.

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện có chuyên môn cao về xương khớp hoặc các trung tâm vật lý trị liệu để được hỗ trợ. Đặc biệt thường các vận động viên sẽ rất thường xuyên phải thực hiện các phương pháp này do chấn thương khi chơi thể thao.

Phẫu thuật khớp gối

Mặc dù hầu hết các trường hợp tràn dịch đều không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời nhưng với những người bị chấn thương đầu gối nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng cao làm mất chức năng vận động thì vẫn cần phải thực hiện một số phẫu thuật cần thiết. Thường phẫu thuật sẽ áp dụng cho các trường hợp như rách dây chằng, rách sụn khớp gối, gãy xương đầu gối…

Tùy trường hợp tổn thương mà các phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định khác nhau. Phổ biến nhất là thay khớp nhân tạo và mổ nội soi khớp. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn, có bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao để được phẫu thuật tốt nhất.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Chế độ chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò rất quan trọng sau quá trình phục hồi. Ở những bệnh nhân tổn thương không quá nghiêm trọng thì chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi, tập luyện đúng cách làm hoàn toàn có thể phục hồi. Người bệnh có thể trao đổi thêm với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị và phục hồi tại nhà.

Cụ thể một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối sau chấn thương tại nhà

  • Hạn chế vận động đi lại quá nhiều, hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi đầu gối phục hồi hẳn
  • Tránh va đập vào đầu gối, tránh leo cầu thang, quỳ hay gập đầu gối
  • Đi lại đúng cách, tránh, tránh chạy nhảy hay mang vác nặng
  • Kê đầu gối cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ
  • Giảm cân khoa học nếu cần thiết
  • Có chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm gây viêm, bia rượu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn muối chia hay các loại đồ ăn ít dinh dưỡng
  • Tăng cường bổ sung canxi, omega3, vitamin D.. từ rau xanh, các loại cá, thịt đúng cách
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích nguy hiểm khác
  • Tái khám theo đúng định kỳ để có hướng điều trị phù hợp
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android