Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh – Điều Mẹ Cần Nắm Rõ

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày trẻ bị trào ngược lên thực quản. Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Nếu không có biện pháp xử lý đúng cách, bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Bài viết dưới đây của Vietmec sẽ tổng hợp những điều cần biết về hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh bạn có thể tham khảo.

Trào ngược dạ dày xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 4 - 12 tháng tuổi
Trào ngược dạ dày xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 4 – 12 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì? Nguy hiểm không?

Nôn trớ, quấy khóc sau khi bú là triệu chứng mà rất nhiều trẻ sơ sinh mắc phải. Đây có thể là phản ứng sinh lý bình thường của trẻ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị tiêu hóa tại dạ dày tăng lên đột ngột và trào ngược lên trên thực quản. Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên trên thực quản sẽ gây nóng rát khiến việc bú hoặc ăn uống diễn ra khó khăn hơn bình thường. Điều này đã khiến cho trẻ dần biếng ăn và quấy khóc.

Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả những người trưởng thành và trẻ sơ sinh. Thống kê y khoa cho thấy, bệnh trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng đến khoảng 1% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là do cơ quan tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, cơ thắt thực quản hoạt động yếu kém hoặc co giãn không đúng thời điểm. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3 – 4 tháng tuổi, triệu chứng của bệnh thường khởi phát sau khi trẻ bú hoặc ăn no.

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh được đánh giá là không quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Lúc này, trẻ vẫn có thể chơi đùa được và tình trạng bệnh cũng sẽ thuyên giảm dần sau khi trẻ được 12 tháng tuổi. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra ở trẻ do bệnh lý thì mẹ cần phải đặc biệt chú ý để có biện pháp xử lý đúng cách. Nếu để bệnh diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất ở trẻ và khiến trẻ chậm lớn. Ngoài ra, bệnh còn có thể phát sinh ra một số biến chứng khác như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang,… thậm chí là gây tử vong do tắc đường thở trong lúc ngủ.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Khi mới sinh ra hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn chỉnh, điều này đã khiến cho van ngăn cách dạ dày với thực quản hoạt động không ổn định và tạo cơ hội cho dịch vị dạ dày trào ngược lên trên. Hầu hết các trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng này và thuyên giảm dần sau khi qua 1 tuổi. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ trào ngược ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần lưu ý:

Trào ngược dạ dày có thể xảy ra nếu mẹ cho bé bú không đúng tư thế hoặc bú quá no
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra nếu mẹ cho bé bú không đúng tư thế hoặc bú quá no
  • Cho trẻ bú ở tư thế nằm ngang
  • Đặt bé nằm sấp hoặc nằm ngửa ngay sau khi bú
  • Thức ăn của trẻ hoàn toàn là chất lỏng
  • Bé bú quá no hoặc quá nhanh
  • Không dung nạp sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng
  • Trẻ mắc một số bệnh lý như hẹp môn vị, bại não, nhiễm trùng toàn thân,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Thống kê y khoa cho thấy, tỷ lệ em bé từ 4 – 12 tháng tuổi mắc bệnh có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh mẹ không nên chủ quan, nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ gây hại đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Mẹ có thể nhận biết ra hiện tượng trào ngược dạ dày do bệnh lý ở trẻ thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Buồn nôn: Trẻ hay bị nôn ra sữa, sữa có thể trào ra cả miệng và đường mũi. Nếu thấy trẻ nôn ra dịch vàng hoặc xanh thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu bệnh khởi phát ở trẻ lớn hơn sẽ kèm theo triệu chứng ợ nóng và đau xương ức rất khó chịu.
  • Biếng ăn và quấy khóc: Trào ngược dạ dày thường gây ra các triệu chứng đi kèm như đau họng, khó nuốt,… Khi trẻ bú sẽ kích thích đến niêm mạc trong thực quản gây đau rát. Lúc này sẽ trẻ quấy khóc do khó chịu, lâu dần sẽ trở nên biếng ăn.
Trẻ bị trào ngược dạ dày thường xuyên quấy khóc ngay sau khi bú
Trẻ bị trào ngược dạ dày thường xuyên quấy khóc ngay sau khi bú
  • Nấc cục: Nấc cục xảy ra khi thức ăn và chất lỏng tồn tại xung quanh thực quản. Vì thế, đây cũng là dấu hiệu giúp phụ huynh có thể nhận biết ra hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
  • Uốn cong lưng: Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi trẻ đã ăn no hoặc đang ăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do acid dạ dày và thức ăn tồn đọng ở thực quản gây đau.
  • Ho thường xuyên: Khi dịch vị dạ dày bị trào ngược lên trên sẽ kích thích đến niêm mạc họng và gây ho. Nếu các chất lỏng và thức ăn này xâm nhập vào phổi hoặc khí khí quản sẽ gây viêm và nhiễm trùng. Lúc này, mẹ cần phải cho trẻ nhập viện để điều trị, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khó ngủ và ngủ không ngon: Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thường rất khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên thức giấc. Ngoài ra trẻ còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như đau bụng, chậm tăng cân, thở khò khè, viêm phổi,…

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Khi thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh như nôn trớ sau khi ăn, khó thở, cơ thể tím tái,… mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng và yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như chụp x-quang, kiểm tra nồng độ pH, nội soi đường tiêu hóa trên,… Sau khi đã có chẩn đoán chính xác về bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp can thiệp đúng cách.

Điều trị trào ngược dạ dày tại nhà

Ở những trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày do tác động của yếu tố sinh lý với mức độ không quá nặng, mẹ có thể tiến hành cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ bằng cách điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cách này có tác dụng đẩy lùi cảm giác khó chịu và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng phát sinh biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể mẹ có thể tham khảo:

Cho trẻ sơ sinh bú đúng tiêu thế sẽ hạn chế được nguy cơ trào ngược dạ dày
Cho trẻ sơ sinh bú đúng tiêu thế sẽ hạn chế được nguy cơ trào ngược dạ dày
  • Mẹ chú ý cho bé bú tư thế, không nên để trẻ nằm ngang khi bú hoặc nằm ngay sau khi bú. Tránh cho bé bú quá no trong 1 lúc mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Ở trường hợp trẻ bú bình, mẹ không nên cho bé nằm nghiêng khi bú hoặc pha sữa quá đầy. Thay vào đó hãy kê cao đầu trẻ hoặc vỗ nhẹ vào lưng của trẻ khi bú để tránh tình trạng nôn ói.
  • Nên đặt trẻ nằm nghiêng khi ngủ để tránh tình trạng sặc sữa gây tắc nghẽn đường thở. Mẹ có thể sử dụng gối kê chuyên dụng cho trẻ bị trào ngược dạ dày.
  • Khi trẻ bị sặc sữa, mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng và dùng tay vỗ nhẹ sau lưng. Nếu bé bị sặc sữa lên mũi thì cần phải tiến hành hút sữa ở mũi cho trẻ.
  • Chú ý vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm và bông chuyên dụng. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ sẽ về bổ sung sữa công thức đối với những trẻ bị dị ứng sữa.
  • Môi trường sống của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ và thoáng khí. Không nên cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc khói thuốc lá.
  • Nên tránh cho bé nằm sấp, ở tư thế này bệnh trào ngược dạ dày sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn và làm gia tăng nguy cơ đột tử.
  • Ở những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì nên hạn chế sử dụng sữa và trứng trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Ở những trẻ đang ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với thể trạng của trẻ.

Cho trẻ dùng thuốc Tây y dưới sự chỉ định của bác sĩ

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Dùng thuốc Tây y là phương pháp trị bệnh không được khuyến khích áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần dược tính trong thuốc Tây y có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và sắt trong cơ thể bé, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa. Nhưng nếu bệnh đã chuyển biến nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng thì bắt buộc phải cho trẻ dùng thuốc để cải thiện.  Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton, thực phẩm bổ sung calo,…

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho bé sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ em là đối tượng có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu kém, nếu cho bé sử dụng thuốc sai liều lượng sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc và gây hại đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Ở những trường hợp trào ngược dạ dày diễn ra với mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu bố mẹ nên cho trẻ thực hiện phẫu thuật nội soi để trị bệnh. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về phương pháp trị bệnh này và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để trị bệnh cho bé.

Trên đây là những thông tin cần biết về hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, mẹ nên có các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Đồng thời, mẹ cũng nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trào ngược dạ dày khám ở đâu

TOP 9 Địa Chỉ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở TP HCM Tốt Nhất Hiện Nay

Địa chỉ chữa trào ngược dạ dày ở TPHCM uy tín và lấy được lòng tin của nhiều người dân...

Khám Phá Bài Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Đỗ Minh Đường [Đã Kiểm Chứng]

Bài thuốc đặc trị trào ngược dạ dày gia truyền của dòng họ Đỗ Minh. Trải qua hơn 3 thế...

Hướng Dẫn Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong Hiệu Quả

Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong có lẽ không quá xa lạ với nhiều người. Đây là mẹo...

Đia Chỉ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Tại Hà Nội Tốt Và Uy Tín

Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,... là những địa chỉ khám chữa...

Nhất Nam Bình Vị Khang - giải pháp XÓA SỔ viêm loét dạ dày HP hiệu quả bền vững

[Review] Nhất Nam Bình Vị Khang có tốt không? Lời giải đáp từ chính “nhân chứng sống”

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y Viện nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh...

Thuốc trào ngược dạ dày ở trẻ

Bé 3 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Cách Xử Lý Và Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày do tác động của nhiều nguyên nhân khác, có cả sinh lý...

Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng Và Cách Trị Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Hôi miệng không ảnh...

Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Trị An Toàn Nhất

Bà bầu bị trào ngược dạ dày là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Trào ngược dạ dày gây...