Trật Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi? Nguy Hiểm Không? Mẹo Mau Bớt
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi, liệu có nguy hiểm hay để lại di chứng nào khác không là băn khoăn của rất nhiều người gặp tình trạng này. Theo bác sĩ, nếu chủ quan với tình trạng này có thể làm biến dạng khớp gối, thậm chí là phải cắt cụt chi. Người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kịp thời kiểm soát các tình trạng này.
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi?
Trật khớp gối là thuật ngữ dùng để mô tả khớp gối bị lệch ra khỏi vị trí cấu trúc ban đầu, thường là xương đùi và xương chày. Cần hiểu rõ khớp gối không phải xương bánh chè, rất nhiều người thường nhầm lẫn 2 bộ phận này và thường phải đi làm các xét nghiệm hình ảnh như X quang hay CT mới có thể xác định chính xác.
Nguyên nhân gây trật khớp gối là do người đó xoay chuyển đầu gối đột ngột, chấn thương thể thao hay có những tác động vật lý lớn, mạnh trực tiếp vào khớp gối. Tình trạng này khớp gối bị biến dạng, sưng đầu gối, đau nhức nghiêm trọng, giảm biên độ vận động của khớp gối hoặc cũng hạn chế việc di chuyển, đi lại, thậm chí là không thể đứng dậy được.
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ chấn thương hay hướng điều trị. Thường bác sĩ sẽ yêu cầu đeo nẹp để cố định lại vị trí của khớp gối hoặc băng bó nếu cần. Kèm theo đó là dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi. Nếu các triệu chứng không quá nặng có thể phục hồi trong khoảng 6 tuần.
Tuy nhiên nếu các chấn thương nặng hơn, người bệnh có thể phải băng bó kéo dài hay thậm chí là phải thực hiện các phẫu thuật để điều chỉnh các tổn thương bên trong. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu tham gia vật lý trị liệu mới phục hồi hoàn toàn. Trật khớp gối bao lâu thì khỏi với trường hợp này cũng có thể kéo dài trong vài tháng.
Bên cạnh đó trật khớp gối bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào các vấn đề khác như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi trong thời gian phục hồi. Nếu giai đoạn này người bệnh vẫn đi lại nhiều, ăn uống thiếu chất, lạm dụng thuốc giảm đau thì sẽ dễ để lại di chứng hơn. Ngược lại nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn chân và bổ sung các dưỡng chất cho khớp có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục hơn.
Nói chung với băn khoăn trật khớp gối bao lâu thì khỏi thì phụ thuộc vào siêu nhiều yếu tố. Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Sau khi làm đầy đủ các kiểm tra cần thiết bác sĩ sẽ lên lộ trình điều trị và cho người bệnh biết thời gian cần thiết để khớp gối phục hồi hoàn toàn.
Trật khớp gối có nguy hiểm không?
Có thể nhìn thấy rõ khi bị trật khớp gối cảm giác đầu tiên của người bệnh sẽ là vô cùng đau đớn, khớp bị biến dạng thấy rõ đồng thời gặp những khó khăn trong di chuyển. Tuy nhiên những biến chứng và di chứng có thể để lại còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần nên những người gặp tình trạng này tuyệt đối không được chủ quan.
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi, mức độ nguy hiểm thế nào chính là điều bệnh nhân cực kỳ băn khoăn. Không chỉ khớp đầu gối mà các cơ quan xung quanh, chẳng hạn như các dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng theo. Cụ thể một số biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như
- Làm tổn thương các dây thần kinh mác chung (peroneal nerve) ở bắp chân dẫn đến tê liệt chi dưới.
- Tắc nghẽn mao mạch nằm ở vùng phía sau đầu gối, nguy hiểm hơn là vỡ mạch máu.
- Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân gây đau nhói, sưng chân và vùng đầu gối. Các huyết khối này có thể phát triển lớn dần, vỡ ra và đọng lại ở phổi. Người bệnh có nguy cơ bị gây tắc động mạch phổi (thuyên tắc phổi) gây khó thở, cực kỳ nguy hiểm.
- Tăng nguy cơ mắc hội chứng khoang cấp tính chi thể (Compartment Syndrome) được xuất hiện khi các cơ sưng lên gây áp lực lớn ngưng đọng tại mạch máu, dây thần kinh và cơ. Các áp lực này khiến cho máu không lưu thông đến mô làm chân tay tê cứng, người lạnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử hay thậm chí phải cắt bỏ chi.
- Tổn thương dây thần kinh, mạch máu hay các cơ dẫn đến bại liệt, mất khả năng đi lại.
Khi bị huyết khối tĩnh mạch sẽ dẫn đến làm mạch máu bị tắc nghẽn, không di chuyển được đến các mô cơ và toàn bộ cơ thể. Tình trạng này nếu kéo dài trên 8 tiếng và không được điều trị thì nguy cơ phải cắt cụt chi là 86%, còn nếu điều trị dưới 8 tiếng thì tỉ lệ chỉ khoảng 11%.
Nói chung không được chủ quan với tình trạng trật khớp đầu gối dù nhẹ hay nặng. Ngay cả sau điều trị người bệnh vẫn cần chú ý đến chế độ phục hồi để tránh gây ra các di chứng, chẳng hạn như đau khớp gối ê ẩm mỗi khi thời tiết thay đổi.
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi, nên làm gì?
Như đã nói, trật khớp gối bao lâu thì khỏi bên cạnh mức độ tổn thương thì quá trình chăm sóc và phục hồi cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó để khớp gối nhanh hồi phục lại trạng thái ban đầu bạn nên thực hiện các biện pháp sau
Tuân thủ điều trị với bác sĩ
Quá trình điều trị y tế đóng chính trong tiến trình phục hồi của khớp gối bị trật. Người bệnh cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian điều trị để đảm bảo mang đến những hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm liều thuốc hay kết hợp các biện pháp khác, loại thuốc khác nếu không được bác sĩ chỉ định.
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi thì thời khỏi sẽ được rút ngắn tối đa qua các biện pháp điều trị y tế sau
- Dùng thuốc: bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống sưng viêm để giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
- Điều trị bảo tồn: nếu tình trạng trật khớp gối không quá nghiêm trọng bác sĩ có thể trực tiếp dùng lực tay để nắn lại đầu gối nhằm đưa các cơ quan sai lệch về vị trí ban đầu. Sau đó bệnh nhân cần đeo nẹp để cố định lại các cơ quan này, sau khoảng 6 tuần có thể tháo nẹp và hoạt động lại như bình thường.
- Điều trị y khoa: với những tổn thương nghiêm trọng hơn, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện bác sĩ sẽ thực hiện các can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở để chỉnh sửa những sai sót bên trong khớp gối. Quá trình này cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng như nhiễm trùng, sưng đau nên người bệnh cần tìm đến các bệnh viện uy tín.
- Vật lý trị liệu: thường áp dụng với các trường hợp nặng để phục hồi dần chức năng vận động. Người bệnh có thể bị cứng khớp gối sau bó bột nên bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập hay phương pháp trị liệu phù hợp để ngăn ngừa nguy cơ này.
Nghỉ ngơi và giảm đau tại nhà
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi thì muốn nhanh khỏi bắt buộc người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau đeo nẹp hay phẫu thuật cần để đầu gối nghỉ ngơi thư giãn để kích thích tốc độ phục hồi của cơ, dây thần kinh và tế bào nhanh chóng hơn. Cụ thể, một số biện pháp mà người bệnh có thể tham khảo như
- Chườm nóng hay chườm lạnh lên đầu gối để giảm đau nhức mà không cần lạm dụng các thuốc giảm đau quá mức.
- Kê chân và đầu gối lên cao khi nằm để giữ thẳng theo nẹp chân cũng như kích thích máu lưu thông hiệu quả, giảm tình trạng bị tê chân
- Thực hiện các bài tập vận động khớp gối theo chỉ định của bác sĩ sau 3- 5 ngày nẹp hay bó bột, không nên để khớp bất động quá lâu sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị căng cứng
- Hạn chế tối đa các tác động lên đầu gối
- Không đi lại quá nhanh hay xoay chuyển đầu gối đột ngột, ngay cả khi đã được tháo nẹp hay bó bột
- Đảm bảo ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, không nên thức khuya
Bổ sung dinh dưỡng cho người trật khớp gối
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đẩy nhanh tốc độ phục hồi những tổn thương ở khớp gối. Bên cạnh việc nghỉ ngơi người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế các thực phẩm gây sưng viêm hay kích ứng đầu gối, ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh có chứa nhiều chất tốt cho khớp.
Trật khớp gối nên ăn gì, kiêng gì mau phục hồi hãy tham khảo ngay những nhóm thực phẩm sau
- Các nhóm rau họ cải như cải ngọt, cải xoăn, cải cay ..do có chứa nhiều chứa nhiều chất chống oxy hóa. giúp giảm sưng viêm, ức chế hoạt động của các enzym gây đau giúp người bệnh dễ chịu hơn. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin C, chất xơ, canxi cần thiết cho khớp
- Các nhóm cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi có hàm lượng omega 3 vô cùng dồi dào, giúp tăng lượng chất nhờn để tăng biên độ hoạt động của khớp. Ngoài ra nhóm cá này cũng bổ sung vitamin A, protein hay canxi để thúc đẩy quá trình tái tạo khớp nhanh hơn.
- Ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm áp lực cho khớp gối, giảm sưng đau hay ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Gừng và nghệ đều giúp chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào
- Tăng cường các loại rau củ và trái cây để bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết
- Bổ sung thêm sữa và các loại nước hầm xương
- Tránh xa các nhóm thịt đỏ, đồ ăn quá ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật hay các món ăn nhiều muối
- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích trong suốt quá trình hồi phục
- Có thể kết hợp bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng giúp bồi bổ chức năng của hệ thống xương khớp
Trật khớp gối bao lâu thì khỏi thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ và có chế độ chăm sóc tại nhà khoa học sẽ được rút ngắn tối đa thời gian này. Đừng quên tái khám sau điều trị để kiểm tra lại chức năng đầu gối và ngăn ngừa các biến chứng khác xuất hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!