Trật Mắt Cá Chân

Triệu chứng và nguyên nhân

Trật mắt cá chân thường xuất hiện khi bạn vô tình té ngã làm cong vẹo bàn chân đột ngột, đi giày dép không phù hợp trên các địa hình lồi lõm khiến mắt cá chân bị đẩy ra khỏi cấu trúc của nó. Tình trạng khiến bàn chân bị đau nhức, sưng vù nghiêng trọng, thậm chí có thể không đi lại được. Nghỉ ngơi, chườm đá hay bó bột có thể giúp phục hồi tổn thương này nhanh chóng.

Định nghĩa

Trật mắt cá chân hay còn được gọi với nhưng thuật ngữ khác như bong gân mắt cá chân, mắt cá chân xoắn được dùng để mô tả tình trạng tổn thương, đứt hoặc giãn các dải mô cứng (hay các sợi của dây chằng) bao quanh mắt cá chân, có tác dụng nối các xương ở khớp lại với nhau. Bàn chân bị bẻ vào trong hoặc ra ngoài sẽ làm mắt cá chân lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Bong gân được chia thành các loại sai

  • Trật mắt cá chân đảo ngược (bên): xảy ra do các chuyển động đột ngột hay các ngoại lực bên ngoài tác động khiến bàn chân trị trẹo vào bên trong, kèm theo các mô cứng cũng kéo căng quá mức , đặc biệt là dây chằng calcaneofibular. Việc đi đứng trên các loại giày cao gót gót nhọn trên các địa hình gồ ghề có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Trật mắt cá chân Eversion (giữa):  hay còn được chấn thương lệch, xuất hiện đến phần giữa của bàn chân làm cho các dây chằng delta hoặc dây chằng giữa bị giãn ra., Mắt cá chân xoay theo hướng trung gian làm cho bàn chân xoay vào bên trong trong khi mắt cá chân lại xoay sang bên.
  • Bong gân mắt cá chân cao (syndesmotic): thường gặp ở những người có xu hướng chơi thể thao nhiều như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, trượt patin khiến cho bàn chân bị xoay đột ngột và mạnh…

Bong gân hay trật mắt cá chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ người già đến người trẻ  khiến , vùng mắt cá này sẽ có xu hướng sưng phù, đau nhức, nghiêm trọng xuất hiện một cách đột ngột, tăng lên nếu trọng lượng cơ thể lớn. Sờ vào vùng bàn chân và mắt cá sẽ thấy nóng ấm và đau nhức. Bong gân có thể khiến bạn bị cà nhắc hay không di chuyển được.

Hình ảnh

Nguyên Nhân

Các hoạt động  của chân và bàn chân, đặc biệt là xoay, và gập – chân là yếu tố chính dẫn đến các chấn thương này. Các triệu chứng trật mắt cá chân thường diễn ra nhanh, đột ngột khiến người bệnh đau nhức nghiêm trọng. Người bệnh có thể đứng lên được nhưng cũng có thể không thể di chuyển ngay lúc này.

Trật mắt cá chân thường xảy ra khi bạn đột ngột bị trẹo chân sang một bên. Các yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng này gồm

  • Chạy nhanh, vội trên bề mặt không bằng phẳng.
  • Đi giày dép không phù hợp hay không quen, chẳng hạn đi dép cao góp trên các địa hình lởm chởm nhiều đất đá.
  • Người chơi thể thao hay các tham gia các hoạt động cần vận động mạnh như chơi đá bóng, bóng chuyền, cầu lông.
  • Té hay vấp ngã đột ngột.
  • Dây chằng yếu hoặc lỏng lẻo có thể liên quan đến những tổn thương từ trước đó chưa lành hẳn hoặc có liên quan đến các yếu tố di truyền hoặc vì tác động quá mức lên dây chằng khiến tình trạng bong gân cứ lặp đi lặp lại liên tục.
  • Trở lại trước khi các tổn thương chưa phục hồi.

Biến chứng

Trật mắt cá chân thường xảy ra ở nhiều người tuy nhiên thường không ở mức nguy hiểm quá mức. Ở một số vận động viên sau khi bị bong gân các bác sĩ vẫn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau xương khớp tạm thời, thường là các loại thuốc xịt để kiểm soát cơn đau để tiếp tục tham gia trận đấu nếu tình trạng tạm ổn, tất nhiên chỉ khi được bác sĩ xem xét và cho phép.

Các biến chứng nguy hiểm của trật mắt cá chân thường xuất hiện khi người bệnh cố gắng vận động quá mức, hoạt động mạnh dẫn tới trật mắt cá chân trở lại trong thời gian ngắn hay những người bị bong gân thường xuyên. Ngoài ra bệnh có thể làm tổn thương bên trong gây viêm khớp, mất vững khớp cổ chân mãn tính hay làm thay đổi dáng đi.

Thường thời gian phục hồi để người bệnh có thể đi lại bình thường là trong khoảng 4 tuần, tuy nhiên nếu muốn chơi thể thao, chạy nhảy thì bác sĩ khuyến khích nên chờ đợi trong 13 tuần để phục hồi hoàn toàn. Chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh trong thời điểm này sẽ giúp hạn chế các di chứng khác.

Nói chung ngay sau khi bị trật mắt cá chân bạn cần phải thực hiện nhanh các biện pháp sơ cứu tạm thời. Nếu sau khi sơ cứu vẫn có các triệu chứng như chân sưng viêm nặng, đau nhức không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc, có dấu hiệu nhiễm trùng hay những người thường bị trật mắt cá chân liên tục thì nên đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng điều trị chính xác nhất.

Phòng ngừa

Chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng để rút ngắn thời gian phục hồi ở những người bị trật mắt cá chân. Đồng thời sau đó người bệnh cũng cần chú ý trong các hoạt động thường ngày hơn để tránh nguy cơ lại bị bong gân tiếp sẽ không tốt cho hệ thống xương khớp. Các biện pháp này cũng có thể áp dụng cho tất cả mọi người để tránh nguy cơ bị trật mắt cá chân.

Cụ thể, một số phương pháp bạn nên tham khảo gồm:

  • Dành thời gian ngủ đầy đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp bổ sung năng lượng để quá trình phục hồi diễn ra an toàn hơn.
  • Hạn chế vận động đi lại làm tác động đến mắt cá chân trong 2- 3 ngày đầu, nhưng ngày sau có thể đi lại nhưng hết sức nhẹ nhàng, có thể dùng nạng đến khi mắt chân chân phục hồi hoàn toàn.
  • Bổ sung các món ăn có tính chống viêm giảm đau như bạc hà, tỏi, gừng trong các món ăn thường ngày.
  • Ưu tiên chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường các nhóm cá béo, hạt, sữa, rau xanh và các loại trái cây, tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích hay các món ăn nhiều dầu mỡ khác.
  • Tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để cơ thể dẻo dai và mềm mại hơn.
  • Sử dụng giày dép phù hợp, nếu chưa quen với việc đi dép cao góp bạn nên chọn các đôi có đế to, đế vương, có độ cao phù hợp để dễ dàng di chuyển hơn. Với người trật mắt cá chân chưa phục hồi chỉ nên đi dép bệt, không nên đi giày hay dép cao gót.
  • Cẩn thận hơn trong việc đi lại và di chuyển hằng ngày, tránh hấp tấp vội vàng.
  • Trước khi vận động hay chơi thể thao cần luôn làm nóng cơ thể để hạn chế các nguy hiểm nếu có xảy ra các tổn thương.

Trật mắt cá chân thường gặp ở rất nhiều đối tượng, đặc biệt là các vận động viên thể thao, tuy nhiên bạn không nên vì vậy mà chủ quan. Mỗi người cần cẩn trọng hơn khi chuyển mỗi ngày để tránh các nguy cơ này xuất hiện.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp như X quang, CT để xem xét kỹ các tổn thương bên trong sau đó mới đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng người. Hầu hết với bệnh nhân bong gân đều được điều trị bằng các biện pháp nội khoa, rất ít các trường hợp cần phẫu thuật, trừ khi bị gãy xương ở bàn chân hay cổ chân.

Nguyên tắc Rice

Nguyên tắc Rice chính là biện pháp được ứng dụng ngay cho các bệnh nhân bị trật mắt cá chân tạm thời, tại chỗ để giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng  khác có thể xuất hiện. Trong đó quy tắc này có nghĩa là R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation.

Cụ thể như sau:

  • Rest - nghỉ ngơi: người bệnh cần được nghỉ ngơi ngay lập tức, tốt nhất không nên tiếp tục đi lại  trong khoảng 48 - 72 cho khớp bàn chân và khớp cổ chân được nghỉ ngơi. Tuyệt đối không nên đè lực lên chân, nếu cần di chuyển bạn có thể dùng nạng để giảm áp lực lên dây chằng bị tổn thương.
  • Ice - Chườm đá: đây luôn là một biện pháp cực kỳ hiệu quả cho người bị đau nhức xương khớp, sưng viêm khớp do những chấn thương đột ngột vừa xuất hiện. Nhiệt lạnh từ đá sẽ giúp dây chằng co lại, ngăn chặn quá trình chuyển hóa tín hiệu đau đến não bộ. Bạn có thể dùng các túi chườm đá chuyên dụng hoặc bọc đá để trong khăn hoặc bịch nhựa rồi chườm lên mắt cá chân. Thực hiện ngay sau khi trật chân, mỗi lần từ 15- 20 phút, tuyệt đối không nên quá lâu nhưng có thể làm 4-8 lần trong ngày. Thực hiện ngay sau 48 giờ đầu sẽ làm giảm đau do trật chân cực kỳ hiệu quả.
  • Compression - nén: bạn có thể dùng các loại băng gạc chuyên dụng hoặc nếu không có có thể dùng các mảnh vải dài quấn quanh bàn chân và mắt cá tạm thời để cố định mắt cá chân, tránh tình trạng tiến tục di lệch sẽ làm đau nhức nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên bạn không nên quấn quá chặt để máu còn lưu thông và nên bắt đầu ở vị trí xa tim nhất. Nếu lỡ quấn quá chặt hãy nới lỏng, tránh tình trạng tê chân mất cảm giác.
  • Elevation - Nâng chân lên cao: trong bất cứ lúc nào từ kể từ thời điểm bị trật chân bạn hãy cố gắng đưa chân lên cao hơn tim, ngay cả khi ngồi hoặc nằm, điều này có thể giúp máu lưu thông ổn định và giảm sưng nhanh chóng. Hãy dùng một cái gối để kê chân lên sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Với các tình trạng không quá nghiêm trọng và biết cách băng sơ cứu thì áp dụng Nguyên tắc Rice kết hợp với việc uống một số thuốc giảm đau có thể giúp mắt cá chân dần phục hồi mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên nếu sau 2 - 3 ngày các triệu chứng vẫn không dứt thì bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra chi tiết hơn.

Các biện pháp điều trị y tế

Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn tốt nhất bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thực hiện các kiểm tra cho tiết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau nhằm kiểm soát cơn đau, giảm các hệ lụy nguy hiểm khác, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người bệnh.

Các loại thuốc phổ biến thường dùng cho người bị trật mắt cá chân gồm

  • Acetaminophen: Thường dùng Tylenol để làm giảm những cơn đau nhẹ trong thời gian ngắn nhất nhưng không gây ra quá nhiều tác dụng phụ, đồng thời còn giúp hạ sốt hiệu quả.
  • Ibuprofen:  Được chỉ định cho những người có cơn đau vừa để mang đến tác dụng chống viêm và giảm đau nhanh.

Ngoài ra nếu có các chấn thương làm lệch mắt cá chân dẫn tới các hạn chế trong di chuyển, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh nẹp và tham gia các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Các bài tập này có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia hoặc thực hiện hằng ngày tại nhà khi đã am hiểu. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng để dần ổn định chức năng của khớp chân.

Trong trường hợp các chấn thương nặng, bác sĩ cũng có thể chỉ định buộc phải phẫu thuật để đưa mắt cá chân về lại vị trí ban đầu và chỉnh sửa các tổn thương bên trong. Đa phần phương pháp này chỉ được thực hiện khi các tổn thương nghiêm trọng do các tác động ngoại lực trực tiếp vào mắt cá chân hoặc ở những người thường xuyên tái đi tái lại quá nhiều lần.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android