Trẻ 6 Tháng – 1 Tuổi Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón là tình trạng xảy ra khá phổ biến, mẹ có thể tiến hành cải thiện bằng các mẹo đơn giản. Nhưng nếu nghi ngờ trẻ bị táo bón do bệnh lý, bắt buộc phải tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa để giải quyết dứt điểm. Nếu để táo bón diễn ra lâu ngày sẽ khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 6 tháng – 1 tuổi

Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp, tình trạng này xảy ra khi nhu động ruột bị rối loạn. Khi bị táo bón, số lần đi đại tiện sẽ ít hơn so với bình thường và phân có tính chất khô cứng. Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng rất dễ bị táo bón do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa phát triển toàn diện. Thông thường, trẻ em dưới 1 tuổi nếu đang bú mẹ sẽ đi ngoài vài lần trong ngày, phân đào thải ra có tính chất mềm và sệt. Nếu trẻ bú sữa công thức thì số lần đi đại tiện sẽ ít hơn, phân cũng có màu sẫm và cứng hơn. Còn với trẻ ăn dặm thì phân đào thải ra ngoài sẽ có khuôn và tần suất đi đại tiện cũng ít.

Mẹ có thể dựa vào tính chất phân và tần suất đi ngoài của con để đánh giá xem con có bị táo bón không. Thông thường, trẻ bị táo bón sẽ đi ngoài không thường xuyên và phân cứng khó đào thải ra ngoài. Mỗi khi đi đại tiện trẻ sẽ phải gồng mình rặn, bị đau rát hậu môn và đôi khi là có máu bên ngoài bề mặt phân. Nếu tình trạng táo bón diễn ra kéo dài dưới 2 tuần thì gọi là cấp tính, còn trên 2 tuần thì được gọi là mãn tính. Chuyên gia cho biết, tình trạng táo bón ở trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

  • Dùng sữa công thức là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em trong giai đoạn này. Trong sữa công thức có thành phần đạm rất cao, khi trẻ sử dụng sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Lúc này, ruột phải co bóp mạnh và tăng hấp thụ nước để có thể làm tan lượng đạm dư thừa. Điều này đã khiến cho phân của trẻ bị khô cứng và khó đào thải ra ngoài.
  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Nếu mẹ cho bé ăn dặm sai cách cũng là nguyên nhân gây táo bón. Cụ thể là cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa có hàm lượng đạm và chất béo cao nhưng lại ít chất xơ và khoáng chất, sử dụng đồ ăn thô cứng không phù hợp với lứa tuổi,…
  • Ở giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu tập ngồi bô để đi vệ sinh. Điều này đã khiến cho cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng và gây ra táo bón.
  • Ngoài ra, táo bón cũng rất dễ khởi phát ở trẻ bị sinh thiếu tháng, bị còi xương, mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh về nội tiết – thần kinh – chuyển hóa,…

GỢI Ý CHO BẠN: 5 Loại Sữa Dành Cho Trẻ Bị Táo Bón tốt nhất hiện nay

Táo bón rất dễ xảy ra ở những trẻ được bổ sung thêm sữa công thức
Táo bón rất dễ xảy ra ở những trẻ được bổ sung thêm sữa công thức

Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón

Khi nuôi con nhỏ, mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện ra bất thường và có biện pháp can thiệp đúng cách. Thông thường, mẹ có thể nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng – 1 tuổi thông qua các dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Phân cứng và vón cục: Khi trẻ đi đại tiện, phân đào thải ra bên ngoài thường có dạng viên nhỏ, khô và ve tròn như phân dê. Phân có màu xám hoặc đen, khi sờ vào sẽ không có độ ẩm. Nếu trên phân có vết máu thì rất có thể niêm mạc hậu môn của trẻ đã bị tổn thương.
  • Khó tiêu, đầy bụng: Quan sát thấy bụng trẻ bị phình to, khi dùng tay sờ vào có cảm giác cứng thì rất có thể trẻ đang bị đầy hơi và khó tiêu. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng táo bón ở trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi.
  • Quấy khóc, bỏ ăn: Khi bị táo bón, thức ăn đưa vào cơ thể trẻ sẽ không được chuyển hóa tốt và phân khó đào thải ra ngoài. Điều này đã khiến cho trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu và mệt mỏi. Lúc này trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn để biểu hiện sự khó chịu của bản thân. Nhiều trẻ sẽ có dấu hiệu khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Triệu chứng khác: Một số triệu chứng táo bón khác ở trẻ là đi cầu dưới 3 lần/tuần, bé rặn hoặc khóc khi đi vệ sinh, són phân, hành vi và tâm lý bị thay đổi, ăn được ngay sau khi đi tiêu, tắc ruột, quấy khóc bất thường,…

Cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng dữ dội, chướng bụng và nôn ói
  • Tiêu chảy lẫn máu, bất thường tại hậu môn
  • Chậm lớn, thần kinh chậm phát triển
  • Có các dấu hiệu đi kèm liên quan đến bệnh lý

TIN HỮU ÍCH: Trẻ Bị Táo Bón Đi Ngoài Ra Máu phải làm sao?

Khi trẻ bị táo bón sẽ quấy khóc để biểu hiện sự khó chịu của bản thân
Khi trẻ bị táo bón sẽ quấy khóc để biểu hiện sự khó chịu của bản thân

Các cách trị táo bón cho trẻ 6 tháng – 1 tuổi

Khi trẻ 6 tháng – 1 tuổi bị táo bón, mẹ có thể tiến hành cải thiện bằng các mẹo đơn giản như điều chỉnh lại chế độ ăn uống, massage bụng cho trẻ,… Các cách này có tác dụng tăng nhu động ruột, hỗ trợ làm mềm phân và kích thích đẩy phân ra ngoài. Nhưng nếu trẻ bị táo bón kéo dài, mẹ không được chủ quan mà hãy đưa trẻ đi thăm khám và điều trị chuyên khoa. Dưới đây là hướng dẫn điều trị táo bón cho trẻ 6 tháng – 1 tuổi bạn có thể tham khảo:

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ

Cũng tương tự như người lớn, khi trẻ bị táo bón mẹ nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày để hỗ trợ làm mềm phân và dễ đi tiêu hơn. Lúc này, chế độ ăn uống của trẻ cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Với trẻ đang còn bú mẹ, mẹ cần xem xét lại chế độ ăn uống của bản thân để làm mát sữa. Lúc này, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Với trẻ bị táo bón do uống sữa công thức, mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi loại sữa khác phù hợp với trẻ hơn. Đồng thời, chú ý pha sữa công thức theo đúng tỉ lệ để cho bé sử dụng, tránh pha sữa quá loãng hay quá đặc.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bú mẹ nhiều hơn để cấp nước cho cơ thể. Mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép táo tươi hoặc nước ép mận tươi để hỗ trợ nhuận tràng. Đơn giản hơn, mẹ có thể pha trực tiếp vào trong sữa rồi cho bé uống.
  • Với trẻ đang bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, mẹ nên cho bé sử dụng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Đồng thời, cho bé sử dụng thêm một số loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, khoai lang, trái cây, đậu,…
  • Khi trẻ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa thích ứng dần. Tuyệt đối không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Thường xuyên quan sát biểu hiện của trẻ khi đi ngoài. Nếu trẻ có dấu hiệu rặn mạnh hoặc nhăn mặt, mẹ cần có các biện pháp can thiệp đúng cách giúp bé dễ đi ngoài hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Bé Ăn Dặm Bị Táo Bón Phải Làm Sao? Điều cần biết

Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ giúp giảm nhẹ triệu chứng táo bón
Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ giúp giảm nhẹ triệu chứng táo bón

Massage bụng cho trẻ

Massage cũng là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng – 1 tuổi khá hiệu quả. Massage có tác dụng làm tăng nhu động ruột, cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa và giúp bé dễ đi ngoài hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện mẹ có thể tham khảo:

  • Cách 1: Dùng các đầu ngón tay thoa quanh rốn trẻ theo vòng tròn cùng chiều kim đồng hồ, khi thực hiện nên tác động lên bụng trẻ một lực vừa phải để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Mẹ nên duy trì động tác này từ 5 – 10 phút sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
  • Cách 2: Đặt bé nằm trên giường rồi dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân của bé. Sau đó, tiến hành di chuyển hai chân bé tương tự như động tác đạp xe. Sau khoảng 5 – 10 phút bé sẽ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Cách 3: Xả nước ấm vào chậu rồi đặt bé vào, nên để cho lượng nước cao ngang ngực của trẻ. Sau đó, mẹ dùng hai tay thoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện rặn và nâng cao hai chân, mẹ hãy ép chân bé về phía bụng giúp bé dễ đại tiện hơn. Sau đó, tắm rửa lại cho bé và tiến hành dọn phân.

Ở những trẻ bị táo bón do phân to cứng, mẹ cũng có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh đúng cách. Thành phần dược tính trong thuốc sẽ có tác dụng làm mềm phân và giúp bé dễ đi ngoài hơn. Đồng thời, mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách và tiến hành khắc phục nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Sau khi tình trạng táo bón ở trẻ đã được giải quyết, mẹ nên hình thành cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

NHẤP VÀO ĐÂY: 10 Biện Pháp Phòng Ngừa Táo Bón tốt nhất tại nhà

Biện pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ 6 tháng – 1 tuổi

Táo bón khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, về dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ cần chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ, tránh để tình trạng này tái phát nhiều lần. Một số biện pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi mẹ có thể áp dụng là:

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường giúp phòng ngừa táo bón xảy ra
Mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường giúp phòng ngừa táo bón xảy ra
  • Tập cho bé thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi ăn.
  • Nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào trong thực đơn ăn dặm của trẻ.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể trẻ mỗi ngày giúp hỗ trợ nhu động ruột và làm mềm phân
  • Nếu có thể, nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và hạn chế sữa công thức.
  • Trường hợp trẻ phải bổ sung thêm sữa công thức, cần chú ý pha sữa cho trẻ sử dụng theo đúng hướng dẫn in trên bao bì
  • Thường xuyên quan sát biểu hiện của trẻ, nếu thấy trẻ có dấu hiệu muốn đi ngoài mẹ hãy có các biện pháp hỗ trợ.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các vận động thể chất ngoài trời giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng táo bón ở trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi mẹ có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc con nhỏ. Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên có các biện pháp can thiệp đúng cách càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị táo bón do bệnh lý, phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

CÁC BÀI HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android