Trẻ Bị Táo Bón Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi?
Trẻ bị táo bón cần được ăn uống khoa học và đúng cách để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra. Ngược lại, nếu mẹ cho bé ăn uống vô tội vạ sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn và làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy, trẻ bị táo bón nên ăn gì? Bài viết dưới đây là thông tin về một số loại thực phẩm mà trẻ nên ăn và nên kiêng khi bị táo bón bạn có thể tham khảo.
Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho trẻ bị táo bón
Táo bón là hiện tượng trẻ đi tiêu với tần suất ít hơn bình thường và gặp khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em thường gặp là do ăn uống thiếu khoa học, nhịn đi cầu, lười vận động, sử dụng kháng sinh hoặc mắc các bệnh lý về đường ruột. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ khá an toàn và hiệu quả.
Các nguyên tắc dinh dưỡng dành cho trẻ bị táo bón bố mẹ cần nắm rõ là:
- Với trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho trẻ ăn dặm, thay vào đó mẹ hãy tăng cường số lần bú của trẻ lên. Đồng thời, mẹ cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân giúp cải thiện chất lượng sữa.
- Với trẻ sử dụng sữa công thức bị táo bón, mẹ nên thay đổi loại sữa khác phù hợp hơn. Đồng thời, chú ý pha sữa theo đúng công thức được in trên bao bì để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Không nên cho trẻ bị táo bón ăn quá nhiều vào một bữa, thay vào đó hãy cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm mềm phân và dễ đi tiêu hơn. Lượng nước bổ sung cho cơ thể trẻ sẽ có sự khác nhau dựa vào độ tuổi, trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi ( bổ sung 200 – 300ml nước/ngày), trẻ 1 – 3 tuổi (bổ sung 500 -600 ml nước/ngày), trẻ từ 3 – 5 tuổi (bổ sung 1 lít nước/ngày), với trẻ trên 10 tuổi (1.5 – 2 lít nước/ngày).
Trẻ bị táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi?
Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân và kích thích đi ngoài. Mẹ cần cho bé sử dụng đa dạng thực phẩm để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh tình trạng cho bé sử dụng một loại thực phẩm trong thời gian dài gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng táo bón rất tốt được chuyên gia khuyên dùng, mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ:
Trẻ bị táo bón nên ăn rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bị táo bón. Hàm lượng dưỡng chất tìm thấy trong rau xanh có tác động rất tích cực đến hệ tiêu hóa của trẻ, giúp làm mềm và xốp phân, giúp việc đi tiêu diễn ra thuận lợi hơn.
Một số loại rau xanh nên tăng cường bổ sung vào trong chế độ ăn uống của trẻ bị táo bón là:
- Mồng tơi: Mồng tơi là loại rau có tính mát, khi sử dụng vào cơ thể sẽ giúp thanh nhiệt giải độc và mang lại hiệu quả nhuận tràng. Chất nhầy trong rau mồng tơi còn có khả năng bôi trơn đường ruột, hỗ trợ đẩy phân ra ngoài. Nếu trẻ bị táo bón ăn rau mồng tơi sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và cải thiện chứng táo bón.
- Rau lang: Rau lang có tác dụng nhuận tràng rất tốt, nếu mẹ cho trẻ sử dụng thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón. Cách sử dụng rau lang rất đơn giản, mẹ có thể luộc hoặc nấu canh rồi cho bé sử dụng.
- Rau dền đỏ: Trong rau dền đỏ chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ bị táo bón như chất xơ, vitamin, khoáng chất, glucid,… Với trẻ đang bị táo bón, mẹ nên cho trẻ ăn rau dền đỏ khoảng 3 lần/tuần để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
- Bắp cải: Bắp cải có chứa hàm lượng chất xơ rất cao cùng nhiều loại vitamin thiết yếu khác. Việc bổ sung bắp cải vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra. Mẹ nên cho bé ăn bắp cải luộc, canh bắp cải hoặc bổ sung loại rau này vào trong cháo của bé.
- Cải bruxen: Cải bruxen chứa rất nhiều chất xơ, acid folic, kali, canxi, vitamin K,… Đây cũng là một trong những loại rau được chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ bị táo bón sử dụng mỗi ngày.
Bổ sung trái cây tươi vào thực đơn ăn uống của trẻ
Trái cây tươi là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi đối với sức khỏe, nếu mẹ cho bé sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Với trẻ bị táo bón, ăn trái cây còn bổ sung thêm chất xơ cho hệ tiêu hóa và giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
Các loại trái cây được chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ bị táo bón sử dụng là:
- Táo: Táo có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin rất cao, chúng có khả năng làm mềm phân và tăng lợi khuẩn đường ruột. Với những trẻ đang bị táo bón, mẹ nên cho trẻ ăn táo sau bữa ăn chính khoảng 15 phút giúp quá trình tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra một cách tốt nhất.
- Lê: Trong quả lê chứa đến 22% là chất xơ có tác dụng nhuận tràng và kích thích nhu động ruột. Hai loại đường fructose và sorbitol tìm thấy trong quả lê giúp kéo nước vào đường ruột, làm mềm phân và hỗ trợ đẩy phân ra bên ngoài. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong lê còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng của trẻ em.
- Bơ: Bơ có chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ rất cao. Nếu trẻ đang bị táo bón, mẹ nên bổ sung loại trái cây này vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Mẹ có thể cho bé ăn bơ trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố và salad rồi cho trẻ sử dụng.
- Dưa hấu: Dưa hấu là thực phẩm có chứa hàm lượng nước rất cao. Trẻ bị táo bón nếu ăn dưa hấu sẽ cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ làm mềm phân và dễ đi tiêu.
- Đu đủ: Với trẻ bị táo bón nhẹ, mẹ có thể cho bé ăn đu đủ chín để cải thiện. Chỉ sau 2 ngày sử dụng trẻ sẽ đi cầu dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm: Top thực phẩm trị táo bón tốt nhất, hiệu quả nhanh
Vừng đen và các loại đậu giúp nhuận tràng
Vừng đen cũng là một trong những loại thực phẩm có khả năng kích thích tiêu hóa rất tốt. Nếu trẻ đang bị táo bón, mẹ nên bổ sung vừng đen vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để kích thích đi tiêu dễ dàng hơn. Vừng đen sau khi mua về mẹ đem đi rang chín, xay nhuyễn rồi cho vào lọ thủy tinh kín bảo quản. Đến bữa ăn của trẻ, mẹ chỉ cần trộn bột vừng đen vào trong cháo hoặc bột rồi cho trẻ sử dụng.
Các loại đậu như đậu lăng, đậu cove, đậu Hà Lan,… chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, khi sử dụng vào cơ thể sẽ có tác dụng nhuận tràng. Vì thế, mẹ có thể bổ sung các loại đậu này vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để giảm nhẹ triệu chứng táo bón.
Một số món ăn chế biến từ đậu tốt cho trẻ bị táo bón là đậu luộc, đậu nấu cháo, súp đậu,…
Trẻ bị táo bón nên ăn khoai lang, bột sắn dây
Khoai lang được biết đến là thực phẩm nhuận tràng và bổ tỳ vị, rất thích hợp cho những người bị táo bón sử dụng. Ở những trẻ em bị táo bón, mẹ nên dùng khoai lang nấu súp hoặc cháo để cho bé dùng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Bột sắn dây cũng là nguyên liệu tự nhiên giúp điều trị táo bón khá tốt, được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng tại nhà. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần hòa tan bột sắn dây vào trong nước nguội rồi đem khuấy đều trên bếp đến khi sánh lại thì cho bé ăn.
Ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Sữa chua là chế phẩm từ sữa đã trải qua quá trình lên men. Trong sữa chua chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ăn sữa chua mỗi ngày sẽ có tác dụng cân bằng lợi khuẩn đường ruột, giữ nước trong phân giúp làm mềm phân. Từ đó, quá trình đi tiêu ở trẻ sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sữa chua còn có khả năng kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Với những trẻ bị táo bón, sữa chua là thực phẩm được chuyên gia khuyến khích nên tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua/ngày, nếu quá lạm dụng có thể gây ra tác dụng ngược và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Nên cho trẻ kiêng gì khi bị táo bón?
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bị táo bón, ngoài việc tăng cường sử dụng các loại thực phẩm ở trên thì mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm gây hại đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.
Một số loại thực phẩm mẹ cần tránh cho trẻ bị táo bón sử dụng là:
- Ngũ cốc đã qua chế biến: Ngũ cốc sau khi đã trải qua quá trình chế biến như cơm trắng, bánh mì trắng,… đã bị mất đi chất xơ cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Nếu trẻ bị táo bón thường xuyên sử dụng sẽ gây khó tiêu và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt thay cho các loại ngũ cốc đã qua chế biến như yến mạch, gạo lứt,…
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,…. có hàm lượng chất béo rất cao. Nếu mẹ cho bé sử dụng sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị táo bón. Vì thế, mẹ cần loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ đang bị táo bón.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Cho trẻ sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như phomat, kem, sữa đặc, bơ,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Hàm lượng đường lactose trong sữa sau khi đi vào cơ thể sẽ gây ra triệu chứng đầy hơi, chướng bụng và khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao và đặc biệt tốt với sức khỏe. Nhưng đây lại là nhóm thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị táo bón ở trẻ em. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng chất đạm và chất béo trong thịt đỏ rất lớn, nếu mẹ cho bé sử dụng sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ. Chính điều này đã làm cho phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra ngoài. Nếu trẻ đang bị táo bón, mẹ nên cho trẻ sử dụng thịt trắng thay thịt đỏ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Rau quả có vị chát: Các loại rau quả có vị chát như hồng, ổi, chuối xanh,… cũng là nhóm thực phẩm cần hạn chế bổ sung vào trong thực đơn ăn uống của trẻ bị táo bón. Hàm lượng hoạt chất tanin trong các loại rau quả này khá cao, khi đi vào cơ thể chúng sẽ hút nước từ phân và khiến phân trở nên khô cứng hơn. Để quá trình điều trị táo bón ở trẻ diễn ra một cách tốt nhất, mẹ không nên cho trẻ sử dụng các loại rau quả có vị chát này.
- Thực phẩm ngọt nhiều đường: Bánh kẹo, socola, nước ngọt có gas,… là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường rất cao, nếu trẻ sử dụng sẽ gây áp lực không tốt lên hệ tiêu hóa. Chuyên gia cũng cho biết, đây là nhóm thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, nếu trẻ sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng.
Xem ngay: Bài thuốc thảo dược trị táo bón TỐT NHẤT, hiệu quả với mọi đối tượng
Món ăn hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ em
Khi chế biến món ăn cho trẻ bị táo bón sử dụng, mẹ nên ưu tiên các món lỏng và dễ tiêu hóa như canh, cháo soup,… Hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ trong chế biến món ăn để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Dưới đây là một số món ăn hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ em khá tốt và hướng dẫn chi tiết về cách chế biến mẹ có thể tham khảo:
Súp rau củ
– Nguyên liệu:
- 50 gram cà rốt
- 50 gram củ cải
- 50 gram khoai tây
- Gia vị nêm nếm
– Cách chế biến:
- Cà rốt, củ cải và khoai tây đem rửa sạch sẽ, gọt bỏ vỏ rồi thái nhỏ.
- Cho cà rốt và khoai tây vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp hầm trước, sau đó bỏ thêm củ cải vào hầm sau.
- Nấu cho đến khi tất cả các nguyên liệu trên chín mềm thì nêm nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc súp ra bát rồi cho bé sử dụng ngay khi còn ấm.
Cháo tôm rau dền
– Nguyên liệu:
- Gạo tẻ
- Rau dền
- Tôm tươi
- Gia vị nêm nếm
– Cách chế biến:
- Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp nấu chín nhừ thành cháo.
- Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhỏ. Cho tôm vào bát ướp cùng với một ít gia vị cho thấm.
- Rau dền nhặt bỏ phần héo úa và sâu bệnh, đem rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Khi cháo chín nhừ thì cho tôm vào nấu chung, khi cháo sôi trở lại thì thêm rau dền vào.
- Đun cháo trong vòng 5 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Mẹ nên cho trẻ ăn cháo ngay khi còn nóng để có thể giữ nguyên thành phần dưỡng chất trong món ăn.
Nước ép cà rốt và cải bó xôi
– Nguyên liệu:
- 1 củ cà rốt tươi
- 100 gram rau bó xôi tươi
– Cách chế biến:
- Cà rốt đem rửa sạch sẽ, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái nhỏ
- Cải bó xôi rửa sạch sẽ bụi bẩn, đem ngâm trong nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho cả hai nguyên liệu trên vào máy ép lấy nước. Cho thêm vào nước ép một ít sữa để làm tăng hương vị rồi cho trẻ sử dụng.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị táo bón dành cho trẻ em mẹ có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho mẹ trong việc lên thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Sau khi điều chỉnh lại thực đơn ăn uống mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!