Trẻ Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm mềm, giàu chất xơ, tinh bột và vitamin, có khả năng hút nước tốt, dễ tiêu hóa hoặc thực phẩm giàu men vi sinh.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để cải thiện tiêu hóa?

Chế độ dinh dưỡng không khoa học dễ gây ra tình trạng tiêu chảy kèm mất nước và khoáng chất ở trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến sức khỏe bé suy kiệt, sụt cân nhanh. Vì thế, nếu trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm mềm, giàu chất xơ, tinh bột và vitamin, có khả năng hút nước tốt, dễ tiêu hóa hoặc thực phẩm giàu men vi sinh.

Cụ thể một số thực phẩm quen thuộc cha mẹ có thể lựa chọn cho bé là:

Bú sữa mẹ cho nhóm trẻ sơ sinh

Trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Chúng vừa giúp bé cầm tiêu chảy tốt, vừa bổ sung kịp thời nước và dinh dưỡng đầy đủ, hồi phục thể lực nhanh. Sau khi bé đi ngoài, mẹ hãy có bé bú ngay và nên chia thành nhiều cữ trong ngày để bé uống được nhiều sữa.

Vì trẻ bú sữa mẹ trực tiếp nên chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng nhất định đến tiêu hóa của bé. Mặt khác, trường hợp phải uống thuốc, mẹ nên vắt sữa ra bình trữ trước khi uống thuốc hoặc sau uống 3-4 tiếng nhằm đảm bảo nguồn sữa lành tính dung nạp vào cơ thể bé.

Cháo chuối xanh

Cháo vốn giàu tinh bột – một thứ rất cần thiết để bổ sung lại các năng lượng đã mất cho người bị tiêu chảy, nhờ đó giúp bé nhanh lấy lại sức và hoạt bát hơn. Bên cạnh đó, trong chuối xanh còn có nhiều kali, chất xơ pectin giúp bổ sung lượng điện giải đã mất cho cơ thể và cầm tiêu chảy.

Cháo chuối xanh
Cháo chuối xanh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng 1 quả chuối tiêu xanh tước phần vỏ xanh bên ngoài hoặc có thể loại bỏ hết phần vỏ, ngâm nước muối để loại bỏ bớt nhựa sau đó đem đi xay thật nhuyễn
  • Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác bao gồm gạo, cà rốt đã xắt hạt lựu, khoai tây, thịt heo hoặc thịt gà
  • Bước 3: Tất cả các nguyên liệu đem ninh nhừ thành cháo cho bé ăn vào các bữa chính
  • Bước 4:Nếu trẻ đang ăn dặm nên xay hoặc nghiền mịn các nguyên liệu, bé lớn hơn có thể xắt khoai tây cà rốt thành hạt lựu
  • Bước 5: Nêm nếm vừa đủ hoặc chỉ nên cho một chút muối

Sữa chua không đường

Tiêu chảy không nên dùng sữa hay chế phẩm từ sữa vì thường có lượng đường lớn không tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên trong sữa chua lại chứa lượng đường lớn giúp cân bằng hệ vi sinh, bổ sung cho cơ thể nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Nhờ vậy tình trạng tiêu chảy có thể được kiểm soát và thuyên giảm hẳn.

Để an tâm hơn, mẹ có thể cho bé dùng sữa chua không đường hoặc kết hợp thêm một số loại hoa quả tươi như táo, chuối, việt quất để tăng thêm hương vị.

Hoa quả tốt cho tiêu hóa

Các loại trái cây có vị quá ngọt, quá chua như cam, xoài, cóc có thể sẽ không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé lúc này. Tuy nhiên mẹ có thể cho bé ăn các loại trái cây như chuối, táo, việt quất, ổi hay cũng có thể dùng dưa hấu.

Phụ huynh nên cho bé ăn trực tiếp hoặc có thể xay, ép thành nước để bé dễ hấp thụ hơn. Nhưng nên hạn chế tối đa việc cho đường vào sinh tố hay nước ép khi bé còn đang bị tiêu chảy.

Nước chanh tốt cho trẻ bị tiêu chảy

Nước chanh có thể làm sạch đường ruột chỉ sau một đêm nên có thể loại bỏ hết các độc tốt còn tồn đọng bên trong, nhờ đó kết thúc tình trạng đi ngoài sớm. Ngoài ra hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa trong nước chanh cũng rất cao giúp nhanh chóng tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Vì chanh rất chua nên không phù hợp dùng cho bé trực tiếp. Thay vào đó mẹ nên làm nước chanh ấm được kết hợp giữa chanh, một chút muối (tuyệt đối không dùng đường) và nước ấm cho bé uống. Mẹ nên cho bé ăn nhẹ trước khi uống, tránh uống khi bụng rỗng sẽ không tốt cho tiêu hóa.

Bánh mì

Bánh mì chứa nhiều tinh bột giúp hấp thụ bớt lượng nước trong ruột, ngoài ra cũng rất dễ tiêu hóa, giúp bé không có cảm giác bị đầy bụng.

Mẹ nên cho bé ăn các dạng bánh mì sandwich, bánh mì lúa mạch vì mềm và dễ ăn hơn. Không nên ăn các dạng bánh mì ngọt, bánh mì có nhân bên trong cho đến khi tình trạng tiêu chảy đã chấm dứt hoàn toàn.

Bánh mì chứa nhiều tinh bột giúp hấp thụ bớt lượng nước trong ruột
Bánh mì chứa nhiều tinh bột giúp hấp thụ bớt lượng nước trong ruột

Các loại trà thảo mộc

Trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc được đánh giá rất tốt cho những người bị tiêu chảy. Tác dụng chung của các loại trà này là có tính chống viêm, chống oxy hóa khá cao, nhờ đó có thể tham gia quá trình chống lại các độc tố trong dạ dày hiệu quả hơn.

Chú ý với trà xanh mẹ nên tránh cho bé uống buổi tối trước khi ngủ có thể gây mất ngủ. Dù khá tốt nhưng mẹ cũng không nên ạm dụng quá nhiều, tránh cho đường vào trà hoặc với trà cam, trà gừng có thể cho một chút mật ong để tạo thêm hương vị, bé dễ uống hơn.

Thịt nạc

Thịt nạc thường có hàm lượng protein cần thiết để nhanh chóng cung cấp năng lượng giúp con phục hồi thể lực nhanh nhất sau khi bị tiêu chảy. Mẹ nên chế biến thịt nạc bằng cách luộc, hấp, nấu cháo, ninh nhừ để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa nhất. Chiên xào, nướng gia vị có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.

Khoai lang và khoai tây

Khoai lang và khoai tây đều có chứa hàm lượng tinh bột cao, có độ mềm dễ ăn lại có vị ngọt tự nhiên không gây hại cho hệ tiêu hóa. Trong khoai tây nghiền còn chứa hàm lượng kali dồi dào giúp bù đắp cho cơ thể của bé. Tinh bột trong khoai lang và khoai tây dễ giúp phân rắn lại, kiểm soát tình trạng tiêu chảy tốt hơn.

Do đó nếu vẫn băn khoăn trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì chắc chắn không thể thiếu hai thực phẩm này. Mẹ có thể hấp khoai và nghiền mịn cho bé ăn hoặc chế biến thành các món hầm đều phù hợp.

Bé bị tiêu chảy cần kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Có rất nhiều thực phẩm mà bé cần tránh xa trong thời điểm còn đang bị tiêu chảy. Hầu hết đều là các món ăn vặt hay liên quan đến việc chế biến thức ăn cho bé. Cụ thể:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa ( trừ sữa chua) có chứa lượng đường rất lớn và gây áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Các món ăn vặt (Snack, bánh quy, kẹo ngọt..) hoặc đồ ăn nhanh (gà rán, xúc xích, …)
Trẻ bị tiêu chảy nên tránh các món ăn vặt
Trẻ bị tiêu chảy nên tránh các món ăn vặt
  • Nước ngọt, nước trái cây có lượng đường lớn, nước có ga
  • Các đồ uống có vị ngọt nhân tạo như trà sữa, nước ngọt, nước có ga
  • Thủy hải sản: Tôm, cua, cá, … có mùi tanh và có chứa các phân tử protein kích ứng khiến tiêu chảy trầm trọng hơn.
  • Các đồ ăn có thể gây dị ứng như trứng, đậu nành hay các loại hải sản
  • Đồ chiên xào, cay nóng hoặc thực phẩm đóng hộp
  • Các loại rau có chứa nhiều chất xơ hay có thể gây đầy hơi như cần tây, bắp cải, súp lơ cũng không tốt cho bé bị tiêu chảy

Trên đây là những loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện tiêu chảy cho bé mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó cần tránh cho bé dùng những loại thực phẩm có hại có hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy ở bé.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android