Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

Triệu chứng và nguyên nhân

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khiến con quấy khóc không ngừng, gầy rộc đi trông thấy chỉ trong vài ngày. Đặc biệt tiêu chảy ở nhóm trẻ này còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời. Phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng này mà cần phải tìm hướng phòng tránh tối đa nguy cơ tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Định nghĩa

Trẻ sơ sinh là đối tượng hàng đầu dễ bị tiêu chảy và kèm theo rất nhiều biểu hiện nguy hiểm. Tuy nhiên phụ huynh cần hiểu rằng, ở nhóm trẻ dưới 6 tuổi trẻ sẽ chỉ bú mẹ và nhóm trên 6 tuổi dù bé đã ăn dặm nhưng vẫn sử dụng các thực phẩm đơn giản, với số lượng rất ít. Vì thế hình thái phân và số lượng đi ngoài của bé sẽ khác với người lớn, ở nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể đi ngoài từ 2- 5 lần vẫn là bình thường.

Hình ảnh

Triệu chứng

Một số biểu hiện cho thấy tình trạng đi ngoài của bé hoàn toàn bình thường, phụ huynh cần biết để tránh nhầm lẫn với các dấu hiệu tiêu chảy như

  • Số lần đi ngoài: trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể đi ngoài từ 2- 5 lần; trẻ trên 6 tháng tuổi 1- 2 lần
  • Sau khi sinh từ 6 – 12 tiếng: bé đi ngoài sẽ có dạng phân su màu xanh đậm, không mùi kéo dài trong 2- 3 ngày là rất bình thường.
  • Trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: trẻ đi ngoài thường có dạng phân mềm, lỏng, không nặng mùi, có màu vàng hoặc vàng cam, có thể có ít hạt trắng. Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi đôi khi cũng có thể đi ngoài từ 5- 6 lần vẫn không có vấn đề gì nghiêm trọng, miễn là hình thái phân bình thường.
  • Trẻ bú sữa công thức: thường đi ngoài ít hơn so với trẻ bú mẹ, chỉ 1-  3 lần. Phân đặc hơn và cũng có xu hướng nặng mùi hơn, thường có màu sắc từ xanh xám, vàng hoặc nâu, phụ thuộc màu màu sắc loại sữa mà bé dùng.

Do bé vẫn chỉ chủ yếu bú sữa mẹ hay ăn các đồ mềm lỏng nên nếu bé đi ngoài có phân lỏng thường cũng dễ xảy ra, phụ huynh tránh nhầm lẫn đây là dấu hiệu tiêu chảy.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được nhận biết qua các dấu hiệu sau

  • Số lượng đi ngoài nhiều hơn so với lượng trung bình thường ngày của con, ví dụ ngày thường bé đi ngoài 4- 5 lần nhưng khi tiêu chảy sẽ tăng lên 6- 8 lần
  • Phân lỏng nhưng kèm theo rất nhiều nước, có mùi tanh hôi nặng
  • Màu sắc phân thay đổi so với thường ngày
  • Có dấu hiệu sủi bọt, đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình ở phân khi bị tiêu chảy
  • Có thể nhầy hoặc dính máu nếu liên quan đến các nhiễm trùng
  • Sốt hoặc nôn mửa, xuất hiện trước 3- 6h trước khi bị tiêu chảy
  • Trẻ quấy khóc liên tục không ngừng
  • Da nóng, khô do bị mất nước
  • Bú kém hay không bú
  • Đi tiểu ít
  • Lờ đờ, ít chơi so với thường ngày.

Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy liên tục trong 3 ngày không dứt, cơ thể sốt cao không hạ nhiệt, phân ngoài có màu đen, mắt trũng.. phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy, trong đó có rất nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp đến người mẹ, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh vẫn là đối tượng còn bú mẹ trực tiếp do đó người mẹ cần phải thực sự cần trọng trong việc ăn uống hay dùng bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.

Cụ thể những tác nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bao gồm

  • Do sữa mẹ: tình trạng này sẽ gặp chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi do lúc này bé chỉ bú hoàn toàn sữa mẹ, nên nếu bị tiêu chảy sẽ đều liên quan đến các tác nhân này. Mẹ ăn uống không đảm bảo, mất vệ sinh, quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Mẹ dùng kháng sinh và cho con bú cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy do kháng sinh tiêu diệt các lợi khuẩn và gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: việc chuyển từ sữa mẹ sang chế độ ăn dặm hoặc từ sữa mẹ sang sữa công thức đột ngột có thể khiến bé bị tiêu chảy.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: do trẻ phải dùng kháng sinh khi bị cảm sốt, viêm họng hay các bệnh lý khác như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
  • Nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng hay virus: thường gặp ở trẻ đã bắt đầu giai đoạn ăn dặm do mẹ sử dụng các thực phẩm bẩn, thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng.. Rotavirus cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất phổ biến
  • Không dung nạp lactose: thường gặp ở một số ít trẻ mắc chứng không dung nạp lactose. Nếu mẹ không biết và cho bé sử dụng dụng các loại sữa công thức, bánh quy hay các thực phẩm có lactose đều sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài.
  • Do các bệnh lý: một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như hội chứng ruột kích thích, corh hay viêm đại tràng. Tuy nhiên các nguyên nhân này khá ít gặp ở trẻ sơ sinh.

Nói chung có rất nhiều nguyên nhiên khiến các bé bị tiêu chảy. Nếu bé bị tiêu chảy cấp không quá nghiêm trọng thường sẽ liên quan đến các vấn đề ăn uống, bú mẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy thường xuyên tái phát khiến bé chậm lớn, ăn uống khó phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và tìm chính xác nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị triệt để.

Biến chứng

Tiêu chảy thực tế là một trong những vấn đề phổ biến mà ai cũng từng gặp phải, tuy nhiên nếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh lại là một vấn đề rất nguy hiểm mà phụ huynh không nên chủ quan. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan đến tiêu chảy còn cao hơn cả bệnh sởi. 2012, đây là nguyên nhân thứ 2 khiến các nhóm trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn thế giới.

Thống kê cũng cho thấy, mỗi năm có khoảng 4 triệu trẻ em tử vong do tiêu chảy, trong đó có đến 80% là dưới 2 tuổi, tỷ lệ trẻ sơ sinh trong số đó cũng cực kỳ cao. Tỷ lệ này cũng đang không ngừng tăng cao bởi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm lẫn.

Mặt khác trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng thường kèm theo rất nhiều hệ lụy xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần trẻ như

  • Loét mông do bé bị tiêu chảy, đi ngoài quá nhiều lần trong ngày. Đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh phải thường xuyên mặc tã bỉm khiến phần mông bị hăm, dễ loét hơn. Loét mông khiến bé vừa ngứa ngáy, vừa xót nên ngày càng quấy khóc nhiều hơn.
  • Suy dinh dưỡng nếu tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy khiến bé vỗn đã mất nước, khả năng hấp thụ chất giảm sút đồng thời kết hợp với tình trạng quấy khóc, bỏ bú sẽ khiến bé bị giảm cân chỉ trong một vài ngày. Tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, vì thế phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan.

Tốt nhất phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan với các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa

Như đã nói, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm nên phụ huynh cần có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt. Một số lưu ý để hạn chế tối đa tình trạng này như

  • Mẹ nên thay đổi chế độ ăn khoa học trong thời kỳ cho con bú, hạn chế ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm dễ gây dị ứng, các món ăn chiên xào có quá nhiều dầu mỡ
  • Nếu mẹ cần uống thuốc nên cho bé bú trước hay vắt sữa trước khi uống thuốc để hạn chế những ảnh hưởng đến chất lượng sữa
  • Khi bé chuyển sang chế độ ăn dặm nên thử từng chút một để thử các phản ứng của con, tránh cho bé ăn một lúc quá nhiều
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé bú hay tiếp xúc với con
  • Chú ý hơn trong khâu lựa chọn thực phẩm của cả mẹ và con
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi
  • Nếu trong gia đình có người bi tiêu chảy nên vệ sinh sát khuẩn sát khuẩn sạch sẽ nhà cầu, hạn chế bế hay tiếp xúc với con
  • Cho bé tiêm vắc-xin rota để phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus từ sớm
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Tuy độ tuổi và nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị sẽ khá nhau, tuy nhiên đều chung nguyên tắc là đảm bảo bù nước, bù khoáng cho bé để tránh tình trạng mất nước. Trẻ sơ sinh là một đối tượng đặc biệt nên không phải ai cũng có thể dùng thuốc, thường rất hạn chế, chỉ trong các trường hợp quá nặng.

Điều trị khẩn cấp

Ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu tiêu chảy, phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp can thiệp nhanh chóng để tránh con bị mất nước quá nặng gây kiệt sức. Tuy nhiên khi chưa chắc chắn nguyên nhân gây tiêu chảy phụ huynh không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào vì có thể gây hại ngược lại cho bé.

Phụ huynh có thể sử dụng một trong số những cách đơn giản sau đây

  • Dùng dung dịch Oresol: may mắn trẻ sơ sinh vẫn có thể dùng dung dịch oresol để bù nước bù khoáng khi bị tiêu chảy nhưng cần đảm bảo phải dùng đúng liều lượng, đúng cách, đúng theo chỉ dẫn có ghi trên bao bì. Chú ý mẹ chỉ pha oresol với nước đun sôi để nguội, không nên pha bằng nước khoáng đóng chai hay nước ấm. Cho bé uống từ từ dung dịch sau mỗi lần đi ngoài để con không bị kiệt sức.
  • Nước muối đường: Sử dụng hỗn hợp 1 muỗng muối cùng 8 muỗng đường pha với 1 lít nước đun sôi để nguội cho bé uống dần sau khi đi ngoài nếu không có sẵn dung dịch oresol.
  • Nước gạo và cà rốt rang:mẹ cũng có thể dùng 1 nắm gạo nhỏ rang cùng một ít cà rốt xắt nhỏ rồi cho thêm nước vào đun sôi khoảng 15 – 10 phút. Cho thêm một ít muối hột vào cũng có tác dụng cầm tiêu chảy cực kỳ hiệu quả.
  • Nước gạo lứt rang: nếu có sẵn gạo lứt mẹ cũng có thể rang vàng rồi đun lấy nước cho bé uống cũng là cách cầm tiêu chảy cho trẻ sơ sinh được áp dụng từ xưa đến nay.

Tuy nhiên các phương pháp này thường chỉ được khuyến khích cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trên 6 tháng tuổi đã được ăn dặm. Với những bé dưới 6 tháng tuổi và cả trên 6 tháng tuổi, phương pháp bù nước, bù khoáng bổ sung dưỡng chất tốt nhất vẫn là sữa mẹ. Mẹ nên tăng cữ bú cho bé thay vì ép bé bú một lần quá nhiều sẽ khiến bé sợ và la khóc nhiều hơn.

Nếu bé có dấu hiệu bị sốt gia đình cũng cần nhanh chóng chườm mát và tiến hành các phương pháp hạ sốt cho con. Điều này rất quan trọng để tránh tình trạng bé bị co giật. Nếu các dấu hiệu này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bé vẫn nôn ói, tiêu chảy và sốt cao tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tuyệt đối không tự ý cho con dùng bất cứ loại thuốc nào.

Trong một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch hay dùng thuốc khác sinh, thuốc hạn chế tiêu chảy và theo dõi tại bệnh viện.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android