Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, đặc biệt là mẹ lần đầu nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, đây lại là tình trạng xảy ra khá phổ biến và không quá nguy hiểm, mẹ có thể tự cải thiện tại nhà cho bé thông qua các mẹo đơn giản. Để hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi và cách xử lý thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Táo bón khiến trẻ sơ sinh cảm thấy rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc
Táo bón khiến trẻ sơ sinh cảm thấy rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Táo bón là hiện tượng phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài. Đồng thời, số lần đi đại tiện khi bị táo bón cũng giảm xuống dưới 3 lần/tuần. Khi đi đại tiện, người bệnh phải dùng sức rặn để đẩy phân ra bên ngoài. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là tình trạng thường gặp. Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ đi đại tiện từ 3 – 4 lần/ngày hoặc thậm chí là nhiều hơn. Tính chất phân sẽ mềm, màu vàng hoặc hơi xanh. Khi trẻ bị táo bón, số lần đi đại tiện chỉ còn 3 – 4 ngày/lần. Mẹ có thể nhận biết ra tình trạng táo bón ở trẻ thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Tần suất đi ngoài giảm mạnh dưới 3 lần/tuần. Tính chất phân khô cứng, có chất nhầy hoặc máu quanh bề mặt phân
  • Khi đi đại tiện, trẻ phải rặn để đẩy phân ra ngoài, nhiều trẻ sẽ khóc ré lên vì nứt rách hậu môn.
  • Trẻ hay quấy khóc và biếng ăn không rõ nguyên nhân. Sau khi ăn trẻ hay bị đầy bụng, mệt mỏi và ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ xì hơi nặng mùi, dùng tay sờ vào bụng trẻ sẽ thấy căng cứng và chướng.

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh cần được xử lý kịp thời và đúng cách. Nếu để diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ với các biểu hiện như biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng,… Trẻ sơ sinh bị táo bón phải rặn để đẩy phân ra ngoài, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn, chảy máu trực tràng,… Đồng thời, trong phân chứa rất nhiều chất độc hại và cần được đào thải ra ngoài ngay. Nếu phân tích tụ lâu trong trực tràng, độc tố sẽ bị cơ thể hấp thụ ngược vào máu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

XEM THÊM: Trẻ 6 Tháng – 1 Tuổi Bị Táo Bón: Nguyên nhân và cách trị

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi xảy ra khá phổ biến do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ nguyên nhân táo bón ở trẻ em sẽ giúp mẹ có thể chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa cho trẻ. Một số nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường gặp là:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dùng sữa công thức có nguy cơ bị táo bón rất cao
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dùng sữa công thức có nguy cơ bị táo bón rất cao
  • Sử dụng sữa công thức: Thông thường, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít bị táo bón hơn so với sữa công thức. Do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé. Còn sữa công thức sẽ chứa một số loại protein không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ phải bú sữa công thức trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ bị táo bón rất cao. Đồng thời, táo bón cũng có thể xảy ra nếu mẹ cho bé uống sữa pha không đúng công thức.
  • Chế độ ăn của mẹ: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất chính đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Nếu trẻ bị táo bón ở giai đoạn này rất có thể là do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ. Các loại thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và đi vào con. Táo bón có thể xảy ra ở trẻ nếu mẹ uống ít nước, sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ, ăn ít chất xơ,…
  • Trẻ bị mất nước: Trẻ bị mất nước do một số nguyên nhân như sốt, nhiệt độ môi trường nóng,… cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng táo bón. Lúc này, cơ thể sẽ tăng hấp thụ chất lỏng từ nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có cả trực tràng. Chính điều này đã khiến cho phân bị khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài.
  • Do bệnh lý: Nếu trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón kéo dài thì mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh như còi xương, phình đại tràng, suy giáp, khuyết tật bẩm sinh ở ruột non,…

XEM CHI TIẾT: Các Loại Trái Cây Trị Táo Bón khắc phục bệnh nhanh chóng 

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Trong những năm tháng đầu đời, nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Nếu trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể đưa ra phương pháp xử lý kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón mẹ có thể tham khảo:

+ Cho trẻ bú đủ sữa và uống nhiều nước

Khi trẻ bị táo bón mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn bình thường
Khi trẻ bị táo bón mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn bình thường

Nếu tình trạng táo bón xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để cấp nước cho cơ thể và giúp làm mềm phân. Nếu mẹ không đủ sữa, mẹ có thể cho bé uống thêm 100 – 200ml nước lọc mỗi ngày.

Ở những trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón do sữa công thức, mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để thay đổi loại sữa khác cho con. Mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng các loại sữa có bổ sung thêm chất xơ để hạn chế táo bón.

+ Điều chỉnh lại thói quen ăn uống

Bên cạnh việc cho trẻ bú nhiều hơn, mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh lại thói quen ăn uống của bản thân. Các loại thực phẩm mẹ nạp vào hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Để cải thiện chứng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, chế độ ăn uống của mẹ cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Bổ sung từ 2.5 – 3 lít nước cho cơ thể mỗi ngày để tham gia vào quá trình tạo sữa. Mẹ có thể uống nước lọc, nước mật ong pha chanh ấm, nước trái cây tươi, nước canh rau, trà thảo mộc,…
  • Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả tươi giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng vào trong thực đơn ăn uống. Ví dụ như rau muống, rau lang, chuối, đu đủ,…
  • Mẹ cũng có thể ăn thêm sữa chua hoặc sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho con thông qua sữa mẹ. Lợi khuẩn có tác dụng cải thiện sức đề kháng của trẻ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Khi đang cho con bú mẹ, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, thực phẩm có tính nóng hoặc chứa chất kích thích. Các chất này sẽ theo sữa mẹ đi vào cơ thể trẻ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ.

GỢI Ý: Những Thực Phẩm Trị Táo Bón cải thiện bệnh tốt nhất

+ Massage bụng

Tiến hành massage bụng trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Tiến hành massage bụng cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Massage sẽ làm tăng nhu động ruột và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Khi trẻ bị táo bón, mẹ có thể thực hiện massage cho trẻ mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện mẹ có thể tham khảo:

  • Massage dọc theo khung đại tràng: Đặt ngón tay trỏ và ngón giữa lên vùng bụng gần rốn của trẻ. Ấn xuống một lực nhẹ rồi tiền hành xoay vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ từ 100 – 200 vòng là được. Mẹ nên thực hiện cách này từ 3 – 4 lần/ngày để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Bài tập xe đạp: Đặt trẻ nằm trên giường, dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân của trẻ rồi nhẹ nhàng di chuyển tương tự như động tác đạp xe. Mẹ nên cho trẻ thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày để cải thiện chứng táo bón.
  • Co duỗi dối: Đặt trẻ nằm trên giường, cũng dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân của trẻ. Từ từ đưa hai chân trẻ về phía trước để gối gập lại, giữ nguyên như vậy trong vài giây rồi nhẹ nhàng kéo chân trẻ duỗi thẳng ra. Cho trẻ thực hiện bài tập này khoảng 10 phút/lần và từ 2 – 3 lần/ngày.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe con nhỏ. Nếu thấy tình trạng táo bón ở trẻ chuyển biến nặng kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android