Trẻ Sơ Sinh Không Đi Ngoài Được (2-3-4 Ngày) Phải Làm Sao?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được từ 2 – 4 ngày là tình trạng xảy ra khá phổ biến do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hoặc bệnh lý. Cha mẹ cần chủ động tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu trẻ không đi ngoài được do bệnh lý, mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh các rủi ro không mong muốn.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được liên tục trong nhiều ngày khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng
Trẻ sơ sinh không đi ngoài được liên tục trong nhiều ngày khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được (2-3-4 ngày) có sao không?

Đại tiện là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm tống khứ chất thải và độc tố ra bên ngoài. Chuyên gia cho biết, tần suất và số lần đi đại tiện ở trẻ sơ sinh là không giống nhau, chúng còn phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Thông thường, trẻ bú sữa mẹ sẽ đi ngoài nhiều hơn trẻ bú công thức. Tần suất đi ngoài của trẻ và tính chất phân sẽ có sự khác nhau dựa vào ngày tuổi của trẻ. Cụ thể là:

  • Trẻ từ 1 – 3 ngày tuổi: Đi ngoài phân su từ 24 – 48 giờ sau dinh
  • Trẻ 4 ngày tuổi: Đi đại tiện mỗi ngày một lần, phân đào thải ra ngoài mềm lỏng và có màu xanh đậm hoặc đen.
  • Trẻ từ 5 – 30 ngày tuổi: Đi đại tiện từ 3 – 8 lần/ngày, phân lỏng có màu nâu hoặc nâu nhạt.
  • Trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi: Với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì phân đào thải ra ngoài mềm, tần suất đi đại tiện là 1 lần/ngày. Với trẻ dùng sữa công thức thì số lần đi đại tiện ít hơn, thậm chí là 2 – 3 ngày không đi được.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm để hệ tiêu hóa quen dần. Lúc này, trẻ sẽ đi ngoài nhiều hơn hoặc cũng có thể là ít hơn. Nếu trẻ bị táo bón sẽ có dấu hiệu không đi ngoài từ 3 – 4 ngày.

Với trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài và tính chất phân đào thải ra bên ngoài sẽ nói lên được tình trạng sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, việc trẻ đi ngoài quá nhiều, quá ít hoặc không đi ngoài sẽ khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Như đã nhắc ở trên, trẻ sơ sinh thường đi ngoài rất nhiều lần trong ngày. Nếu thấy trẻ không đi đại tiện từ 2 – 3 – 4 ngày thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang trong quá trình thay đổi để thích nghi với việc sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra kèm theo một số triệu chứng bất thường như rặn mạnh, đỏ mặt, đau bụng, tính chất phân bất thường,… thì rất có thể là do bệnh lý về đường tiêu hóa. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Trường hợp trẻ không đi ngoài trong 4 ngày rồi sau đó vẫn đi được, tính chất phân mềm và bé bú tốt thì đây là hiện tượng bình thường. Lúc này, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mà không cần quá lo lắng cho bé.

THAM KHẢO THÊM: Dấu hiệu nhận biết Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Khó Khăn

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được là do đâu?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được trong vài ngày liên tục có thể là do tác động của cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ cần đưa ra biện pháp xử lý đúng cách càng sớm càng tốt.

Sữa mẹ nóng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không đi ngoài được ở trẻ sơ sinh
Sữa mẹ nóng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không đi ngoài được ở trẻ sơ sinh

Thông thường, tình trạng không đi ngoài được ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

  • Do sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính đối với trẻ sơ sinh vì chúng dễ tiêu và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì việc đi tiêu thường diễn ra rất dễ dàng. Nhưng nếu trẻ bú sữa mẹ mà vẫn không đi tiêu được thì rất có thể là do sữa mẹ bị nóng. Lúc này, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện lại chất lượng sữa.
  • Do sữa công thức: Trẻ bú sữa công thức cũng rất dễ gặp phải tình trạng không đi ngoài được. Trong sữa công thức có hàm lượng đạm rất cao, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên chưa thể hấp thụ hết. Lúc này, trẻ sẽ có triệu chứng không đi ngoài 2 – 4 ngày hoặc gặp khó khăn trong việc đi đại tiện.
  • Trẻ ăn dặm: Khi trẻ bước qua 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu ăn dặm để hệ tiêu hóa quen dần với thức ăn đặc và bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc mới bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ có triệu chứng không đi ngoài từ 2 – 4 ngày. Ở trường hợp này, mẹ nên cho trẻ ăn dặm một cách từ từ và lựa chọn loại thức ăn phù hợp với trẻ để cải thiện.
  • Táo bón: Trẻ không đi ngoài từ 2 – 4 ngày rất có thể là dấu hiệu táo bón. Khi rơi vào trường hợp này bé sẽ có thêm một số triệu chứng như căng thẳng khi đi đại tiện, phân đào thải ra ngoài bị khô cứng, lười ăn, khóc,…
  • Bệnh lý tiềm ẩn: Trẻ sơ sinh không đi ngoài từ 2 – 4 ngày cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn hoặc dị tật bẩm sinh như viêm ruột, lồng ruột, suy giảm chức năng tuyến giáp,…

GỢI Ý: Vì sao Bé Sơ Sinh Uống Sữa Ngoài Bị Táo Bón? Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được thì phải làm gì?

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng như biểu hiện khi đi đại tiện của trẻ để sớm phát hiện ra bất thường. Khi trẻ không đi ngoài từ 2 – 4 ngày và tình trạng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ cần nhanh chóng đưa ra biện pháp can thiệp đúng cách. Dưới đây là các cách xử lý khi trẻ sơ sinh không đi ngoài được từ 2 – 4 ngày bạn có thể tham khảo:

+ Khắc phục tại nhà:

  • Cho trẻ bú sữa nhiều hơn bình thường, đặc biệt là sữa mẹ. Nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé uống thêm một ít nước đun sôi để nguội. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc bổ sung thêm nước ép táo, mận hoặc lê cho trẻ. Chú ý không cho trẻ uống quá 50ml/ngày.
  • Dành thời gian cho bé vận động cơ thể mỗi ngày để tăng nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Mẹ có thể cho bé tập bài tập đạp xe để hỗ trợ tiêu hóa.
Nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi thì mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Không đi ngoài từ 2 - 4 ngày ở trẻ sơ sinh giai đoạn này là rất hiếm gặp, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng trẻ. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan nếu trẻ có thêm các triệu chứng đi kèm như không bú, chướng bụng, bụng căng cứng, cong lưng do đau, nôn mửa, sốt cao,...
Bài tập đạp xe có tác dụng cải thiện tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất tốt, mẹ có thể thực hiện cho trẻ tại nhà
  • Tiến hành massage, tắm nước ấm hoặc thụt hậu môn cho trẻ giúp làm giảm căng thẳng ở cơ bụng và dễ đi tiêu hơn.
  • Mẹ cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân để cải thiện lại chất lượng sữa. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ bị táo bón ở mức độ nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, mẹ không tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng tại nhà.

+ Đưa trẻ đến bệnh viện: Nếu tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón thì mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Không đi ngoài từ 2 – 4 ngày ở trẻ sơ sinh giai đoạn này là rất hiếm gặp, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng trẻ. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan nếu trẻ có thêm các triệu chứng đi kèm như không bú, chướng bụng, bụng căng cứng, cong lưng do đau, nôn mửa, sốt cao,…

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài từ 2 – 3 – 4 ngày mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm, mẹ nên đưa ra các biện pháp cải thiện cho trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ sơ sinh không đi ngoài được do bệnh lý, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thụt Mật Ong Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Có Hại Không?

Thụt mật ong trị táo bón cho trẻ sơ sinh có tác dụng bôi trơn niêm mạc hậu môn và...

Chữa Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Mồng Tơi Được Không?

Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng rau mồng tơi được khá nhiều phụ huynh áp dụng tại nhà....

Thuốc Bơm Hậu Môn Trị Táo Bón Là Gì? Điều Cần Biết

Thuốc bơm hậu môn trị táo bón được sử dụng phổ biến hiện nay là Rectiofar, Clisma Lax,... Thuốc có...

5 Loại Sữa Dành Cho Trẻ Bị Táo Bón Tốt Nhất Hiện Nay

Các loại sữa dành cho trẻ bị táo bón được đánh giá là tốt nhất hiện nay có thể kể...

Trẻ Sơ Sinh Khó Đi Ngoài Do Đâu? Phải Làm Sao?

Trẻ sơ sinh khó đi ngoài có thể là do ảnh hưởng của bệnh lý hoặc chỉ là do phản...

9 Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Hiệu Quả Từ Thiên Nhiên

Trị táo bón cho bà bầu bằng các  nguyên liệu từ thiên nhiên có độ an toàn cao, không gây...

Táo Bón Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

Táo bón sau sinh khiến sản phụ gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện, thậm chí là gây...

Bị Táo Bón Làm Sao Để Đi Ngoài Được? Mẹo Hay

Uống nước ấm, xả nước ấm vào hậu môn, massage bụng và đáy chậu,... là những cách giúp đi ngoài...