Viêm gan B

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh viêm gan B, do virus hepatitis B (HBV) gây ra, đang là một vấn đề y tế toàn cầu đáng lo ngại. HBV là một loại virus lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với máu và các chất cơ bản của cơ thể nhiễm bệnh. Không những gây viêm nhiễm gan mạn tính, mà còn có khả năng gây viêm gan cấp tính, suy gan và nguy cơ phát triển thành ung thư gan.

Nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt ở những người tiếp xúc với máu như người nghiện ma túy chia sẻ kim, hoặc trong quan hệ tình dục không an toàn. Đáng chú ý, bệnh thường không hiển thị triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, điều này làm tăng nguy cơ lây truyền mà không được phát hiện. Do đó, việc tăng cường kiến thức và ý thức cộng đồng về bệnh viêm gan B cũng như những biện pháp phòng tránh là quan trọng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Triệu chứng

Trong đó, các triệu chứng viêm gan B giai đoạn đầu mà bạn có thể dễ dàng phát hiện ra đó là:

Mệt mỏi và chán ăn

Khi virus viêm gan B tấn công vào các tế bào gan sẽ khiến khả năng hoạt động của gan kém đi. Trong khi đó chức năng quan trọng của gan là lọc độc tố trong cơ thể, do vậy mà các chất độc không được loại bỏ ra ngoài cơ thể hoàn toàn, thay vào đó chúng tích tụ lại khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp xuất hiện dấu hiệu ăn uống không ngon miệng, chán ăn, biếng ăn và lười vận động. Triệu chứng này xuất hiện ở hầu hết những người bị viêm gan B, thế nhưng tuỳ vào cơ địa của mỗi người và tình trạng mà sẽ biểu hiện ở mức độ khác nhau.

Rối loạn tiêu hoá

Như đã nói ở trên, khi gan bị tổn thương, chức năng thải độc của nó giảm sút, khiến gan không thể khử hoạt tính từ chất độc đường ruột. Điều này dẫn đến tình trạng các chất độc bị ứ đọng lại ở máu, khiến cho thần kinh phế vị và thần kinh cơ hoành bị kích thích hưng phấn cao, dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Mặt khác, gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, chính vì vậy những người nhiễm viêm gan B có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn bình thường.

Khi bị viêm gan B, bệnh nhân thường hay buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, trào ngược dạ dày, đầy bụng khiến họ không muốn ăn, sợ dầu mỡ hoặc nhiều loại thức ăn khác. Bên cạnh đó còn kèm theo táo bón, viêm đường ruột, tiêu chảy… mức độ nặng hay nhẹ của triệu chứng sẽ biểu hiện tùy theo tình hình nghiêm trọng của mỗi người.

Xuất huyết dưới da, ngứa ngáy, nổi phát ban

Khi chức năng giải độc gan suy giảm mạnh, đồng nghĩa với việc độc tố tích tụ trong cơ thể quá lâu. Điều này sẽ dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu, làm người bệnh phát sốt. Chất độc sau đó dần dồn vào máu, làm cho người bệnh có biểu hiện xuất huyết dưới da cùng những điểm ứ máu nhỏ, chân răng và mũi cũng có thể bị chảy máu, đó là do cơ chế đông máu trong cơ thể đã bị hoại tử.

Mặt khác, một số ít bệnh nhân còn có thể quan sát thấy tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa, thông qua những triệu chứng như màu phân đen, phân như dạng nhựa đường.

Sốt nhẹ

Khi đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B, bắt buộc bạch cầu trong cơ thể phải hoạt động mạnh để chống lại chúng, ngăn cho virus không xâm nhập vào cơ thể, vậy nên sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ. Thông thường, người bị viêm gan B ở giai đoạn đầu thường xuất hiện các cơn sốt nhẹ trong những ngày đầu tiên, đặc biệt là hay phát sốt vào buổi chiều.

Nếu tình trạng của bệnh nhân viêm gan B có xu hướng tiến triển nặng hơn thì các cơn sốt có thể kéo dài và thất thường hơn bình thường. Nguyên nhân là bởi các chất độc tố bị tích tụ lại và dồn vào trong máu nhiều, đồng thời tế bào gan cũng đã suy yếu hơn.

Cảm giác đau tức tại vùng gan hạ sườn phải

Một biểu hiện khác có thể dễ dàng nhận thấy ở người bị viêm gan B chính là đau tức vùng gan. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy đau tức vùng bụng bên phải, nhiều trường hợp cơn đau có thể lan rộng ra phần lưng phải. Mức độ của cơn đau ở mỗi người là khác nhau, có người đau nhiều hoặc từng cơn, đau như kim chích, đặc biệt là khi vận động sẽ thấy đau nhiều hơn. Ngoài ra, người bệnh còn thường bị đau nhức ở tứ chi, nhức mỏi xương khớp.

Vàng da và vàng mắt

Có thể nói, tình trạng vàng da và vàng mắt là triệu chứng rõ ràng nhất để nhận biết một người đang mắc các bệnh lý về gan hay không. Lúc này, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vùng màu vàng, đầu tiên sẽ là tại niêm mạc mà cụ thể là mắt, sau đó đến lòng bàn tay bị vàng và cuối cùng là toàn thân cũng chuyển sang vàng. Da càng nặng màu thì có nghĩa là bệnh tình ngày càng chuyển biến nặng hơn.

Nước tiểu và phân đều có màu vàng

Một triệu chứng không quá đặc trưng, tuy nhiên nếu thấy nước tiểu và phân đều có màu vàng bất thường, thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang mắc phải một số bệnh lý về gan mật nào đó, bao gồm cả viêm gan B.

Chẩn đoán và điều trị
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-2-4 tháng.
  • Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 4 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-2-12 tháng.

Đối với người lớn:

  • Chưa từng bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-6 tháng.
  • Đã từng bị nhiễm viêm gan B: Không cần tiêm vắc-xin.
Xem chi tiết

Viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, đòi hỏi người bệnh luôn phải kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng. Người bị viêm gan B tuyệt đối không được uống rượu bia bởi chúng cho thể tăng nguy cơ xảy ra biến chứng, khiến bệnh thêm nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Xem chi tiết

Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, dễ dàng lây nhiễm qua đường tình dục. Để an toàn, sau khi viêm phòng viêm gan B đủ 3 mũi sau 6 tháng, bạn có thể quan hệ tình dục, đảm bảo nguy cơ lây nhiễm cho đối phương ở mức thấp nhất. Trường hợp chưa tiêm đủ 3 mũi vẫn muốn quan hệ thì cần dùng các biện pháp an toàn và hạn chế tiếp xúc với dịch tiết, vết thương hở.

Xem chi tiết

  • Xét nghiệm HBsAg được thực hiện để kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm viêm gan B hay không
  • Kết quả HBsAg dương tính có nghĩa là bạn bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) và có khả năng lây nhiễm cho người khác.
  • HBV lây lan qua khi tiếp xúc với chất dịch trên cơ thể người bị nhiễm bệnh như tinh dịch, dịch âm đạo, máu.
Xem chi tiết

  • Không nên uống rượu bia cả trước và sau khi tiêm ngừa viêm gan B
  • Sau khi tiêm viêm gan B, nên kiêng rượu bia ít nhất 3 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
Xem chi tiết

  • Theo luật lao động tại Việt Nam, người bị viêm gan B có quyền bình đẳng với những lao động khác và hoàn toàn có quyền xin việc.
  • Tuy nhiên, khi đi xin việc tại nước ngoài người lao động sẽ gặp phải nhiều hạn chế
Xem chi tiết

  • Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, phụ nữ nên chờ ít nhất khoảng 3 tháng sau khi tiêm phòng viêm gan B mũi cuối cùng.
  • Nếu vừa tiêm phòng viêm gan B đã có thai nên dừng không tiêm nữa và thông báo cho bác sĩ
  • Mẹ nên tiêm phòng viêm gan B trước khi có thai để tránh tình trạng khi mang thai mắc phải lây truyền sang con.
Xem chi tiết

  • Khi bị viêm gan B, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu protein, các loại rau xanh, trái cây tươi cùng các chế phẩm từ sữa.
  • Hạn chế những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, các món ăn tươi sống chưa nấu chín, không sử dụng chất kích thích có hại
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con
Xem chi tiết

Thực tế, BẠN VẪN CÓ THỂ KHẢ NĂNG BỊ LÂY NHIỄM VIÊM GAN B sau khi đã tiêm phòng. Tuy nhiên khả năng lây sẽ giảm đi rất nhiều (khoảng 95-98%) nếu bạn tiêm phòng đầy đủ theo phác đồ và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác.

Xem chi tiết

Tùy từng loại xét nghiệm khác nhau, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định có cần nhịn ăn trước khi thực hiện hay không. Cụ thể:

  • Các xét nghiệm như HBV-DNA (5 hạng mục: HbsAg, HbsAb, HbeAg, HbeAb, HbcAb) không yêu cầu nhịn ăn.
  • Xét nghiệm chức năng gan yêu cầu người bệnh nhịn ăn từ 8-12 tiếng trước khi thực hiện để đảm bảo kết quả chính xác.
  • Siêu âm nên nhịn ăn trước khi thực hiện khoảng 4 tiếng.
  • Sinh thiết gan không yêu cầu nhịn ăn, tuy nhiên người bệnh nên hạn chế ăn no.
Xem chi tiết

Khi đi chích ngừa viêm gan B, bạn không cần phải nhịn ăn. Việc nhịn ăn có thể khiến bạn mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng và gây khó khăn cho việc phân biệt triệu chứng do đói và tác dụng phụ của vắc-xin.

Thay vào đó, bạn nên ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Nên hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ và thức uống có cồn trước khi tiêm.

Xem chi tiết

  • Theo các chuyên gia, nồng độ kháng thể bề mặt viêm gan B (Anti - HBs) từ 10mIU/mL được gọi là tiêu chuẩn, tức là đã tiêm vắc-xin thành công.
  • Các xét nghiệm xác định nồng độ kháng thể viêm gan B bao gồm xét nghiệm HBsAg và xét nghiệm HBsAb
  • Nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Xem chi tiết

  • Chồng bị nhiễm viêm gan B vẫn có thể sinh con như bình thường. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau
  • Nếu bố hoặc mẹ bị viêm gan B thì khả năng con sinh ra mắc viêm gan B là khá cao.
  • Nếu chồng bị nhiễm viêm gan B, vợ chưa nhiễm gan B thì nên đi tiêm phòng trước khi có con
  • Nếu vợ chồng có con mới phát hiện mắc viêm gan B thì nên phối hợp với bác sĩ gan mật để có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm phù hợp.
Xem chi tiết

  • Số lượng virus viêm gan B được xem là cao khi tải lượng virus (HBV DNA) trong máu vượt quá 10.000 IU/ml hoặc 10^7 copies/ml.
  • Để xác định số lượng virus viêm gan B cao hay thấp, cần thực hiện xét nghiệm HBV-DNA định lượng để đo tải lượng virus trong máu
  • Nên xét nghiệm định lượng virus viêm gan B định kỳ để theo dõi mức độ virus trong cơ thể.
Xem chi tiết

  • Những người bị viêm gan B cấp tính hầu hết có thể tự khỏi bệnh sau một vài tháng.
  • Những người bị nhiễm bệnh có thể sống từ 20 đến 30 năm. Tuy nhiên, với trường hợp viêm gan B đã phát triển thành ung thư thì chỉ có thể sống được từ 2-5 năm. 
  • Khoảng 20% ​​số người bị nhiễm trùng lâu dài sẽ phát triển bệnh gan và bị sẹo hoặc xơ gan. Khoảng 10% những người bị xơ gan sẽ tiếp tục phát triển thành ung thư gan.
Xem chi tiết

  • Người bị viêm gan B nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều protein, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây, chất béo không bão hòa
  • Hạn chế ăn thực phẩm quá nhiều đạm, nội tạng động vật, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn và cung cấp đầy đủ các nhóm chất
Xem chi tiết

  • Viêm gan B không lây qua đường ăn uống. 
  • Virus viêm gan B (HBV) chỉ lây truyền qua đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.
  • Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa được. Bạn nên tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.
Xem chi tiết

  • Chích ngừa viêm gan B trễ hẹn không sao cả. Tuy nhiên, việc tiêm trễ có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc-xin.
  • Việc tiêm vắc-xin viêm gan B muộn có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus, nhưng vẫn có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh.
  • Nếu trễ lịch hẹn nên chủ động liên hệ với bác sĩ để bổ sung sớm nhất
Xem chi tiết

  • Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là khá cao
  • Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu (trong lúc chuyển dạ, sinh nở) và qua đường sữa mẹ. 
  • Mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, dùng thuốc kháng virus và cho con bú bình.
Xem chi tiết

  • Mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú bởi nguy cơ lây truyền virus viêm gan B qua sữa mẹ rất thấp. 
  • Tuy nhiên, virus có thể lây truyền sang con qua các vết nứt hoặc tổn thương trên đầu vú của mẹ.
  • Ngay sau khi trẻ chào đời nên được tiêm vắc xin viêm gan B để phòng tránh lây nhiễm
Xem chi tiết

Bố bị viêm gan B có thể lây sang con nhỏ thông qua con đường trực tiếp (đường máu, dịch tiết cơ thể, dùng chung vật dụng cá nhân, …) hoặc con đường gián tiếp (bố lây cho mẹ qua đường tình dục, mẹ lây cho con khi mang thai). Mức độ virus viêm gan B có trong máu của bố càng cao (HBV DNA > 2000 IU/ml), tỷ lệ lây nhiễm càng lớn.

Xem chi tiết

Viêm gan B không phải bệnh di truyền mà là bệnh lây truyền (truyền nhiễm) cao. Dù không di truyền từ cha mẹ sang con theo gen di truyền nhưng con cái vẫn có thể mắc bệnh trong thời gian sinh nở, tiếp xúc với máu, dịch tiết cơ thể hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với bố mẹ.

Xem chi tiết

Đánh giá khả năng chữa khỏi bệnh viêm gan B cần dựa trên thể bệnh:

  • Viêm gan B cấp tính (thời gian nhiễm HBV dưới 6 tháng) có thể tự khỏi theo thời gian nhờ hệ miễn dịch của người bệnh.
  • Viêm gan B mãn tính (thời gian nhiễm HBV trên 6 tháng) không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể ức chế sự phát tán và tấn công của virus viêm gan B.

Trường hợp người bị viêm gan B mãn tính có nhóm virus không hoạt động thì chưa cần can thiệp điều trị mà phải theo dõi định kỳ.

Xem chi tiết

Viêm gan B là bệnh có tính lây nhiễm cao, xâm nhập vào cơ thể người bệnh chủ yếu qua 3 con đường:

  • Đường máu: Nguy cơ cao khi tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh (dùng chung kim tiêm, bấm móng tay, đồ sắc nhọn, để máu chạm vào vết thương hở)
  • Đường quan hệ tình dục: Dễ dàng lây nhiễm trong trường hợp quan hệ không an toàn hoặc cả 2 chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.
  • Đường từ mẹ sang con: Dễ lây nhiễm cho con trong khi sinh đẻ do nguy cơ tiếp xúc với máu của mẹ cao.
Xem chi tiết

Viêm gan B có thể lây qua đường nước bọt với tỷ lệ cực kỳ thấp 1-2% trong trường hợp nước bọt có dính máu của người bệnh. Trên góc độ y khoa, virus viêm gan B không có trong nước bọt nên không thể lây nhiễm.

Xem chi tiết

Chích ngừa viêm gan B không có kháng thể có thể do những nguyên do sau:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Do di truyền, tác dụng từ thuốc hoặc bệnh lý khiến hệ miễn dịch yếu, không phản ứng tốt với vacxin, hạn chế sản sinh HBsAb.
  • Chất lượng Vacxin: Bảo quản không đúng kỹ thuật, hết hạn sử dụng làm giảm hiệu quả vacxin.
  • Kỹ thuật tiêm sai: Tiêm sai vị trí hoặc không đủ liều lượng cần thiết.
  • Các nguyên do khác: Tuổi tác, chế độ dinh dưỡng.
Xem chi tiết

Chồng bị viêm gan B có lây nhiễm sang vợ qua những con đường như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân của nhau
  • Tiếp xúc với máu của chồng như: Để máu dính vào vết thương hở, dùng chung dao cạo, hôn sâu.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android