Trời Lạnh Da Nổi Mẩn Đỏ

Cơ bản

Trời lạnh da nổi mẩn đỏ, trời lạnh nổi mề đay,… là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải khi thời tiết chuyển mùa. Căn bệnh ngoài da này nếu tiến triển đến giai đoạn nặng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại. Vậy làm sao để phòng ngừa và chữa trị dứt điểm các triệu chứng đó? Hãy cùng Vietmec đi tìm lời giải đáp thỏa đáng nhất trong bài viết sau đây.

Định nghĩa

Lý giải về hiện tượng nổi mề đay khi trời lạnh, các chuyên gia da liễu cho biết đây là bệnh dị ứng thời tiết lạnh, xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Hiện tượng trời lạnh nổi mề đay có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng và lứa tuổi nào.

Nguyên nhân

Như đã đề cập ở trên, các triệu chứng của tình trạng nổi mẩn đỏ khi trời lạnh thường khởi phát do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm, không khí,…. khiến cơ thể phản ứng quá mức gây nên dị ứng. Bên cạnh đó, có một số nhóm nguyên nhân thường gặp khác mà rất nhiều người bệnh chủ quan:

  • Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng sẽ dễ bị nổi mề đay, mẩn đỏ khi trời lạnh. Nghiên cứu này đã được chứng minh ở rất nhiều bệnh nhân khác nhau.
  • Di truyền từ bố mẹ: Nổi mề đay khi trời lạnh được chứng minh là có liên quan đến yếu tố di truyền. Thực tế, có không ít trẻ bị nổi mẩn đỏ khi trời lạnh vì bố mẹ từng có tiền sử mắc các triệu chứng này.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Những đối tượng sử dụng quá nhiều các loại thuốc chứa thành phần corticoid sẽ có nguy cơ cao bị suy yếu hàng rào bảo vệ da và dễ gặp hiện tượng trời lạnh nổi mề đay.
  • Nhiễm virus hoặc bệnh lý: Những đối tượng khi bị nhiễm virus hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp trên sẽ thấy biểu hiện đặc trưng nhất là nổi mẩn đỏ khi trời lạnh.
  • Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch và khả năng đề kháng của con người bị suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trời lạnh bị nổi mề đay.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng da nổi mẩn ngứa khi trời lạnh cũng có thể đến từ một số nguyên nhân khác nhau như: Sử dụng thức ăn lạnh, các loại chất kích thích, vệ sinh da không sạch sẽ, chạm vào những tác nhân gây dị ứng,… Vì vậy, những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm cần thận trọng với những nhóm nguyên nhân gây mẩn ngứa khi trời lạnh ở trên.

Chăm sóc tại nhà

Với những đối tượng có cơ địa mẫn cảm như mẹ bầu, phụ nữ sau sinh hay trẻ em, người suy giảm sức đề kháng, việc sử dụng thuốc Tây không được khuyến khích. Thay vào đó, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa nổi mề đay khi trời lạnh an toàn tuyệt đối.

Chữa da nổi mẩn đỏ khi trời lạnh bằng lá khế: Trong Đông y, lá khế là một vị thuốc có tính lạnh, giúp thanh nhiệt, loại bỏ độc tố và cải thiện các triệu chứng phát ban, nổi đỏ, sưng tấy rất hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá khế chữa mẩn ngứa khi trời lạnh bằng cách:

  • Tắm nước lá khế: Rửa sạch khoảng 300g lá khế tươi rồi đun cùng 2 lít nước trong khoảng 20 phút, đợi nước nguội rồi tắm. Dùng phần lá khế chà xát lên da để giảm tình trạng mề đay nhanh chóng.
  • Xông hơi với lá khế: Đun lá khế tươi cùng vỏ bưởi, lá sả, lá ổi,… rồi đợi nước nguội, tiến hành xông, sau đó dùng nước này tắm luôn để làm giảm ngứa ngáy.

Chữa nổi mẩn ngứa khi trời lạnh bằng lá tía tô: Tía tô cũng là một loại thảo dược có tính hàn, có khả năng cấp ẩm và thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy có thể dùng để làm dịu ngứa ngáy và triệu chứng mề đay trên da.

Cách thực hiện: Rửa sạch khoảng 300 – 400g lá tía tô, dùng sắc nước uống 3 – 4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì để các dược tính có thể phát huy tác dụng.

Chữa da nổi mẩn đỏ ngứa khi trời lạnh với lá lốt: Các nghiên cứu y khoa tìm thấy trong lá lốt có chứa nhiều hoạt chất piperidin và piperin. 2 thành phần này có khả năng kháng viêm và giảm nổi mẩn ngứa khắp người khi trời lạnh rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Rửa sạch 300g lá lốt rồi đun với nước sôi trong khoảng 30 phút cùng một chút muối. Sau đó dùng để xông người, phần nước đã nguội có thể tận dụng để tắm. Lưu ý không sử dụng sữa tắm, tránh gây dị ứng càng nặng hơn.

Các mẹo dân gian kể trên đều rất lành tính vì sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý cần kiên trì áp dụng để các dược tính có thể phát huy tối đa hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Nổi mề đay khi trời lạnh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay hay nổi mẩn đỏ khi trời lạnh có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Theo đó, các chuyên gia da liễu cho biết, ở mỗi người mức độ ảnh hưởng nổi mề đay khi trời lạnh khác nhau. Một số trường hợp có thể chỉ bị mẩn đỏ rồi khỏi hoàn toàn chỉ sau 1 – 2 ngày. Trong khi đó, khá nhiều người lại bị nổi mề đay triền miên, thành bệnh mãn tính. Tùy thuộc sức đề kháng mỗi người mà tình trạng ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ khi trời lạnh sẽ kéo dài từ 5 – 10 phút hoặc vài giờ, vài ngày đến vài tuần.

Qua kinh nghiệm thăm khám cho hàng ngàn bệnh nhân, nhiều bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết có trường hợp da mặt mẩn đỏ khi trời lạnh, ngứa nhẹ … Nhưng số khác lại bị nổi mề đay từ da mặt đến da toàn thân thành từng mảng đỏ, sưng phù kèm bọng nước gây ngứa rát, bong tróc da. Một vài ca khác lại có phản ứng nghiêm trọng hơn như ngất xỉu, sốc phản vệ hoặc huyết áp thấp. Do đó, đây là bệnh khá nguy hiểm, người bệnh đừng nên chủ quan bỏ qua.

Đặc biệt, bệnh càng nguy hiểm hơn ở đối tượng trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ bị mẩn đỏ khi trời lạnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần là do trẻ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và hàng rào bảo vệ da kém. Mề đay ở trẻ có thể là cấp tính (biến mất trong vài giờ đến vài ngày) hoặc mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần thậm chí là vài tháng). Ở trẻ em mề đay cấp tính thường phổ biến hơn mề đay mãn tính và đặc trưng bởi các triệu chứng:

  • Trẻ bị nổi mề đay ngứa khắp người: Nổi mẩn có màu hồng, có hình dạng tương tự như muỗi đốt hoặc tạo thành mảng kèm theo cơn ngứa bứt dứt kéo dài, gây cảm giác vô cùng khó chịu.
  • Sốt mề đay ở trẻ nhỏ: Sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trẻ có thể sốt từ 38,5 – 40 độ C. Trẻ bị tiêu chảy, chán ăn, kèm theo sổ mũi.
  • Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh: Thấy trên da trẻ xuất hiện vùng da bị mẩn đỏ, phù sần với kích thước đa dạng, không đều. Cha mẹ ấn vào vết đó sẽ thấy hơi căng tức. Trẻ bỏ bú, không quấy cả ngày vì khó chịu
  • Phù mao mạch: Phản ứng dị ứng xảy ra kích thích các chất hóa học histamin, gây phù mao mạch. Từ đó dẫn tới các nốt sẩn phù không đều trên da. Có sẩn to hoặc sẩn cả mảng, ấn vào đau nhức.
  • Triệu chứng khác: Mề đay mẩn ngứa còn có thể khiến trẻ chán ăn, quấy khóc, bỏ bú, ngủ không ngon giấc,…

Với cơ địa còn non yếu ở trẻ nhỏ, các bác sĩ chuyên khoa không khuyến khích việc dùng nhiều loại thuốc kháng sinh. Thay vào đó, cha mẹ nên tham khảo các mẹo dân gian giúp kiểm soát triệu chứng trẻ bị nổi mẩn đỏ khi trời lạnh hoặc các bài thuốc thảo dược lành tính.

Điều trị

Sử dụng thuốc Tây là giải pháp phổ biến nhất để điều trị tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ khi trời lạnh. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng. Dưới đây là danh sách một số loại thuốc trị mẩn ngứa khi trời lạnh đã được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn:

  • Thuốc chống dị ứng

Là loại thuốc chống histamin thế hệ 1 và 2 gồm có dạng uống (Loratadin, Cetirizin…), dạng xịt và nhỏ mũi (Azelastin và Olopatadin…). Thuốc có tác dụng giảm mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban và ngăn chặn sản xuất histamin (hoạt chất làm tăng nguy cơ dị ứng). Thuốc có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các nhóm khác.

  • Thuốc ngăn tình trạng mẫn cảm

Nhóm thuốc này có công dụng ngăn chặn các yếu tố gây ra dị ứng, . Các loại thuốc được chỉ định sử dụng điều trị ngứa khi trời lạnh: Thuốc kháng IgE, thuốc kháng Cytokine của tế bào Lympho và thuốc kháng Thromboxane A2.

  • Thuốc bôi ngoài da chứa menthol

Sử dụng thuốc này bôi chứa menthol lên vùng da bị nổi mẩn ngứa do trời lạnh để làm dịu tổn thương, giảm sưng, nóng và cải thiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Thuốc Tây y có tác dụng trị ngứa khi trời lạnh rất nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, mọi người nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn chính xác nhất.

Phòng ngừa

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị các triệu chứng nổi mẩn đỏ khi trời lạnh thì dùng thuốc thôi là chưa đủ. Người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để kiểm soát tốt nhất các giai đoạn bệnh mẩn ngứa khi trời lạnh:

  • Dù ngứa nhưng không được gãi mạnh tay bởi sẽ làm da lở loét, vết mẩn lan rộng, sau khi khỏi bệnh vẫn để lại sẹo, thậm chí còn có thể gây ra nhiễm trùng huyết.
  • Không nên tự ý mua thuốc Tây về sử dụng bởi các loại thuốc này chỉ làm giảm triệu chứng chứ không trị được bệnh tận gốc. Lạm dụng sẽ bị nhờn thuốc, tổn thương chức năng gan, thận khiến độc tố trong cơ thể càng tích tụ nhiều hơn. Hệ quả là bệnh dị ứng mẩn ngứa càng tái phát mạnh.
  • Thức ăn, nước uống nên dùng khi còn ấm. Nếu có tiền sử bị nổi mẩn ngứa khi trời lạnh thì tốt nhất khi đông về bạn nên giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Ra ngoài cần bịt khẩu trang, quàng khăn, đi găng tay ấm.
  • Ngay khi thấy các triệu chứng bất thường như sưng, phù mí mắt, môi, mặt, chóng mặt, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh thì tốt nhất hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị chuyên sâu hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng để phòng mẩn ngứa tái phát bằng cách dành thời gian tập thể thao mỗi ngày, uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm da, ăn nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể đủ vitamin và khoáng chất.

Có khá nhiều người bệnh đã thành công với những cách chữa tình trạng trời lạnh da nổi mẩn đỏ bên trên. Bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện để đẩy lùi tình trạng dị ứng thời tiết lạnh. Tuy nhiên, ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng mẩn đỏ đầu tiên, người bệnh cần thăm khám kịp thời để được tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android