Trồng Răng Vàng: Đối Tượng Áp Dụng, Ưu – Nhược Điểm

Trồng răng vàng đang là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp được nhiều người lựa chọn. Những ai nên trồng răng vàng và chi phí bao nhiêu là băn khoăn của không ít khách hàng. 

Kỹ thuật trồng răng vàng thực hiện như thế nào?

Trồng răng vàng là phương pháp làm răng thẩm mỹ sử dụng chất liệu từ thành phần hợp kim là vàng, platin, palladium… Vì vật liệu có tính chất quý hiếm nên nhiều người gọi đây là răng sứ quý kim. Giống như các phương pháp phục hình răng khác, kỹ thuật trồng răng sứ quý kim được thực hiện tại vị trí răng bị mất hoặc răng bị tổn thương.

Xem thêm: Trồng răng Implant là gì?

Trồng răng vàng là một phương pháp phục hình răng dã mất
Trồng răng vàng là một phương pháp phục hình răng dã mất

Tùy theo nhu cầu làm răng thẩm mỹ mà phương pháp trồng răng cũng khác nhau. Hiện tại, có hai kỹ thuật trồng răng vàng phổ biến sau:

  • Trồng răng với công nghệ Implant: Đây là phương pháp phục hình răng từ chân răng. Cấu tạo của răng Implant bao gồm trụ Titanium, mão răng sứ và khớp nối Abutment. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ ghép trụ Implant vào xương hàm. Khi trụ tích hợp ổn định với xương hàm mới gắn cố định mão răng sứ lên trên bằng khớp nối Abutment.
  • Trồng răng bằng cầu răng sứ: Khi thực hiện phương pháp trồng răng bắc cầu, bác sĩ phải mài 2 răng thật ở bên cạnh răng đã mất. Sau đó tiến hành sử dụng cầu răng được gắn bởi 3 mão răng. Răng vàng nằm tại vị trí chính giữa thay thế cho răng thật bị mất. 2 răng còn lại được gắn mão răng vàng để làm trụ đỡ cho cầu răng. Chỉ mất khoảng 2 – 3 ngày là hoàn tất quá trình phục hình răng theo phương pháp này.

Các đối tượng phù hợp để trồng răng vàng

Dù không giới hạn đối tượng sử dụng nhưng theo các bác sĩ, với từng phương pháp trồng răng sứ quý kim  sẽ áp dụng cho các đối tượng khác nhau. Trồng răng Implant áp dụng cho các đối tượng:

  • Người bị mất một răng, nhiều răng hoặc toàn hàm.
  • Người trên 18 tuổi có xương hàm khỏe mạnh nhưng không mắc bệnh lý về răng miệng.
  • Người mất răng bị tiêu xương nhưng phải tiến hành ghép xương trước khi phục hình.
  • Đối tượng có sức khỏe bình thường, không mắc phải bệnh lý mãn tính liên quan đến tiểu đường, ung thư….

Trong khi đó, phương pháp trồng răng cầu răng sứ phù hợp:

  • Người mất một răng hoặc nhiều chiếc răng liền kề.
  • Khách hàng muốn phục hình răng trong thời gian ngắn.
  • Răng bên cạnh răng mất phải khỏe, đủ điều kiện làm trụ cho các mão răng sứ.
  • Xương hàm vùng trồng răng không bị tiêu, răng bên cạnh không bị xô lệch.
  • Người trưởng thành có hàm răng vĩnh vĩnh hoàn chỉnh.
Mỗi phương pháp sẽ áp dụng cho các đối tượng khác nhau
Mỗi phương pháp sẽ áp dụng cho các đối tượng khác nhau

Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng răng vàng

Nhiều người không khỏi băn khoăn không biết có nên trồng răng vàng? Để giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này. Từ đó, mỗi người sẽ có câu trả lời phù hợp nhất cho mình.

Ưu điểm

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc trồng răng bằng vàng là khả năng phục hình răng hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày, đặc biệt là không bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng.

  • Răng vàng sử dụng chất liệu cao cấp, độ cứng chắc tốt nên người trồng răng có thể thoải mái ăn uống các loại thực phẩm mà không sợ bị tổn thương răng.
  • Dưới tác động của thực phẩm, loại răng này không bị thay đổi màu sắc, luôn giữ được màu sắc sáng bóng.
  • Răng bằng vàng được đánh giá cao về độ an toàn cho sức khỏe, không gây kích ứng nướu hay mô mềm.
  • Tuổi thọ của loại răng sứ quý kim này cao và chịu được lực cắn nhai mạnh.

ĐỌC THÊM: Trồng Răng Cửa Giá Bao Nhiêu? Nên Chọn Phương Pháp Nào?

Trồng răng vàng có nhiều ưu điểm được nhiều người yêu thích
Trồng răng vàng có nhiều ưu điểm được nhiều người yêu thích

Nhược điểm

Tuy nhiên, phương pháp trồng răng đã mất này còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Răng vàng có màu sắc đặc trưng nên tính thẩm mỹ không cao. Khi lắp cùng răng thật sẽ tạo ra sự không hài hòa.
  • Trọng lượng một chiếc răng vàng khá nặng nên sẽ gây khó khăn trong việc nhai thức ăn.
  • So với các phương pháp phục hình nha khoa khác, trồng răng vàng phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao.
  • Chi phí trồng răng vàng thường ở mức cao hơn nhiều bình thường.

Trồng răng vàng giá bao nhiêu?

Chi phí trồng răng vàng bao nhiêu cũng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Thông thường, một chiếc răng vàng toàn diện sẽ có chi phí dao động từ 10 – 15 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, giá trồng răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sức khỏe của khách hàng.
  • Chất liệu của răng vàng, vàng thật hay mạ vàng.
  • Số lượng răng người bệnh bị mất.
  • Phương pháp thực hiện trồng răng vàng.
  • Tay nghề bác sĩ trồng răng.
  • Đơn vị thực hiện trồng răng vàng.

Theo đó, để biết được chính xác chi phí trồng răng vàng cho mình, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để khám và nghe tư vấn cụ thể từ bác sĩ.

Hiện nay có rất nhiều nha khoa đang hoạt động nhưng khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín nhất. Trong số đó, ViDental là địa chỉ nha khoa được nhiều khách hàng đánh giá cao.

TÌM HIỂU THÊM: Trồng Răng Giả Tháo Lắp Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Và Mức Giá?

Những lưu ý khi trồng răng vàng và chăm sóc sau khi thực hiện

Trồng răng sứ quý kim là phương pháp chỉnh nha có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để quá trình trồng răng đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, khách hàng cần lưu ý một số điều sau:

  • Trồng răng vàng chỉ thực hiện với người trên 18 tuổi, có sức khỏe tốt, không mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch….
  • Nên lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng cao, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn cùng cơ sở vật chất hiện đại.
  • Khi đã tiến hành trồng răng, tuyệt đối tuân thủ yêu cầu của bác sĩ, thực hiện việc chăm sóc răng miệng đúng cách.

Răng vàng có độ bền cao, nhưng không vì thế mà bạn có thể bỏ qua việc chăm sóc răng đúng cách. Theo các bác sĩ, khách hàng không nên bỏ qua một số chú ý sau đây:

  • Sau khi hoàn thành quá trình trồng răng, bạn có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí đau nhức trong khoang miệng. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm hoặc giảm đau do bác sĩ kê đơn.
  • Thời gian đầu, nên lựa chọn đồ ăn mềm, lỏng và dễ nuốt. Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi cơn đau nhức biến mất, bạn có thể ăn uống bình thường.
  • Hạn chế thực phẩm quá cay, nóng hoặc lạnh vì sau khi trồng răng chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Hàng ngày đánh răng ít nhất 2 lần bằng bàn chải lông mềm. Bạn có thể sử dụng kết hợp chỉ nha khoa nhằm loại bỏ hết thức ăn thừa bám trong kẽ răng.
  • Bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết để răng luôn chắc khỏe
  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày để nướu và răng luôn khỏe mạnh.
  • Tái khám đúng ngày hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng cũng như phát hiện sớm các bệnh lý.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ giúp kiểm tra tình trạng răng
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ giúp kiểm tra tình trạng răng

Trồng răng vàng là phương pháp phục hình răng đã mất được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít nhược điểm. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về cách phục hồi răng đã mất, địa chỉ nha khoa, chi phí trước khi quyết định trồng răng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android