Các Tư Thế Ngủ Tốt Cho Người Thoái Hoá Đốt Sống Cổ

Ngủ đúng tư thế khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ hạn chế khởi phát cơn đau về đêm và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn ngủ sai tư thế sẽ khiến tổn thương tại đốt sống trở nên tồi tệ hơn, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa và phát sinh biến chứng. Do đó, bạn cần áp dụng những tư thế ngủ dưới đây để tránh tình trạng này xảy ra:

  • Nằm ngửa: Khi nằm ngủ ngửa, bạn có thể đặt hai tay lên ngực hoặc ở hai bên hông để tránh bị cứng khớp sau khi ngủ dậy.
  • Nằm nghiêng: Tư thế này giúp giữ đầu ở tư thế trung hòa, giảm gây áp lực lên đốt sống cổ, tránh gây kích thích đến dây thần kinh và tủy sống.

Ngủ đúng tư thế khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ hạn chế khởi phát cơn đau về đêm và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn ngủ sai tư thế sẽ khiến tổn thương tại đốt sống trở nên tồi tệ hơn, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa và phát sinh biến chứng.

Thoái hóa đốt sống cổ nên duy trì các tư thế ngủ tốt để hỗ trợ điều trị bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ nên duy trì các tư thế ngủ tốt để hỗ trợ điều trị bệnh

Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là sự hao mòn xảy ra tại các bộ phận cấu thành đốt sống cổ như đĩa đệm, sụn, xương dưới sụn,… Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể. Các triệu chứng mà người bệnh phải đối mặt khi bị thoái hóa đốt sống cổ là đau nhức ở vùng cổ vai gáy, cứng khớp, tê bì hai tay khi rễ thần kinh bị chèn ép,…

Chuyên gia cho biết, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến, nguy cơ mắc bệnh sẽ ngày càng cao khi tuổi tác tăng lên. Khi mới khởi phát, bệnh không gây ra triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Chỉ đến khi tổn thương đã xảy ra ở mức độ nghiêm trọng gây đau nhức nặng nề, bạn mới thăm khám và phát hiện ra bệnh.

Khi mức độ thoái hóa diễn ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ hình thành nên gai xương tại đốt sống, gây thu hẹp không gian của tủy sống và rễ thần kinh. Điều này đã khiến cho rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép quá mức, gây ra tình trạng tê bì và ngứa ran tại chi. Lúc này, khả năng phối hợp hoạt động giữa các chi sẽ bị suy giảm đáng kể.

Khi có các dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Nếu để lâu, tổn thương tại đốt sống sẽ rất khó phục hồi và việc điều trị cũng trở nên phức tạp hơn. Các phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay là vật lý trị liệu, dùng thuốc Tây y hoặc phẫu thuật khi cần thiết. Để quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả, bạn cũng nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp.

Tư thế ngủ tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Ngủ đúng tư thế sẽ tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái sau khi thức dậy
Ngủ đúng tư thế sẽ tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái sau khi thức dậy

Ngủ đúng tư thế sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Ngược lại, nếu bạn có tư thế ngủ không tốt sẽ khiến tổn thương tại đốt sống tiếp tục tiến triển nặng và phát sinh biến chứng. Đồng thời, ngủ sai tư thế còn khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và phát sinh ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Dưới đây là một số tư thế ngủ tốt dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo:

1. Nằm ngửa

Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Nằm ngửa giúp bạn duy trì đường cong tự nhiên của cột sống và hạn chế gây áp lực lên các đốt sống cổ bị tổn thương. Từ đó, cơn đau nhức sẽ được xoa dịu và tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái khi ngủ.

Khi nằm ngủ ngửa, bạn có thể đặt hai tay lên ngực hoặc ở hai bên hông để tránh bị cứng khớp sau khi ngủ dậy. Một vài nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, nằm ngửa khi ngủ còn hạn chế được tình trạng chèn ép lên dây thần kinh quanh đốt sống cổ.

2. Nằm nghiêng

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn cũng có thể ngủ ở tư thế nằm nghiêng. Tư thế này giúp giữ đầu ở tư thế trung hòa, giảm gây áp lực lên đốt sống cổ, tránh gây kích thích đến dây thần kinh và tủy sống. Từ đó, triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện và tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, nằm nghiêng còn có tác dụng làm thư giãn khớp xương và giúp duy trì chuyển động tự do tại cổ. Chú ý, sử dụng thêm gối kê đầu vừa đủ cao khi nằm nghiêng giúp giữ cổ ở vị trí trung tính, không dùng gối kê quá thấp hoặc quá cao khiến tai bị ép về phía vai.

Thoái hóa đốt sống cổ nên nằm nghiêng sang một bên khi đi ngủ
Thoái hóa đốt sống cổ nên nằm nghiêng sang một bên khi đi ngủ

+ Tư thế ngủ mà người bệnh cần tránh:

Người bị thoái hóa đốt sống cổ tuyệt đối không được nằm sấp khi ngủ. Khi nằm sấp, phần cổ sẽ bị uốn cong về một hướng khiến cho cổ bị căng thẳng quá mức. Đồng thời, thói quen nằm sấp còn khiến cột sống phải chịu áp lực rất lớn và gây kích thích không tốt đến rễ thần kinh.

Nếu bạn đi ngủ ở tư thế này sẽ gây ra tình trạng đau cổ và cứng cổ, gia tăng nguy cơ chấn thương và khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp bắt buộc phải nằm sấp khi ngủ, nên sử dụng một chiếc gối rất mỏng kê dưới trán để hình thành góc cong tự nhiên cho cổ.

Lưu ý khi ngủ dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, ngoài việc ngủ đúng tư thế thì người bệnh cũng cần phải lưu ý những điều sau đây kiểm soát triệu chứng của bệnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ:

  • Sử dụng gối kê thích hợp để duy trì đường cong tự nhiên của cột sống và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Nên sử dụng gối kê mỏng khi nằm ngửa và dùng gối kê có độ cao vừa phải khi nằm nghiêng.
  • Lựa chọn nệm ngủ phù hợp với tình trạng bệnh và có khả năng nâng đỡ cột sống. Nên sử dụng nệm có độ cứng vừa phải, không dùng nệm quá cứng hay quá mềm.
  • Tiến hành kéo giãn cơ trước khi đi ngủ để làm thư giãn nhóm cơ quanh cổ và thả lỏng cơ bắp. Cách này sẽ hạn chế được tình trạng khởi phát cơn đau khi về đêm và duy trì độ dẻo dai cho cột sống.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ giúp thư giãn hệ thống xương khớp, dây chằng và rễ thần kinh. Hạn chế khởi phát cơn đau về đêm và tình trạng cứng cổ sau khi ngủ dậy. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tắm nước ấm còn kích thích cơ thể giải phóng endorphin giúp giảm đau hiệu quả.
Nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để giảm đau và ngủ ngon hơn
Nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để giảm đau và ngủ ngon hơn
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc, không nên thức khuya quá 23 giờ. Thói quen ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này sẽ là yếu tố kích hoạt cơn đau khởi phát nghiêm trọng hơn.
  • Bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức thoải mái, không nên sử dụng thiết bị điện tử trong 30 phút trước khi đi ngủ, luôn giữ tâm trạng thoải mái, không uống caffein,…
  • Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát tư thế ngủ, bạn có thể sử dụng một vài cấu trúc hỗ trợ để thiết lập tư thế ngủ như mong muốn và duy trì tư thế đó trong suốt khoảng thời gian ngủ. Ví dụ, dùng chiếc gối cao chắn sau lưng để tránh bị lật hay ngủ sấp,…
  • Sau khi tỉnh ngủ, không ngồi bật dậy đột ngột để tránh bị căng cơ và tạo áp lực lên đốt sống. Tốt nhất, bạn nên nằm nghiêng thêm 2 – 3 phút để cơ và đốt sống cổ được thư giãn. Sau đó hãy ngồi dậy từ từ, tiến hành kéo giãn cổ nhẹ nhàng rồi mới thực hiện các hoạt động khác.

Bài viết trên đây là tổng hợp các tư thế ngủ tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo. Ở trường hợp này, bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ để tránh gây áp lực lên đốt sống cổ. Đồng thời, sử dụng thêm gối kê cho phù hợp để hỗ trợ vùng cổ và duy trì đường cong của cột sống. Tuyệt đối không nằm sấp để tránh khởi phát cơn đau khi ngủ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android