U Men Răng

Triệu chứng và nguyên nhân

U men răng là bệnh gì, có nguy hiểm không, làm thế nào để điều trị tận gốc ắt hẳn là thắc mắc của rất nhiều độc giả khi tìm hiểu về bệnh lý này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về u men răng để bạn và người thân nâng cao cảnh giác về vấn đề này.

Định nghĩa

U men răng (Ameloblastoma) có tên gọi đầy đủ là u nguyên bào tạo men, là một khối u lành tính, hiếm gặp thường xuất hiện ở vùng xương hàm mặt. Nguyên nhân gây ra u men răng là do các tế bào tạo nên lớp men lót bảo vệ trên răng có kết cấu gần giống như men răng nhưng biệt hóa theo hướng bất thường và không hình thành nên men răng.

Ở giai đoạn đầu, khối u men răng sẽ phát triển một cách âm thầm, sau một thời gian, u men răng có thể tiến triển thành ác tính, xâm lấn vào vùng xương hàm và làm cho vùng má bị sưng đau. Rất hiếm trường hợp các tế bào u men răng di căn sang các khu vực khác như hạch bạch huyết và phổi.

U nguyên tế bào tạo men có tỷ lệ tái phát rất cao nên cần được điều trị triệt để, đặc biệt là với các trường hợp u men răng tái phát sau khi đã chữa trị. Đối với các khối u lớn, việc chữa trị dứt điểm sẽ để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân về mặt thẩm mỹ, đặc biệt là với những bệnh nhân trẻ tuổi.

Theo Trưởng khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba, Tiến sĩ Phạm Như Hải, cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng căn nguyên gây bệnh là sự phát triển không bình thường của các tổ chức răng. Một số bác sĩ nghi ngờ rằng đau răng hàm do sâu răng, nhiễm trùng răng và chấn thương răng cũng có khả năng dẫn men răng.

Hình ảnh

Triệu chứng

U men răng chia làm hai loại u men ngoại biên và u men trung tâm, triệu chứng của mỗi loại cũng khác nhau, cụ thể như sau:

U men ngoại biên

Nguyên nhân dẫn tới u men ngoại biên là sự bất thường xuất hiện trong quá trình biệt hóa của biểu mô tạo răng, điều này dẫn tới các tế bào tạo men răng nằm lạc chỗ tại nướu răng hoặc ổ xương răng. Biểu hiện cụ thể nhất của u men ngoại biên chính là một khối u có bề mặt láng, nhẵn, gồm một hoặc nhiều thùy.

U men trung tâm

Với u men răng, xương hàm trên, tùy theo mức độ phát triển, kích thước và khả năng xâm lấn của khối u, các các triệu chứng xuất hiện cũng khác nhau. Cụ thể bao gồm: Khối u sưng phồng giữa mặt, vùng má bị sưng, phồng xương ngách lợi, nghẹt mắt, mất khứu. Bệnh nhân thường sẽ gặp phải tình trạng tê môi trên, má và cạnh mũi do khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh V2.

Đối với u men răng xương hàm dưới, các triệu chứng u men răng sẽ xuất hiện tùy theo mức độ tiến triển của bệnh, chẳng hạn như sau:

Giai đoạn mới hình thành

Ở giai đoạn đầu, khối u phát triển âm thầm, hầu như không gây bất cứ một dấu hiệu nào. Thường bệnh sẽ chỉ được phát hiện khi tình cờ chụp phim X - quang. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào phim chụp X - quang thì chưa đủ cơ sở để kết luận mà cần phải kết hợp thêm kết quả giải phẫu bệnh lý.

Giai đoạn khối u phát triển

U men răng có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau, phá hủy xương hàm và các phần mô xung quanh, làm tiêu chân răng. Sau khi đã phát triển được một thời gian, khối u bắt đầu gây phồng xương, khiến cho mặt của bệnh nhân bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ. 

Quan sát từ bên trong miệng sẽ thấy ngách lợi sưng phồng, nhưng thường là chưa gây đau. Bề mặt khối u nhẵn, răng ở vị trí khối u xuất hiện có thể bị lung lay hoặc dịch chuyển một chút. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau, chảy mủ. 

Giai đoạn nặng:

Ở giai đoạn bệnh tiến triển nghiêm trọng, khối u có kích thước khiến cho mặt sưng phồng, xương bị phá hủy nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn khó chịu, răng bị xô lệch hẳn. Nếu kích thước u quá lớn sẽ khiến cho môi dưới bị tê, thậm chí là gãy xương hàm nếu bờ dưới của xương hàm dưới bị phá hủy.

Biến chứng

Ở giai đoạn đầu, u men răng sẽ thường tiến triển một cách âm thầm, liên tục và gây biến dạng mặt nghiêm trọng về sau này. Nếu phát hiện muộn, quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, thậm chí là để lại những di chứng nặng nề như mất nhiều răng, lép mặt, cản trở chức năng nhai, nuốt, ảnh hưởng đến khả năng nói.

Tuy nhiên, cho tới hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết tới căn bệnh này, đồng thời, không có thói quen thăm khám răng miệng định kỳ. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bệnh khi khối u đã phát triển to, hậu quả là sau khi điều trị để lại nhiều di chứng nặng nề.

Phòng ngừa

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân gây ra u men răng vẫn chưa được nghiên cứu làm rõ nên Do vậy, khi nhận thấy bản thân hoặc người thân xuất hiện các triệu chứng như sau, bạn nên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra ngay lập tức:

  • Trẻ bị chậm mọc lâu quá lâu so với độ tuổi mọc răng bình thường.
  • Bị thiếu răng trên cung hàm.
  • Răng bị lung lay, đau nhức không rõ nguyên nhân.
  • Xương hàm có dấu hiệu bị xô lệch.
  • Bị viêm mũi, viêm xoang lâu ngày không dứt.

Để phòng ngừa u men răng âm thầm cũng như các bệnh lý răng miệng khác như men răng ố vàng, sâu răng, viêm lợi, tốt nhất là nên đến phòng khám để chụp X - quang và kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Ameloblastoma sẽ được chẩn đoán và kết luận bằng cách thực hiện các xét nghiệm bao gồm chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm mô bệnh học, cụ thể:

  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm các xét nghiệm như chụp X - quang, CT scan, MRI nhằm xác định mức độ phát triển u nguyên tế bào tạo men. Đôi khi, các bác sĩ sẽ có thể phát hiện bằng phương pháp chụp X quang thông thường tại phòng khám nha khoa.
  • Xét nghiệm mô bệnh học: Để có thể kết luận chính xác, các bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu tế bào hoặc mô bệnh để làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Biện pháp điều trị

Các phương pháp điều trị u men răng được áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến:

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u: Khối u Ameloblastoma sẽ phát triển ở khu vực xương hàm, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ phần xương hàm bị ảnh hưởng. Can thiệp điều trị từ sớm sẽ giúp giảm nguy cơ u men răng tái phát.
  • Phẫu thuật sửa chữa hàm: Sau khi loại phần xương hàm liên quan đến khối u, bác sĩ có thể sẽ thực hiện phẫu thuật tiếp để tái tạo lại hàm cho bệnh nhân. Điều này sẽ khôi phục tính thẩm mỹ và các chức năng của hàm như ăn uống và nói chuyện.
  • Xạ trị: Xạ trị là liệu pháp sử dụng chùm tia mang năng lượng cao chiếu vào khối u để điều trị triệt để sau  khi phẫu thuật. Phương pháp này cũng được áp dụng đối với bệnh nhân không thể phẫu thuật.
  • Chăm sóc sau điều trị: Bao gồm các phương pháp hỗ trợ bệnh nhân khôi phục khả năng nói chuyện, nhai nuốt sau khi điều trị.

Sau khi đã được điều trị, bệnh nhân sẽ cần thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi phòng trường hợp khối u tái phát.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Khi bị đau răng bạn có thể uống Panadol để giảm đau tạm thời. Thành phần Paracetamol sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nhờ vậy mà cơn đau răng sẽ biến mất nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến liều lượng, không nên tự ý sử dụng quá 4 liều/ngày (tương đương với 4000mg/ngày). Panadol nên được dùng sau ăn khoảng 30 phút, dùng thuốc bằng nước ấm để tăng hiệu quả giảm đau răng.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android