U Xương Ác Tính

Triệu chứng và nguyên nhân

U xương ác tính chính thường phát triển ở trên bề mặt xương hoặc trong xương, chúng cũng có thể tiến triển thành các khối ung thư theo thời gian. U xương ác tính là bệnh lý không xảy ra phổ biến nhưng cần điều trị đúng cách ngay từ sớm để phòng ngừa các rủi ro có liên quan.

Định nghĩa

U xương hình thành khi quá trình phân chia tế bào xương diễn ra bất thường, khiến cơ thể không kiểm soát được. Khối u xương sau khi hình thành có thể lành tính hoặc ác tính, nhưng chiếm đa số là u lành tính. Trường hợp u xương ác tính chiếm tỷ lệ thấp nhưng rất nguy hiểm, có thể phát triển thành ung thư và di căn ra khắp cơ thể. Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số ca ung thư. Các vị trí dễ hình thành khối u xương ác tính là cánh tay, cẳng chân, quanh đầu gối hoặc vai,...

U xương ác tính có thể khởi phát ở cả người lớn và trẻ em. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính là di truyền, rối loạn di truyền, thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ, chấn thương lâu ngày, bệnh lý mãn tính,... Tuy nhiên, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh ung thư xương.

Tương tự các loại ung thư khác, u xương ác tính cũng có thể di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh u xương ác tính. Cắt bỏ phần xương bị ảnh hưởng là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất. Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật kết hợp xạ trị hoặc hóa trị để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thống kê y khoa cho biết, tỷ lệ sống sót sau điều trị u xương ác tính lên đến 67%. Tuy nhiên, bệnh lý này rất dễ tái phát trở lại sau đó. Vì thế, sau điều trị bạn nên tái khám thường xuyên và tiến hành chăm sóc sức khỏe theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Hình ảnh

Triệu chứng

U xương ác tính chỉ gây ra triệu chứng khi đã tiến triển nặng, ở giai đoạn sớm bệnh không có biểu hiện đặc biệt nên rất khó phát hiện. Triệu chứng đặc trưng của bệnh u xương ác tính là gây đau nhức trong xương ở khu vực bị ảnh hưởng, tình trạng này thường diễn ra kéo dài dai dẳng. Cơn đau cũng có thể khởi phát vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bạn rất dễ nhầm lẫn triệu chứng đau nhức của bệnh u xương ác tính với bệnh viêm xương khớp hoặc đau xương khớp do tăng trưởng ở trẻ em. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:

  • Viêm hoặc sưng đỏ ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Cảm nhận được khối u trên xương.
  • Đau khớp gây khó khăn khi sử dụng khớp.
  • Xương trở nên yếu và dễ gãy.
  • Sốt cao, gầy sút cân, đổ mồ hôi nhiều về đêm.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Nếu nghi ngờ bản thân bị u xương ác tính, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơn đau và những yếu tố làm gia tăng cường độ đau. Sau khi kiểm tra triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán chính xác như xét nghiệm hình ảnh, quét xương, sinh thiết xương và tủy xương.

Việc điều trị u xương ác tính còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn tiến triển của bệnh, kích thước và vị trí khối u, sức khỏe tổng thể và độ tuổi của người bệnh. Chuyên gia cho biết, u xương ác tính có thể điều trị khỏi ở giai đoạn sớm, có khoảng 80% bệnh nhân ung thư xương ở giai đoạn 1 và 2 đã điều trị khỏi.

Hai nguyên tắc trong điều trị bệnh u xương ác tính là áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và ổn định tinh thần trong suốt quá trình điều trị. Trước và sau điều trị u xương ác tình, người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống hàng ngày sao cho phù hợp. Sau điều trị, người bệnh cũng cần theo dõi sức khỏe trong nhiều năm để phòng ngừa nguy cơ tái phát và di căn.

Dưới đây là các phương pháp điều trị u xương ác tính được áp dụng phổ biến trong y khoa bạn có thể tham khảo:

+ Xạ trị: Đây là phương pháp điều trị u xương ác tính được áp dụng phổ biến nhất. Xạ trị được tiến hành bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ác tính và thu nhỏ kích thước khối u. Tuy nhiên, việc xạ trị điều trị u ác tính tồn tại rất nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, tiêu chảy, thay đổi màu da, nôn và buồn nôn, gặp vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh sớm,...

Việc chiếu một lượng lớn tia bức xạ vào một khu vực còn làm gia tăng nguy cơ phát triển một số loại u ác tính khác. Vì thế, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về những rủi ro cũng như lợi ích của phương pháp điều trị này trước khi áp dụng.

+ Hóa trị: Hóa trị được tiến hành bằng cách dùng thuốc để tiêu diệt khối u xương ác tính. Thông thường, hóa trị sẽ được áp dụng kết hợp với nhiều liệu pháp điều trị khác như xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp hormone,... để làm tăng hiệu quả mang lại. Dựa vào tính chất của khối u khối u, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị đã áp dụng và vị trí của khối u,... bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương án điều trị kết hợp sao cho phù hợp.

Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân nên sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Đồng thời, việc thực hiện hóa trị điều trị bệnh còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác, điển hình là mất tóc.

+ Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên áp dụng, giúp loại bỏ hoàn toàn khối u xương ác tính. Mục đích của việc phẫu thuật là cắt bỏ khối u và một phần mô khỏe mạnh xung quanh, giúp hạn chế nguy cơ tái phát. Nếu khối u không được loại bỏ hoàn toàn sẽ có nguy cơ tái phát và di căn rất cao.

Với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật loại bỏ chi để phòng ngừa các rủi ro nghiêm trọng khác. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ chi, bác sĩ sẽ đề nghị lắp chi giả giúp phục hồi khả năng vận động.

Phẫu thuật lạnh đang dần được áp dụng thay thế cho phẫu thuật truyền thống, giúp loại bỏ các khối u xương bên trong cơ thể. Phương pháp phẫu thuật này được tiến hành bằng cách dùng nitơ lỏng để đông lạnh tế bào u ác tính và loại bỏ chúng.

+ Liệu pháp nhắm mục tiêu: Hay còn được gọi là liệu pháp sinh học. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc có tương tác đặc biệt với tế bào u ác tính đang phát triển để tiêu diệt chúng.

Tiên lượng u xương ác tính phụ thuộc vào loại u xương cũng như giai đoạn phát triển của khối u. Tỷ lệ sống sót của người bệnh sẽ phụ thuộc vào việc khối u có di căn hay không. Trường hợp u xương ác tính chưa di căn, tỷ lệ sống trên 5 năm là 91%. Nhưng nếu u xương đã di căn đến các vị trí xa thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 33%. Vì thế, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của người bệnh.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh u xương ác tính bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. U xương ác tính là bệnh lý nguy hiểm, sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh lý này rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, bạn nên thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư xương thường xuyên.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android