U Xương Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

U xương là sự phát triển bất thường của các tế bào xương. Đây có thể là khối u lành tính hoặc ác tính. Nếu nghi ngờ bản thân bị u xương, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt, tránh các rủi ro có liên quan khác.

U xương khởi phát do sự phát triển bất thường của tế bào, khiến cơ thể không thể kiểm soát
U xương hình thành do sự phát triển bất thường của tế bào, khiến cơ thể không thể kiểm soát

U xương là gì? 

U xương xảy ra khi các tế bào xương phát triển quá mức và phân chia bất thường, hình thành nên các khối u nang hoặc khối mô ở xương. Sự phát triển của khối u sẽ phá hủy các mô bình thường và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ thể. Chuyên gia cho biết, u xương có thể hình thành ở bất kỳ xương nào trong cơ thể. Dựa vào tính chất của khối u mà y khoa chia thành u xương lành tính và u xương ác tính.

U lành tính không được xem là ung thư và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép lên các mô khỏe mạnh và gia tăng nguy cơ phát sinh rủi ro trong tương lai. Trường hợp u ác tính có mức độ nguy hiểm cao hơn và sẽ phát triển thành ung thư. Ung thư xương có thể di căn đi khắp cơ thể và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không điều trị đúng cách ngay từ sớm sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp u xương đều có tính chất lành tính, có thể kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau mà không gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn ung thư xương là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng có thể di căn đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như phổi, ngực, thận, tuyến tiền liệt, tuyến giáp,… 

Hiện tại, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân hình thành nên các khối u xương. Tuy nhiên, các khối u này có thể phát triển do ảnh hưởng từ các yếu tố như di truyền, chấn thương, bức xạ điều trị bệnh,… Đồng thời, khối u xương cũng rất dễ phát triển ở những người đã từng bị gãy xương hoặc điều trị bệnh bằng cách ghép thanh kim loại vào xương.

Phân loại u xương

Như được nhắc ở trên, u xương được chia thành hai nhóm chính là u xương lành tính và u xương ác tính. Ở mỗi nhóm u xương khác nhau sẽ gồm nhiều loại u xương khác nhau. Cụ thể là:

U xương được chia thành nhiều loại khác nhau với cách điều trị cũng khác nhau
U xương được chia thành nhiều loại khác nhau với cách điều trị cũng khác nhau

Nhóm u xương lành tính

U xương lành tính là những khối u không quá nguy hiểm và ít phát sinh triệu chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hầu hết các trường hợp u xương lành tính đều có thể tự khỏi hoặc điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa. Các khối u xương lành tính thường gặp là:

+ U xương sụn: Đây là loại u xương lành tính xảy ra phổ biến nhất (chiếm khoảng 40% trường hợp). Trẻ đang trong độ tuổi dậy thì hoặc thanh thiếu niên là đối tượng dễ hình thành u xương sụn nhất. Các khối u này chủ yếu xuất hiện ở vùng xương dài như dưới xương đùi, trên xương cẳng chân, trên xương cánh tay,… Gặp một số vấn đề về tăng trưởng là nguyên nhân chính hình thành nên khối u này. Một người có thể phát triển một hoặc nhiều khối u xương sụn trên cơ thể.

+ Khối u sụn: Đây là một khối u nang phát triển bên trong tủy xương. Bệnh thường khởi phát ở trẻ em và gây ảnh hưởng kéo dài cho đến độ tuổi trưởng thành. Các vị trí dễ xuất hiện khối u sụn là bàn tay, bàn chân và cánh xương dài. Sự hình thành của khối u sụn được xem là một phần của hội chứng Ollier và Maffucci.

+ Nang xương phình mạch: Bệnh khởi phát khi khối u hình thành ở tủy xương rồi phát triển lan rộng đến mạch máu. Loại u xương này phát triển rất nhanh chóng, dần phá hủy mô khỏe mạnh khiến quá trình tự chữa lành của xương bị ảnh hưởng.

+ Khối u tế bào khổng lồ: Đây là loại u xương lành tính khá hiếm gặp. Chúng thường khởi phát ở người lớn và có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Phần cuối tròn của xương là vị trí dễ hình thành khối u tế bào khổng lồ nhất.

+ Loạn sản xơ xương: Loạn sản xơ xương khiến xương trở nên xơ cứng và dễ gãy hơn bình thường. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do đột biến gen. Loạn sản xơ xương là tình trạng khá ít gặp nhưng cần phải điều trị suốt đời để phòng ngừa phát sinh rủi ro.

Hình ảnh x-quang xương bị loạn sản xơ xương
Hình ảnh x-quang xương bị loạn sản xơ xương

+ U sợi đơn bào không phát triển: Loại u xương này thường phát triển đơn độc ở vùng chân. Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị u sợi đơn bào nhất.

Nhóm u xương ác tính

U xương ác tính có độ nguy hiểm cao hơn, nhiều trường hợp còn có thể tiến triển sang ung thư. Dựa vào nguyên nhân mà người ta chia bệnh ung thư xương thành hai dạng là nguyên phát và thứ phát. Ung thư xương nguyên phát là ung thư phát triển từ trong xương, ung thư xương thứ phát là ung thư phát triển do di căn từ các vị trí khác trên cơ thể.  Dưới đây là các loại u xương ác tính thường gặp bạn có thể tham khảo:

+ U xương ác tính: Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng dễ khởi phát bệnh nhất. Khối u xương ác tính thường xuất hiện ở vùng xương hông, xương đầu gối và vai. Tốc độ phát triển của các khối u này rất nhanh, có thể di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Thông thường, khối u sẽ di căn đến các khu vực xương đang phát triển như sụn tiếp hợp tăng trưởng, dưới xương đùi, trên xương cẳng chân,…

+ U Sarcoma Ewing ác tính: Loại u xương ác tính này thường xuất hiện ở xương dài, xương chậu, xương sườn, xương sống,… Thanh thiếu niên và thanh niên là đối tượng dễ khởi phát bệnh nhất. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Thông thường, các khối u này sẽ bắt đầu phát triển bên trong tủy xương, ở một số trường hợp sẽ xuất hiện khối u ở mô mềm.

+ Ung thư sụn: Người trung niên và người lớn tuổi là đối tượng dễ bị ung thư sụn nhất. Các vị trí dễ phát triển ung thư sụn là hông, xương chậu và vai.

+ Ung thư xương thứ phát: Đây là hiện tượng ung thư phát triển ở các cơ quan khác trên cơ thể như phổi, vú, tuyến tiền liệt,… rồi di căn đến xương. Người lớn tuổi là đối tượng dễ bị ung thư thứ phát nhất.

U xương thứ phát có thể khởi phát do bệnh ung thư phổi di căn
U xương thứ phát có thể khởi phát do bệnh ung thư phổi di căn

+ Đa u tủy: Đây là loại ung thư xương xảy ra phổ biến nhất và thường gặp ở người lớn tuổi. Đa u tủy là sự hình thành các khối u ác tính bên trong tủy xương. 

Dấu hiệu nhận biết u xương

Trường hợp u xương lành tính thường không gây ra triệu chứng bất thường nên rất khó nhận biết. Bạn chỉ có thể phát hiện ra bệnh thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiến hành xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán các bệnh lý liên quan khác. 

Còn với trường hợp u xương ác tính sẽ gây ra tình trạng đau âm ỉ bên trong xương. Ban đầu, cơn đau xuất hiện không thường xuyên nhưng theo thời gian sẽ trở nên nghiêm trọng và xuất hiện liên tục hơn. Khi cơn đau đã trở nên nghiêm trọng sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.

Sự hình thành của khối u bên trong xương đã khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Khi bị gãy xương sẽ gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội, tình trạng này thường xảy ra ở vị trí xuất hiện khối u và được gọi là gãy xương bệnh lý.

Ở một số trường hợp u xương sẽ không gây ra triệu chứng đau nhức, nhưng khi dùng tay sờ vào bạn sẽ cảm nhận được sự xuất hiện của khối mô nhỏ bên trong cơ thể. Cũng có nhiều trường hợp u xương gây sốt hoặc đổ mồ hôi về đêm.

Các cách điều trị bệnh u xương

Để chẩn đoán bệnh u xương, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể và làm một số xét nghiệm có liên quan khác. Trước tiên, bác sĩ sẽ tìm ra khu vực nghi ngờ xuất hiện khối u và tiến hành kiểm tra khu vực này. Sau đó, tiến hành kiểm tra độ mềm của xương và phạm vi chuyển động để loại bỏ các nguyên nhân gây đau khác như gãy xương, nhiễm trùng,…

Một số loại xét nghiệm cần được thực hiện để đưa ra chẩn đoán chính xác là xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu và nước tiểu, sinh thiết xương. Sau khi xác định chính xác loại u xương cũng như đặc tính của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Thăm khám chuyên khoa ngay khi nghi ngờ bản thân bị u xương
Thăm khám chuyên khoa ngay khi nghi ngờ bản thân bị u xương

Điều trị u xương lành tính

Thông thường, u lành tính không cần phải điều trị trừ khi chúng gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của cơ thể. Nếu bệnh không gây ra triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi và kiểm tra tình trạng phát triển của khối u. Lúc này, người bệnh cần tiến hành tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp. Nhiều khối u lành tính có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị, đặc biệt là khối u xương phát triển sau gãy xương.

Nếu khối u phát triển lớn gây ra triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị y tế. Nhiều khối u lành tính có thể điều trị khỏi thông qua việc dùng thuốc. Phẫu thuật chỉ được thực hiện với trường hợp u xương phát triển làm gia tăng nguy cơ bị gãy xương hoặc tàn tật.

Hai thủ thuật phẫu thuật thường được áp dụng là loại bỏ khối u và kích thích tái tạo xương mới ngay tại vị trí xuất hiện khối u. Hầu hết các trường hợp u lành tính đều đáp ứng điều trị tốt với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, khối u vẫn có thể tái phát trở lại nhưng khả năng không cao. 

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng xương. Đồng thời, người bệnh cũng nên thăm khám định kỳ để kiểm soát các biến chứng có liên quan.

Điều trị u xương ác tính

U xương ác tính có khả năng tiến triển sang ung thư là rất cao, trường hợp này bạn cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn ung thư xương. Thông thường, việc điều trị u xương ác tính sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn ung thư, độ tuổi và thể trạng của người bệnh,… Các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến là:

Tiến hành xạ trị với những trường hợp u xương ác tính
Tiến hành xạ trị với những trường hợp u xương ác tính

+ Xạ trị: Bác sĩ sẽ sử dụng tia X liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u xương. Bác sĩ sẽ dựa vào hiệu quả của liệu pháp điều trị này để đề nghị ra các liệu pháp điều trị kết hợp khác.

+ Hóa trị: Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, có tác dụng tiêu diệt tế bào khối u khi chúng đã di căn vào máu. Ngoài ra, hóa trị còn được chỉ định điều trị với những trường hợp tế bào ung thư có nguy cơ lây lan cao. Lúc này, bác sĩ sẽ cho người bệnh sẽ dụng thuốc hóa trị bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

+ Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến nhất. Có hai liệu pháp phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị u xương ác tính là phẫu thuật bảo tồn và phẫu thuật cắt chi, trong đó phẫu thuật bảo tồn sẽ được ưu tiên hơn cả. Lúc này, phần xương cắt bỏ sẽ được thay thế bằng một phần xương khác trên cơ thể hoặc xương kim loại. Phẫu thuật cắt chi được chỉ định thực hiện khi phẫu thuật bảo tồn không mang lại hiệu quả, u xương có kích thước quá lớn gây chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu liên quan. Sau phẫu thuật cắt chi, người bệnh sẽ được đề nghị sử dụng chi giả để hỗ trợ chức năng.

Hồi phục sau điều trị u xương

Thời gian phục hồi sau điều trị u xương còn phụ thuộc vào các yếu tố như loại u xương, phương pháp điều trị, cách chăm sóc, thể trạng người bệnh,… Sau điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng khối u và lập kế hoạch chăm sóc. Trường hợp điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề nghị tái khám định kỳ để phòng ngừa các rủi ro như chấn thương thần kinh, cứng khớp, nhiễm trùng khớp, tái phát khối u,…

Tiên lượng cho u xương: Tiên lượng cho u xương còn phụ thuộc vào tính chất của khối u là lành tính hay ác tính. U lành tính cũng có khả năng tiến triển thành u ác tính nhưng rất hiếm xảy ra.

Tiên lượng u xương sẽ có sự khác nhau ở từng trường họp cụ thể
Tiên lượng u xương sẽ có sự khác nhau ở từng trường hợp cụ thể
  • Trường hợp u xương ác tính chưa di căn có thể điều trị khỏi nhưng tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố có liên quan khác.
  • Sau điều trị, u xương lành tính hay ác tính đều có khả năng tái phát trở lại. Nếu u xương ác tính xảy ra ở người trẻ tuổi sẽ có nguy cơ phát triển thêm nhiều loại ung thư khác. 
  • Trường hợp ung thư xương đã di căn có tiên lượng rất thấp. Nhưng với sự phát triển của của y học hiện đại thì đã có nhiều liệu pháp điều trị mới ra đời, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh u xương bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp sao cho phù hợp. Ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ung Thư Xương: Dấu Hiệu và Các Phương Pháp Điều Trị

Ung thư xương là loại ung thư khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số ca ung thư....

Các Cây Thuốc Nam Chữa Ung Thư Xương Phổ Biến

Ung thư xương có thể đe dọa đến tính mạng và rút ngắn tuổi thọ nếu được phát hiện ở...

Ung thư xương ở trẻ em

Dấu Hiệu Ung Thư Xương Ở Trẻ Em và Thông Tin Cần Biết

Theo thống kê, tỷ lệ ung thư xương ở trẻ em khá cao so với mặt bằng chung, tuy nhiên...

Ung Thư Tuỷ Xương: Triệu Chứng và Thông Tin Cần Biết

Ung thư tủy xương cũng như các bệnh lý ung thư khác, đều nguy hiểm và có thể đe dọa...

Đa U Tuỷ Xương (bệnh Kahler) Là Gì? Chữa Được Không?

Đa u tủy xương là một loại u xương ác tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy...

U Xương Sọ Là Gì? Nguy Hiểm Không? Điều Cần Biết

U xương sọ là sự hình thành của khối u bên trong vòm sọ. Khi khối u phát triển với...

địa chỉ khám ung thư xương

Địa Chỉ Xét Nghiệm, Khám Ung Thư Xương Tốt Ở Nước Ta

Nhu cầu tìm kiếm các địa chỉ xét nghiệm, khám ung thư xương ở nước ta được rất nhiều bệnh...

ung thư xương giai đoạn cuối 

Ung Thư Xương Giai Đoạn Cuối Sống Được Bao Lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố...