Ung Thư Cột Sống

Triệu chứng và nguyên nhân

Ung thư cột sống gây ra triệu chứng đau nhức ở vùng cột sống bị ảnh hưởng và khiến rễ thần kinh xung quanh bị tổn thương. Nếu bệnh lý này được phát hiện sớm, phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị tối ưu và mang lại hiệu quả tốt nhất. Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Định nghĩa

Cột sống là phần xương nằm ở mặt lưng với chức năng chính là làm cột trụ của cả cơ thể. Chúng được hình thành bởi các chuỗi xương hình trụ xếp chồng lên nhau và ngăn cách với nhau bằng đĩa đệm. Cột sống là cơ quan giúp bạn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như di chuyển, vận động, xoay người,... Đồng thời, cột sống còn giúp định hình vóc dáng của cả cơ thể.

Nếu bạn có thói quen vận động nặng hoặc làm việc quá sức sẽ khiến cột sống bị tổn thương và tạo điều kiện cho bệnh lý hình thành. Ban đầu tổn thương có thể là những chấn thương nhẹ, nhưng theo thời gian sẽ gây ra nhiều bệnh lý về cột sống nguy hiểm khác, ví dụ như ung thư cột sống.

Ung thư cột sống được xếp vào nhóm bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.  Bệnh lý này thường gây ảnh hưởng đến người lớn tuổi, người lao động chân tay hoặc người phải thường xuyên vận động nặng. Các vị trí dễ xuất hiện khối ung thư là cột sống ngực, cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Cũng có nhiều trường hợp, khối ung thư phát triển nhiều vùng trên cột sống cùng lúc.

Hình ảnh

Triệu chứng

Đa số các trường hợp bị ung thư cột sống đều do di căn từ các cơ quan khác. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng cột sống có xuất hiện tế bào ung thư, cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi về đêm. Đồng thời, tính chất và mức độ đau nhức cũng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này bạn cần phải nắm rõ:

  • Đau nhức trong xương ngay tại vị trí bị ung thư. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Nhiều trường hợp, cơn đau nhức sẽ phát triển chạy dọc theo đường đi của cánh tay hoặc chân. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát rất khó chịu.
  • Xương cột sống trở nên mỏng yếu và dễ gãy theo thời gian. Nếu bị gãy đốt sống, cơn đau sẽ khởi phát đột ngột và trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động.
  • Khối u khi phát triển lớn sẽ chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống, gây rối loạn chức năng thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về rễ thần kinh, bệnh về tủy sống và hội chứng chùm đuôi ngựa.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cột sống là do di căn từ các cơ quan khác trên cơ thể như phổi, tuyến tiền liệt, vú, thận, tuyến giáp,... Các tế bào ung thư sẽ đi vào cột sống thông qua đường máu, sau đó xâm nhập vào tủy xương và bắt đầu phát triển về số lượng. Khi khối u ác tính phát triển sẽ khiến xương dần suy yếu và gây ra tình trạng gãy xương. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể khởi phát do sự hình thành của các khối u ung thư bên trong đốt sống hoặc ống cột sống. Hai dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là đau thắt lưng và tổn thương hệ thần kinh. Hiện tại, nguyên nhân hình thành khối u ác tính tại cột sống vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh có thể khởi phát do tác động từ các yếu tố như tổn thương cột sống kéo dài, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, ảnh hưởng từ tuổi tác,...

Tình trạng đau lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và đa số không phải do ung thư gây ra. Nhưng nếu bị đau lưng kèm theo các dấu hiệu sau đây, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám chuyên khoa:

  • Đau lưng diễn ra kéo dài và nghiêm trọng theo thời gian
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi về đêm
  • Đau nhức ngay cả khi không hoạt động
  • Tiền sử gia đình bị ung thư cột sống
  • Có các triệu chứng khác của bệnh ung thư
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh lý của gia đình và của người bệnh trước đó. Sau đó, tiến hành thăm khám lâm sàng để tìm ra dấu hiệu của khối u. Cuối cùng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Ví dụ như chụp x-quang, chụp MRI, quét xương, xét nghiệm máu, sinh thiết,...

Một người không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ thì khi phát hiện ung thư cột sống, khả năng cao là bệnh đã chuyển biến nặng hoặc đã tiến triển sang giai đoạn cuối. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Biện pháp điều trị

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước khối u, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe của người bệnh để lên phác đồ điều trị. Trường hợp ung thư do di căn thì không có khả năng điều trị khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị y tế vẫn có tác dụng giảm bớt triệu chứng và kìm hãm sự phát triển của bệnh. Nếu bạn trì hoãn trong việc điều trị sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện tại, mục đích của việc điều trị bệnh lý này là giảm đau nhức, bảo tồn chức năng thần kinh, thu nhỏ và loại bỏ khối u. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị tại chuyên khoa ung bướu. Các phương pháp điều trị ung thư cột sống được áp dụng phổ biến trong y khoa là hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch.

Với những trường hợp đã biến chứng sang xẹp đốt sống, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh lại cột sống và cắt bỏ khối u. Hiện tại, y học có hai phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh là mổ hở và mổ nội soi.

  • Mổ hở là phương pháp phẫu thuật truyền thống với đặc trưng là diện tính xâm lấn nhiều. Sau phẫu thuật, người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau nhức kéo dài và cần nhiều thời gian để phục hồi. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng vết mổ.
  • Mổ nội soi là phương pháp mổ hiện đại hơn với diện tích xâm lấn rất ít. Sau phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh cũng ổn định hơn, ít bị đau nhức và thời gian phục hồi cũng rút ngắn hơn. Mổ nội soi là phương pháp mổ được ưu tiên áp dụng hiện nay do khắc phục được các nhược điểm của phương pháp mổ hở.

Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp. Chú ý, thăm khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh và được chuyên gia hướng dẫn xử lý khi cần thiết.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android