Ung Thư Dạ Dày Di Căn

Triệu chứng và nguyên nhân

Ngày nay, do môi trường và các thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh mà con người chúng ta phải đối mặt với căn bệnh ung thư ngày càng nhiều. Trong đó, ung thư dạ dày đang dần phổ biến. Bệnh có nhiều giai đoạn, tương đương với các mức nguy hiểm khác nhau. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ung thư dạ dày di căn, những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

Định nghĩa

Ung thư dạ dày là căn bệnh xuất hiện khi dạ dày có những tế bào bất thường, chúng phát triển và nhanh chóng phân chia thành các khối u ác tính. Đến giai đoạn này, các tế bào ung thư dạ dày còn có thể di chuyển sang hạch bạch huyết, các mô và các cơ quan như gan, phổi,...gọi là ung thư dạ dày di căn.

Hình ảnh

Triệu chứng

Ung thư dạ dày không chỉ dừng lại ở việc làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng, mà còn dễ dàng di căn sang các cơ quan nội tạng khác. Điều này làm cho sức khỏe người bệnh nhanh chóng xấu đi. Vậy nên bạn cần chú ý đến tất cả các bộ phận dễ có khả năng bị lây lan tế bào ung thư dưới đây.

Ung thư dạ dày di căn qua gan

Gan là nội tạng ở gần vị trí dạ dày nhất, nên khi bị ung thư dạ dày, các tế bào ung thư rất dễ di căn sang bộ phận này. Theo như nghiên cứu, có đến 48% số bệnh nhân ung thư dạ dày di căn sang gan. Sau một thời gian nhất định, các tế bào ung thư dạ dày ăn sâu và phá vỡ thành dạ dày, tiếp cận tới gan và làm xuất hiện tế bào ung thư ở vị trí này.

Các triệu chứng thường thấy của ung thư dạ dày di căn sang gan như: Khó khăn trong việc nhai nuốt, ăn mất cảm giác ngon, buồn nôn, đi ngoài phân đen. Bạn cũng nên để ý các dấu hiệu khác như: Nôn ra máu, vàng mắt và da, sốt cao, đau vùng vai bên phải, vùng bụng phải phía trên rốn.

Di căn qua các hạch bạch huyết

Cũng như gan, các hạch bạch huyết có vị trí gần với dạ dày, nên khả năng ung thư dạ dày di căn sang đây cũng rất phổ biến. Các giai đoạn ung thư dạ dày khác nhau sẽ khiến số lượng hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư nhiều hay ít.

Các tế bào ung thư dạ dày có thể di căn sang 4 loại hạch chính như hạch tụy, lách, hạnh vị trái, hạnh cạnh tâm vị, hạnh trên và dưới môn vị. Một số triệu chứng xuất hiện khi ung thư dạ dày di căn sang hạch bạch huyết như: Ngứa, ho nhiều vào ban đêm, cảm giác chán ăn, khó nuốt hay ăn không ngon; xuất hiện các nốt hạch có kích thước lớn ở phần xương quai hàm hoặc phía mang tai, họng; người bệnh thường sốt cao và có tình trạng mất nước không rõ nguyên nhân.

Ung thư dạ dày di căn qua phổi

Đi cùng với di căn gan, ung thư dạ dày thường di căn sang phổi với tỷ lệ khoảng 15%. Mặc dù phổi ở xa dạ dày, tuy nhiên khoảng cách từ đáy 2 lá phổi đến dạ dày rất gần. Vì vậy, việc di căn ung thư dạ dày qua phổi có thể xuất hiện sớm từ giai đoạn 3.

Di căn qua phúc mạc

Với tỷ lệ di căn dạ dày qua phúc mạc là 32%, đây cũng được xem là bộ phận dễ bị các tế bào ung thư dạ dày tấn công nhất. Phúc mạc chính là màng thanh mạc lớn nhất của cơ thể, các cơ quan nơi ổ bụng và đáy chậu sẽ được phúc mạc bao bọc. Khi có tác động mạnh, phúc mạc dễ bị tổn thương và bị xâm lấn bởi vi khuẩn hay các tế bào ung thư.

Ung thư dạ dày di căn sang phúc mạc có nguyên nhân từ việc tai biến trong phẫu thuật, đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, vậy nên bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Di căn qua tụy

Tụy là bộ phận rất gần dạ dày nên tỷ lệ ung thư dạ dày di căn sang đây cũng nằm trong mức cao. Nguyên nhân thường gặp của trường hợp này là do tai biến trong phẫu thuật loại bỏ khối u dạ dày. Trong quá trình cắt bỏ, có thể do sơ suất nên một số tế bào ung thư đã rơi vào tụy, sau đó chúng ở tại đây và phát triển thành khối u thứ phát. Từ vị trí này, các tế bào ung thư có thể di căn tiếp tục sang các bộ phận khác nếu không được xử lý kịp thời.

Ung thư dạ dày di căn qua xương

Tỷ lệ ung thư dạ dày qua xương chiếm khoảng 12%. Trường hợp các tế bào ung thư dạ dày di căn sang xương xuất hiện ở giai đoạn 4 của bệnh. Thông qua hệ thống bạch huyết, các tế bào ung thư đã di chuyển đến các mô xương và phát triển thành khối u, tạo ra các cơn đau và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày di căn sang xương bao gồm: Đau nhức xương khớp ở mức độ nặng, xương dễ bị gãy,người bệnh thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn hay táo bón. Di căn này dẫn đến tình trạng cơ thể bị xuất huyết hay nhiễm trùng cơ hội, giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

Nguyên Nhân

Ung thư dạ dày xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi người cần tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh để có những biện pháp phòng tránh trước khi bệnh tình chuyển biến đến những giai đoạn nguy hiểm hơn.

Di truyền

Các loại bệnh ung thư đều có thể di truyền, trong đó có ung thư dạ dày. Theo như nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh mắc ung thư dạ dày do di truyền khá cao. Thông thường, trong gia đình có người từng bị ung thư dạ dày, các thế hệ kế tiếp sẽ có khả năng bị ung thư. Vậy nên, khi phát hiện ông bà, bố mẹ mình bị ung thư dạ dày hoặc có dấu hiệu của ung thư, bạn cũng nên đi khám sức khỏe thường xuyên. Bạn cũng cần cẩn thận “lắng nghe” cơ thể mình để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu có những triệu chứng bất thường.

Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tên tiếng Anh là Helicobacter pylori, là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh đau dạ dày. Loại vi khuẩn này xuất hiện ở trong thức ăn, bát đũa,... nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và lây lan cho người khác. HP khi vào trong cơ thể sẽ tấn công trực tiếp vào dạ dày, gây viêm loét dạ dày, lâu dần dẫn tới khả năng bị ung thư.

Để hạn chế tình trạng bị vi khuẩn HP xâm nhập, bạn nên chú ý đến việc ăn uống của mình, ăn  chín, uống sôi. Bạn cũng nên hạn chế đi ăn các quán ăn bên ngoài vì rất dễ gặp phải đồ ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc vô tình dùng chung đồ với người đã mắc bệnh ung thư dạ dày.

Thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Việc ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Thói quen ăn mặn, chua, cay thường xuyên cũng làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, trong bữa ăn, bạn ăn quá nhanh, nhai không kỹ, thức ăn chưa được phân hủy kịp thời trước khi đi vào dạ dày. Sau khi thức ăn được nuốt, dạ dày cũng không kịp tiết ra đủ dịch vị để tiêu hóa chúng, gây nên các triệu chứng trào ngược dạ dày, làm tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày và lâu dần gây ung thư dạ dày.

Việc uống rượu bia thường xuyên cũng đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Béo phì

Với chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều đồ ăn chứa chất béo, đồ dầu mỡ, đồ ngọt, dẫn đến bị béo phì, và rất dễ để cơ thể rơi vào căn bệnh ung thư dạ dày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người béo phì thường dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn người bình thường. Vì vậy, bạn nên cân đối cơ thể bằng chế độ ăn và các món ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.

Tổn thương hậu phẫu thuật

Những người trước kia bị đau dạ dày, đã từng phẫu thuật gây tổn thương trực tiếp dạ dày, sẽ có khả năng mắc ung thư cao hơn người bình thường. Nếu không cẩn thận trong và sau quá trình phẫu thuật, dạ dày rất dễ bị nhiễm khuẩn, virus hay bị tổn thương lan sang những phần khác, gây nên ung thư.

Nếu đã từng phẫu thuật dạ dày, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình, chú ý đến thói quen ăn uống, sinh hoạt để cơ thể được bảo vệ tốt nhất và tránh tình trạng bị ung thư dạ dày.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Ung thư dạ dày có nhiều giai đoạn, tùy từng giai đoạn khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có thể kịp thời phát hiện nếu bị ung thư và có những cách chữa phù hợp.

Phẫu thuật

Thông thường khi phát hiện ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Tuy nhiên biện pháp phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày bị ung thư chỉ hiệu quả và được thực hiện khi bệnh đang ở giai đoạn đầu và được phát hiện sớm.

Trường hợp ung thư đã phát triển đến giai đoạn cuối, phẫu thuật chỉ mang tính chất tạm thời để kéo dài thêm sự sống cho người bệnh chứ không thể đảm bảo cơ thể trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường được.

Hóa xạ trị

Trong trường hợp ung thư dạ dày di căn, thường không sử dụng phương pháp phẫu thuật trước mà sẽ chuyển sang hóa xạ trị để loại bỏ khối u. Sau đó bệnh nhân mới phẫu thuật để kìm hãm sự phát  triển của các tế bào ung thư.

Hóa xạ trị là dùng thuốc hoặc các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm nhỏ khối u và các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp di căn, phương pháp này nhằm làm giảm đau đớn và kéo dài thêm sự sống cho người bệnh. Hóa xạ trị không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn ung thư khi đã ở giai đoạn di căn.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày di căn, người bệnh cần chú ý một số điều quan trọng sau:

  • Khi được chẩn đoán là ung thư dạ dày di căn, người bệnh cần hết sức bình tĩnh, tránh để tình trạng lo lắng, sợ hãi làm tình trạng bệnh nhanh chóng xấu đi.
  • Bạn cần tham khảo bác sĩ các câu hỏi liên quan đến bệnh để có những cách giải quyết tốt nhất.
  • Ngoài ra, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn để khống chế tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Một trong những cách chiến thắng bệnh ung thư tốt nhất đó là giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ và lạc quan, bạn hoàn toàn có thể tự kéo dài tuổi thọ cho mình.

Ung thư dạ dày di căn sẽ có những cách điều trị khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh và sự chỉ định của bác sĩ. Để tránh rơi vào những tình trạng xấu nhất, bạn nên thường xuyên chú ý đến sức khỏe bản thân, cũng như đi thăm khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu bất thường, để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư dạ dày vào năm 2022 là 33,3%. 
  • Không có cách nào dự đoán chính xác về thời gian sống sót sau khi được chẩn đoán ung thư dạ dày
  • Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày có khả năng chữa khỏi. 
  • Tuy nhiên, hầu hết các bệnh ung thư đều không được chẩn đoán cho đến giai đoạn sau, khi đó việc điều trị và chữa khỏi trở nên khó khăn hơn.
Xem chi tiết

Ung thư dạ dày không lây truyền từ người này sang người khác, và nguy cơ mắc bệnh thường không phụ thuộc vào việc sống chung hoặc chăm sóc người bệnh.

Xem chi tiết

Chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định hoàn toàn rằng ung thư dạ dày có tính di truyền. Mặc dù yếu tố di truyền có thể đóng vai trò, nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tiền sử bệnh, lối sống, và môi trường.

Xem chi tiết

Bệnh ung thư dạ dày có khả năng chữa trị, nhưng hiệu quả phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa bệnh cao, đặc biệt khi kết hợp phẫu thuật nội soi và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn cuối, khả năng chữa trị giảm và tập trung chủ yếu vào giảm đau và duy trì thời gian sống.

Xem chi tiết

Dựa vào đoạn văn trên, người mắc ung thư dạ dày nên ăn những thực phẩm như protein từ thịt nạc, trứng, thịt gà, cá, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa đậu nành. Nên bổ sung chất béo lành mạnh từ cá béo, cá thu, cá hồi, hạt óc chó, quả bơ, dầu oliu, dầu hạt cải. Cần đảm bảo nguồn tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo, ngô, lúa mì, khoai tây, khoai lang, đậu. Rau củ và trái cây tươi như cà rốt, cam, quýt, bưởi cũng quan trọng. Nấm như nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương cũng có lợi. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành giúp kiểm soát vi khuẩn HP.

Cần kiêng cử thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, thịt hun khói, thực phẩm chiên rán, đồ nướng ở nhiệt độ cao. Nên tránh thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi, cũng như rượu, bia, nước ngọt có gas. Thực phẩm mặn, đồ ăn vặt, gia vị cay như ớt, tiêu, tỏi, wasabi cũng nên hạn chế. Trái cây có vị chua đặc trưng như xoài xanh, cóc xanh cũng cần được chú ý và hạn chế.

Xem chi tiết

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn những thực phẩm như nước khoáng, nấm ức chế tế bào ung thư, thực phẩm giàu tinh bột, có nhiều chất xơ, protein không thể thiếu, rau xanh, trái cây, và uống sữa.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android