Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 3

Triệu chứng và nguyên nhân

Theo thống kê, có khoảng 14% bệnh nhân phát hiện bản thân mắc ung thư khi bước qua dạ dày giai đoạn 3 bởi các triệu chứng lúc này đã rõ rệt hơn rất nhiều. Tuy nhiên tiên lượng ung thư dạ dày giai đoạn 3 khá xấu, bệnh nhân thường chỉ sống được khoảng 5 năm, thậm chí là ngắn hơn nếu không nhanh chóng có các biện pháp điều trị kịp thời.

Định nghĩa

Theo số liệu được công bố, ung thư dạ dày hiện đang là bệnh xếp thứ 3 trong các dạng ung thư có tỷ lệ tử vong cao và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên. Ung thư dạ dày diễn biến qua 5 giai đoạn với mức độ nguy hiểm tăng dần, trong đó ở giai đoạn 3 các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn nên bệnh nhân thường bắt đầu có thể phát hiện bệnh trong thời điểm này.

Các cơn đau quặn trong giai đoạn 3 không chỉ tăng về tần suất và mức độ mà người bệnh còn cảm thấy những vấn đề ở các cơ quan lân cận do khối u đã bắt đầu di căn sang các cơ quan khác. Trong giai đoạn này bệnh bắt đầu tiến triển nhanh hơn, vượt ngoài tầm kiểm soát và gây ra rất nhiều khó khăn khi điều trị.

Giai đoạn 3 của ung thư dạ dày được chia thành 3 cột mốc với các đặc điểm như sau:

Ung thư dạ dày giai đoạn 3A

Lúc này mới chỉ chớm chuyển từ giai đoạn 2B sang 3A, tuy nhiên các khối u đã bắt đầu lây lan và tấn công nhiều hơn vào các hạch bạch huyết một trong những đặc điểm như sau

  • Tế bào ung thư bắt đầu xâm nhập vào lớp cơ chính của dạ dày, dính chặt vào thành dạ dày và lan sang từ 1- 7 hạch bạch huyết xung quanh.
  • Tế bào ung thư lan tới dưới lớp thanh mạc cùng 3- 6 hạch bạch huyết lân cận
  • Khối u ác tính xâm lấn vào trong lớp thanh mạc hay chính là lớp bên ngoài bao bọc dạ dày cùng 1- 2 hạch bạch huyết xung quanh.

Người bệnh lúc này cần được áp dụng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để loại bỏ được các khối u, tránh di căn nhiều hơn. Tuy nhiên tiên lượng sống trên 5 năm trong giai đoạn này chỉ khoảng 20%, khá thấp.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3B

Cơn đau trong giai đoạn này đã tăng lên đồng nghĩa với việc khối u đã gia tăng kích thước và xâm lấn nhiều hơn. Dựa trên hình ảnh chẩn đoán, ung thư dạ dày trong giai đoạn 3B thường là một trong các trường hợp sau

  • Khối u mới chỉ xâm lấn tới dưới lớp thanh mạc cùng 7 hạch bạch huyết lân cận, hoặc cũng có thể nhiều hơn
  • Khối u ác tính đã tấn công vào thanh mạc cùng 3- 6 hạch bạch huyết lân cận
  • Bắt đầu xâm lấn vào các cơ quan lân cận như lá lách, gan, tuyến tụy, ruột non, hoặc xâm lấn cả vào các mạch máu lớn gây tắc nghẽn đường truyền máu. Tế bào ung thư cũng xuất hiện ở 1- 2 hạch bạch huyết lân cận.

Do khối u lúc này đã bắt đầu tấn công các cơ quan khác khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề bất thường hơn, việc điều trị cũng tiến hàng nhiều phương pháp hơn nên khả năng chữa khỏi không cao. Tỷ lệ bệnh nhân có thể duy trì cuộc sống trên 5 năm chỉ có hoảng 14%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3C

Từ giai đoạn 3C có thể chuyển qua giai đoạn 4 cực kỳ nhanh, bởi lúc này các tế bào ung thư chắc chắn đã lan đến phần thanh mạch, phá vỡ lớp vỏ bọc dạ dày cuối cùng khiến dạ dày tổn thương trầm trọng. Có ít nhất 7 hạch bạch huyết kề bên,có thể chưa lan đến các cơ quan xa nhưng các cơ quan gần cũng đã bắt đầu bị ảnh hưởng.

Với trường hợp tiến triển nhanh, các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn và tấn công các cơ quan kề cận và có mặt ở ít nhất 3 hạch bạch huyết xung quanh. Sức đề kháng của người bệnh lúc này cũng suy giảm trầm trọng và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Tiên lượng giai đoạn này được đánh giá là rất xấu, khả năng chữa khỏi thấp, người bệnh phải tiến hành điều trị lâu dài nhưng tỷ lệ bệnh nhân có thể sống qua 5 năm chỉ còn 9%.

Hình ảnh

Triệu chứng

So với các giai đoạn trước, ở giai đoạn 3 các dấu hiệu ung thư dạ dày đã thực sự rõ ràng nên hầu hết người bệnh có thể phát hiện ra những bất thường về sức khỏe trong giai đoạn này. Các cơn đau bụng không chỉ diễn ra đơn thuần như trước mà dần tăng lên về cả mức độ, tần suất khiến bản thân người bệnh vô cùng mệt mỏi, trông xanh xao và suy nhược nhanh chóng.

Cụ thể các triệu chứng điển hình nhất trong giai đoạn này bao gồm

  • Đau quặn bụng diễn ra thường xuyên hơn, có thể xuất hiện bất chợt, không có chu kỳ khiến người bệnh tái xanh mặt mày, thậm chí có thể ngất xỉu
  • Cảm thấy được khối u ở bụng khi sờ, nhấn xuống sẽ thấy rất đau
  • Rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón hay tiêu chảy
  • Ăn uống không ngon, cảm thấy khó nuốt, vướng nghẹn ở cổ
  • Xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen có mùi tanh hôi vô cùng khó chịu
  • Buồn nôn và nôn
  • Sụt cân nghiêm trọng, người bệnh có thể gầy sọp hẳn đi chỉ trong vài tháng
  • Da dẻ xanh xao, thiếu sức sống, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi thiếu năng lượng
  • Nổi mụn, người nóng nếu khối u đã di căn đến gan, tuyến tụy ..
  • Thiếu máu nghiêm trọng dẫn tới khả năng tập trung và ghi nhớ giảm sút, chất lượng học tập và làm việc ngày càng kém

Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn có rất nhiều người chủ quan cho rằng đó chỉ là cơn đau bụng thông thường và sử dụng các loại thuốc giảm đau để cải thiện. Tuy nhiên các cơn đau do ung thư dạ dày trong giai đoạn 3 sẽ không bị thuyên giảm bởi thuốc giảm đau thông thường. Do đó nếu người bệnh phát hiện bản thân đang có các triệu chứng bất thường như trên cần nhanh chóng tiến hành điều trị để có biện pháp phù hợp nhất.

Phòng ngừa

Trong các giai đoạn hóa trị, xạ trị bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định ngoại trú, chăm sóc tại nhà, không nhất thiết phải nằm ở bệnh viện bởi thời gian hóa trị, xạ trị thường rất dài. Do đó trong quá trình điều trị tại nhà người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau

  • Nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc lao lực, đặc biệt là các công việc chân tay
  • Coi trọng giấc ngủ để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng trong quá trình phục hồi sức khỏe
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng phù hợp
  • Dành thời gian để hít thở khí trời, tắm nắng, tránh ở lì trong nhà
  • Tránh sử dụng các loại thuốc Đông y hay kể cả các loại thực phẩm chức năng nếu chưa có hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không đáng có khác
  • Thay đổi môi trường sống trong lành, tránh ở những nơi ô nhiễm nhiều bụi bẩn có thể ảnh hưởng đến cả tâm trạng và sức khoẻ
  • Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị tại nhà
  • Thăm khám định kỳ đúng hẹn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 chủ yếu nhằm mục đích loại bỏ khối u để tránh gây di căn sang các cơ quan lân cận, giảm thiểu sự đau đớn cho người bệnh cũng như kéo dài thời gian sống lâu hơn. Các biện pháp điều trị cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối

Người bệnh tốt nhất nên đến thăm khám tại các bệnh viện lớn uy tín, có bác sĩ giỏi, có đầy đủ các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo cho việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó điều trị ung thư dạ dày còn là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh phải có đủ sức khỏe để điều trị lâu dài.

Phẫu thuật

Ở giai đoạn 3 hầu hết bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật truyền thống để loại bỏ khối u vì lúc này các u đã bám chặt vào dạ dày, các phương pháp nội soi có thể không nạo bỏ hết được. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ dạ dày tùy theo kích thước và khả năng xâm lấn của khối u. Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, tùy theo kích thước khối u bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phù hợp.

Ngoài ra các hạch bạch huyết lân cận hay các tế bào di căn cũng sẽ phải cắt bỏ theo phương pháp mổ hở. Tuy nhiên phẫu thuật cắt bỏ dạ dày đòi hỏi người bệnh phải có đủ sức khỏe, với những người bị suy kiệt nặng có thể không đủ khả năng để thực hiện phương pháp này. Ngoài ra bệnh nhân mắc các vấn đề về tim mạch, huyết áp cũng sẽ được xem xét kỹ giữa lợi ích và hậu quả trước khi tiến hành phẫu thuật.

Sau cắt bỏ dạ dày dù có thể loại bỏ được nhiều khối u nhưng cũng thường để lại nhiều di chứng như ăn uống, hấp thụ chất kém; thiếu máu; tăng nguy cơ gặp các rối loạn xung quanh dạ dày hay mắc các bệnh mãn tính khác. Do đó người bệnh cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe.

Hóa trị và xạ trị

Đây là các biện pháp bắt buộc phải thực hiện với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 để loại bỏ hoàn toàn các khối u nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào còn sót lại hay các tế bào nhỏ rải rác lân cận mà phẫu thuật chưa thể loại bỏ hết.. Hóa trị và xạ trị có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật.

Theo đó các phương pháp này được thực hiện trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u, từ đó sẽ giúp việc phẫu thuật được tiến hành dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể phải truyền hóa chất trong vài tháng liên tiếp đến khi kích thước khối u được thu nhỏ lại vừa phải sẽ bắt đầu phẫu thuật.

Trong khi đó các phương pháp này nếu thực hiện sau phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các khối u còn sót lại rải rác nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Quá trình này vẫn sẽ được tiếp tục sau khi phẫu thuật suốt một thời gian dài để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.

Các phương pháp này cần được thực hiện phối hợp nhau, không thể thực hiện đơn lẻ. Chẳng hạn nếu chỉ truyền hóa chất hay xạ trị có thể không làm tiêu hết khối u, chưa kể sức khỏe của bệnh nhân cũng không đủ để đáp ứng hết các phương pháp này lâu dài. Trong khi đó phẫu thuật cũng không thể triệt tiêu được các tế bào còn rải rác lại.

Tuy nhiên hóa trị và xạ trị cũng thường để lại rất nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, suy giảm hệ miễn dịch, giảm trí nhớ, da dẻ xanh xao, nôn ói hay rất nhiều vấn đề khác. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi kỹ hơn về bác sĩ về các phương pháp điều trị và tuân thủ tuyệt đối theo đúng quy tình điều trị để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Như đã nói, quá trình điều trị ung thư dạ dày rất dài, có thể phải kéo dài cả năm liền trong nhiều đợt điều trị. Người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo có đầy đủ thể lực trong suốt quá trình điều trị.

Bổ sung dinh dưỡng

Tuy nhiên do người bệnh ung thư dạ dày sẽ cảm thấy nhạt mồm nhạt miệng, chán ăn, không muốn ăn, khả năng tiêu hóa cũng kém nên người bệnh cần cực kỳ chú ý. Theo đó người bệnh nên tham khảo chế độ dinh dưỡng sau

  • Nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa
  • Nên ưu tiên chế độ ăn nhạt để tốt hơn cho dạ dày, tránh nêm muối, mắm, đường hay các loại gia vị khác quá nhiều
  • Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của món ăn, sử dụng nguồn thức ăn chất lượng, an toàn để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối
  • Bổ sung nguồn dưỡng chất giàu đạm để có đủ năng lượng hoạt động như thịt nạc, trứng, các loại cá.. chú ý ưu tiên các loại đạm dễ tiêu
  • Bổ sung các khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, vitamin D để tăng cường sức khỏe, tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật
  • Sử dụng các loại rau củ quả trái cây tươi, đặc biệt các loại có màu sắc sặc sỡ
  • Sử dụng sữa dành riêng cho người bị ung thư
  • Cân đối bữa ăn phù hợp, không nên nhịn ăn cũng không nên ăn no quá mức, nên chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa hơn
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày

Hầu hết các bác sĩ đều sẽ lên thực đơn dinh dưỡng hay chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân ung thư giai đoạn 3 nhằm đảm bảo bệnh nhân có đủ năng lượng, sức khỏe để chống chọi lại với bệnh tật. Gia đình và bệnh nhân cũng nên trao đổi với bác sĩ kỹ hơn về chế độ ăn uống để đảm bảo phù hợp và an toàn tuyệt đối.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý cũng là biện pháp thường được chỉ định cho các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 để làm giảm sự căng thẳng, lo lắng cho bệnh nhân. Bởi bệnh nhân ung thư trong giai đoạn này thường có tâm lý suy kiệt, luôn buồn phiền và suy nghĩ đến những điều tiêu cực. Tình trạng này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị bởi nếu tinh thần không đủ mạnh mẽ thì sức khỏe thường cũng suy giảm rất nhiều.

Yếu tố tâm lý tưởng chừng không quan trọng nhưng lại rất cần thiết với những bệnh nhân ung thư dạ dày. Thực tế có rất nhiều người dù ban đầu thăm khám chỉ có thể sống trong 1 - 3 năm nhưng nhờ có tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ nên vẫn có thể sống đến 5 năm thậm chí là hơn tiên lượng ban đầu rất nhiều.

Do đó các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân đang điều trị ung thư dạ dày tiến hành điều trị tâm lý để tinh thần được thoải mái hơn, từ đó tiếp nhận các phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Mặt khác gia đình và những người thân xung quanh cũng cần phải luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị để người bệnh lạc quan và tích cực hơn mỗi ngày.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android