Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

Triệu chứng và nguyên nhân

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường có tiên lượng rất xấu, hầu như không thể điều trị được mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để duy trì sự sống tạm thời cho bệnh nhân. Đồng thời lúc này các khối u cũng đã di căn sang các cơ quan khác gây ra các cơn đau đớn khắp cơ thể, sức khỏe suy giảm trầm trọng nên cần có biện pháp phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Định nghĩa

Viêm loét dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP, người lạm dụng bia rượu thường xuyên, chế độ ăn uống kém khoa học là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu. Trên niêm mạc dạ dày xuất hiện những khối tế bào ác tính hình thành những khối u dần lan sang các cơ quan lân cận và gây ra những cơn đau nhức trầm trọng cho bệnh nhân.

Ung thư dạ dày một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cực kỳ cao đặc biệt nếu bệnh tiến triển đến những giai đoạn cuối. Lúc này khối u trên niêm mạc tế bào có kích thước lớn hơn rất nhiều không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn xâm lấn sang cả những cơ quan lân cận khiến sức khỏe người bệnh suy giảm trầm trọng.

Hình ảnh

Triệu chứng

Cũng như các dạng ung thư khác, ung thư dạ dày sẽ có tiên lượng tốt hơn nếu được điều trị sớm, tuy nhiên trong giai đoạn đầu rất khó có thể phát hiện các triệu chứng. Ở những giai đoạn cuối, các triệu chứng hầu như được biểu hiện một cách rõ rệt hơn và người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết rõ ràng. Cụ thể các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối bao gồm

  • Đau bụng dữ dội: trong các giai đoạn trước cơn đau đã xuất hiện những có xu hướng âm ỉ nhưng ở những giai đoạn cuối cơn đau quặn bụng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh toát mồ hôi hột, thậm chí có thể ngất xỉu. Cơn đau thượng vị kéo dài dai dẳng liên tục trong vài tuần, thậm chí là vào tháng do các khối u ác tính đã chèn ép lên dây thần kinh hoặc đã xâm lấn đến xương. Đặc biệt ở những giai đoạn cuối việc dùng thuốc giảm đau thường cũng không mang lại tác dụng đáng kể.
  • Sờ thấy khối u: Trong giai đoạn này khối u đã phát triển kích thước lớn hơn nên người bệnh có thể sờ thấy khối u cứng ở bụng, nếu ấn vào có thể cảm thấy đau.
  • Chán ăn và khô miệng: đây là triệu chứng thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân ung thư dạ dày do khối u di căn gây ra cảm giác nghẹn ở cổ họng, ăn uống mất ngon nên người bệnh chán ăn. Ngoài ra đây cũng có thể là tác dụng dụng phụ của các loại thuốc hay hóa trị, xạ trị.
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn: các khối u phát triển kích thước chèn ép lên dạ dày khiến cho bụng luôn trong trạng thái đầy hơi, chứng bụng và có cảm giác buồn nôn. Đồng thời người bệnh thường xuyên nôn ra ra thức ăn và có thể nôn ra máu. Ngoài ra buồn nôn cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc và sự di căn tại các cơ quan lân cận.
  • Táo bón, tiêu chảy: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối tác động trực tiếp đến khả năng bài tiết phân qua trực tràng vì thế có thể khiến người bệnh vừa bị táo bón. Bên cạnh đó việc rối loạn chức năng hệ tiêu hóa và tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng gây ra tình trạng tiêu chảy. Táo bón và tiêu chảy có thể xảy ra xen kẽ nhau khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
  • Đi ngoài ra phân đen: đây là dấu hiệu của xuất huyết khi khối u bị vỡ ra. Càng về giai đoạn cuối tình trạng này càng được biểu hiện rõ nét hơn, kèm theo đó là mùi tanh hôi vô cùng khó chịu.
  • Sụt cân nhanh chóng: một người bị ung thư dạ dày trong giai đoạn cuối có thể giảm đến 1/3 trọng lượng cơ thể chỉ trong vài tháng. Nguyên nhân là do người bệnh ăn uống mất ngon, thường xuyên nôn mửa đồng thời hệ tiêu hóa hoạt động vô cùng chậm chạp nên hầu như không thể hấp thụ được dinh dưỡng như bình thường.
  • Thiếu máu: tình trạng da dẻ xanh xao, mệt mỏi, choáng váng, nhanh mệt, dễ ngất xỉu chính là biểu hiện rõ ràng nhất của thiếu máu do khối u và dạ dày xuất huyết. Trong trường hợp nặng người bệnh không nhanh chóng được bổ sung lượng máu cần thiết có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong vô cùng nguy hiểm.

Bên cạnh đó do lúc này khối u ác tính đã di căn đến các cơ quan khác như gan, phổi, xương, ổ bụng… nên người bệnh cũng có thể xuất hiện rất nhiều triệu chứng khác khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi và kiệt quệ. Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối mặc không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kéo dài sự sống lâu hơn để người bệnh có thể thực hiện nhiều hơn những dự định, mong muốn mà bản thân đang dang dở. Việc hợp tác điều trị cùng bác sĩ lúc này là vô cùng quan trọng, người bệnh có thể phải tiến hàng hóa trị, xạ trị cùng lúc để loại bỏ hết các tế bào u ác tính còn sót lại nên cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi do những tác dụng phụ từ các phương pháp này.

Mặt khác yếu tố tâm lý cũng vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Bệnh nhân quá buồn phiền, tinh thần kiệt quệ thường khiến việc điều trị không đạt được kết quả như mong đợi. Ngược lại ở những bệnh nhân có tinh thần lạc quan, cố gắng vượt qua bệnh tật, có khát vọng sống mãnh liệt thường có khả năng kéo dài sự sống lâu hơn rất nhiều.

Phẫu thuật

Với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối việc phẫu thuật hầu như không còn đem lại tác dụng, bệnh nhân lúc này có thể phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày để ngăn chặn các khối u tiếp tục phát triển lớn hơn cũng như giúp dạ dày không còn gặp tình trạng tắc nghẽn và chảy máu. Việc loại bỏ khối u qua phẫu thuật cũng nhằm ngăn chặn sự chèn ép và xâm lấn lên các cơ quan khác khiến người bệnh đau đớn, nhờ đó có thể duy trì thời gian sống ổn định và lâu hơn.

Theo đó bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ khối u vùng trực tràng và các hạch lân cận. Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định đặt stent (một ống kim loại rỗng) trên dạ dày và ruột non (hoặc tại thực quản và dạ dày) để hỗ trợ đưa thức ăn đi qua khi đã cắt bỏ dạ dày.

Do đã loại bỏ dạ dày nên khả năng hấp thụ của người bệnh cũng rất kém, người bệnh vẫn sẽ sụt cân khá nhiều nên có thể phải tiến hành truyền đạm để bổ sung dinh dưỡng thường xuyên.

Hóa trị

Đây là biện pháp hầu như đều được thực hiện trong ung thư dạ dày giai đoạn cuối vì mang lại kết quả khả quan nhất. Người bệnh sẽ được đưa vào các hóa chất qua đường uống hay tiêm để kìm hãm sự phát triển của các tế bào u, làm chậm quá trình di căn. Hóa trị có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật. Hóa trị trước phẫu thuật sẽ hỗ trợ làm teo nhỏ khối u để việc phẫu thuật đạt kết quả tốt hơn.

Hóa trị thường gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân như đau bụng, buồn nôn, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, khô miệng, ăn uống không ngon.. Điều này có thể góp phần làm tinh thần càng trở nên kiệt quệ nên mỗi bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý hơn.

Xạ trị

Xạ trị cũng là phương pháp được đưa vào điều trị cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Bác sĩ sẽ sử dụng các tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, từ đó ngăn chặn tình trạng tiến triển hay di căn của các khối u, giảm đau đớn cho người bệnh để duy trì sự sống lâu hơn.

Tương tự như hóa trị, xạ trị cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, nghe kém, mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, gặp vấn đề về phát âm và ghi nhớ. bệnh nhân sau xạ trị cũng cần nằm trong phòng đặc biệt riêng để tránh các ảnh hưởng từ tia X đến những người xung quanh.

Phương pháp điều trị đích

Điều trị đích cũng là phương pháp được hướng đến cho những bệnh nhân ung thư dạ dày trong giai đoạn cuối thông qua nhắm tới tiêu diệt các gen, protein hoặc một loại mô đặc biệt nào đó đang giữ vai trò nuôi dưỡng sự sống của tế bào ung thư. Theo đó  bác sĩ có thể thêm một số chất vào Trastuzumab (Herceptin) , Ramucirumab (Cyramza) vào hóa chất dẫn truyền để để phá hủy và ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào ung thư.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch thường được chỉ định kết hợp với các biện pháp khác như hóa trị nhằm mục đích kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lấy chính các tế bào từ trong cơ thể để kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cường khả năng hồi phục và chống chọi lại với bệnh tật.

Hiện nay FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã công nhận liệu pháp miễn dịch từ kháng thể đơn dòng opdivo (nivolumab) có hiệu quả quả tốt trên những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối và đã được đưa vào ứng dụng để giúp duy trì cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.

Tuy nhiên một số tác dụng phụ cũng có thể kèm theo trong quá trình thực hiện liệu pháp miễn dịch như phát ban, huyết áp, thấp, buồn nôn, mệt mỏi.. Các triệu chứng này cũng sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Đây là biện pháp được chỉ định cho các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối có tiên lượng rất xấu, hầu như không thể chữa khỏi. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ hỗ trợ các biện pháp giúp người bệnh giảm đi các đau đớn thể xác, nâng cao về mặt tinh thần, qua đó có thể tiếp tục duy trì cuộc sống lâu hơn. Quá trình này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ đồng thời phải có gia đình phối hợp để tiếp sức cho bệnh nhân trong những giai đoạn vô cùng khó khăn này.

Chăm sóc về mặt thể chất

Người bệnh hầu như không thể ăn uống được gì nhiều bởi thực tế dù ăn nhiều nhưng khả năng hấp thụ cũng rất kém và dễ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa nên lúc này chỉ cần bổ sung đủ nhưng phải chất lượng. Bệnh nhân hầu hết đều được truyền dịch đạm để đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hằng ngày. Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyến khích bổ sung thêm hoa quả, rau xanh, protein, glucid và hạn chế bổ sung nhiều lipid.

Đồng thời gia đình chú ý nên chế biến các món dạng cháo lỏng, món ăn nhạt để người bệnh dễ hấp thụ nhất. Tuyệt đối nên tránh xa những đồ ăn khô cứng, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các món ăn quá nhiều gia vị sẽ càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Nếu chọn bổ sung dinh dưỡng qua sữa cũng chú ý nên chọn các sản phẩm phù hợp với bệnh nhân ung thư.

Gia đình nên trao đổi nhiều hơn với bác sĩ để biết được chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân để có phương pháp bổ sung dinh dưỡng phù hợp nhất.

Chăm sóc về tinh thần

Gia đình cần luôn động viên tinh thần của bệnh nhân vì đây cũng là một yếu tố tiên quyết trong việc kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối rất sa sút tinh thần, luôn trong trạng thái lo âu, buồn bã, né tránh mọi người thậm chí không phối hợp với bác sĩ vì không muốn sống. Tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn cho điều trị.

Một số bệnh nhân ung thư có thể phải đi gặp bác sĩ tâm lý để ổn định tâm lý hơn, tránh nguy cơ các vấn đề tâm lý khác do tâm lý bệnh tật gây ra. Khi bệnh nhân có tinh thần ổn định hơn khả năng duy trì và kéo dài sự sống cũng ổn định hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó khi sức khỏe bệnh nhân đã ổn hơn, gia đình cũng nên khuyến khích bệnh nhân thực hiện các nguyện vọng, công việc yêu thích, ra ngoài nhiều hơn để tinh thần được thoải mái, lạc quan.Gia đình và người thân luôn cùng đồng hành với bệnh nhân để trải qua giai đoạn khó khăn này.

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể được chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện và điều trị tại nhà khi sức khỏe đã ổn hơn. Người bệnh cần thực hiện đúng lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe ổn định nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện đột ngột làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android