Ung Thư Đại Tràng Di Căn

Triệu chứng và nguyên nhân

Ung thư đại tràng di căn là thuật ngữ chỉ tế bào ung thư đã lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng này cần được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp để tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Định nghĩa

Ung thư đại tràng là ung thư bắt đầu ở đại tràng hoặc trực tràng. Loại ung thư này được phân loại từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4, là ung thư đại tràng di căn. Di căn có nghĩa là khối u đã lan đến các vị trí hoặc khu vực xa, chẳng hạn như các cơ quan khác trong cơ thể hoặc các hạch bạch huyết.

Tế bào ung thư có thể lây lan thông qua đường máu, mạch bạch huyết. Ung thư đại tràng có thể di căn đến bất cứ khu vực nào trong cơ thể, tuy nhiên thường phổ biến ở xương, phổi, gan, phúc mạc và các hạch bạch huyết. Ung thư di căn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 90% các trường hợp tử vong do ung thư.

Ung thư đại tràng di căn đến các vị trí xa hiếm khi được chữa khỏi. Tuy nhiên, ung thư đại tràng thường không có triệu chứng cụ thể, do đó có khoảng 21% người bệnh được chẩn đoán khi ung thư đã di căn.

Mặc dù thường có tiên lượng xấu, tuy nhiên có nhiều biện pháp điều trị có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và làm giảm các triệu chứng. Ngoài ra, sự phát triển liên tục trong các phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối có thể tăng tỷ lệ sống sót ở những người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Do đó, người bệnh cần có kế hoạch thăm khám, điều trị và phòng ngừa phù hợp để kéo dài thời gian sống khỏe mạnh.

Hình ảnh

Triệu chứng

Ung thư đại tràng di căn có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như ở giai đoạn đầu. Cụ thể, các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Thay đổi nhu động ruột, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, phân hẹp mỏng như bút chì, kéo dài trong nhiều ngày;
  • Đi ngoài ra máu hoặc có máu trong phân, khiến phân có màu đen hay màu hạt dẻ;
  • Chảy máu trực tràng, máu thường có màu đỏ tươi;
  • Có cảm giác như ruột không rỗng sau khi đi đại tiện;
  • Chuột rút hoặc đau bụng;
  • Mệt mỏi kéo dài, không được cải thiện khi nghỉ ngơi;
  • Giảm cân không rõ lý do;
  • Thiếu máu.

Ngoài ra, các triệu chứng ung thư di căn phụ thuộc vào nơi ung thư đã di căn và kích thước của khối u di căn. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Khi ung thư di căn đến gan sẽ dẫn đến vàng da, đau bụng, đầy hơi và giảm cân;
  • Ung thư di căn đến phổi có thể dẫn đến khó thở, ho dai dẳng và đau ngực;
  • Nếu ung thư di căn đến não sẽ dẫn đến giảm thị lực, chóng mặt, nhức đầu, co giật, tê hoặc yếu tay chân và mất khả năng thăng bằng;
  • Ung thư di căn đến xương sẽ dẫn đến tăng nồng độ canxi trong máu, gây đau xương và khiến xương dễ gãy. Nếu ung thư di căn đến cột sống, có thể dẫn đến chèn ép tủy sống, gây yếu chân và rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.

Nguyên Nhân

Các tế bào bình thường không lan rộng ra khỏi khu vực. Bởi vì các tế bào bình thường có hóa chất kết dính hoạt động giống như chất keo để giữ các tế bào lại với nhau trong khu vực gốc.

Các tế bào ung thư đôi khi có thể làm lỏng các chất kết dính, dẫn đến vỡ ra khỏi các khối u và di chuyển tự do đến các mạch bạch huyết hoặc dòng máu. Điều này dẫn đến ung thư di căn.

Ung thư đại tràng bắt đầu từ một khối u phát triển ở niêm mạc bên trong của trực tràng hoặc đại tràng và phát triển chậm trong nhiều năm. Khi khối u phát triển, tế bào ung thư sẽ phát triển sâu hơn vào thành ruột kết hoặc trực tràng. Tế bào ung thư cũng xâm lấn vào các mạch máu và mạch bạch huyết. Dòng máu có thể đưa tế bào ung thư đến các mô hoặc cơ quan khác trong cơ thể và dẫn đến ung thư di căn.

Những vị trí phổ biến nhất của ung thư đại tràng di căn là gan, phổi và phúc mạc. Tuy nhiên, tế bào ung thư có thể lan đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm não và xương.

Đường lây truyền

Có một số cách khác nhau để ung thư đại tràng di căn, chẳng hạn như:

  • Di căn tại chỗ: Các tế bào ung thư có thể xâm lấn các mô lân cận theo cách xúc tu. Trên thực tế, tế bào ung thư giống như móng vuốt và bám lấy các tế bào khỏe mạnh (ung thư bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là móng vuốt).
  • Thông qua đường máu: Tế bào ung thư có thể đi vào đường máu và di chuyển đến các vùng khác của cơ thể.
  • Thông qua hạch bạch huyết: Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới mà các tế bào ung thư có thể đi qua và di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể.

Một khi ung thư đại tràng đã lan rộng, người bệnh cần có kế hoạch điều trị phù hợp để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Điều cần thiết khi tế bào ung thư di căn là hình thành các mạch máu mới để nuôi dưỡng khối u, quá trình này được gọi là tạo mạch. Do đó, điều quan trọng khi điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối là sử dụng các loại thuốc ức chế tạo mạch để để làm gián đoạn hoặc hạn chế quá trình này, khiến các khối u khó hình thành ở các khu vực mới.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Ung thư đại tràng thường không có dấu hiệu trong giai đoạn đầu, do đó nhiều người được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn cuối trong lần chẩn đoán đầu tiên. Một số trường hợp khác, người bệnh được chẩn đoán ung thư đã di căn sau vài tháng được chẩn đoán ung thư. Do đó, điều quan trọng là thực hiện tầm soát ung thư để được có kế hoạch điều trị phù hợp.

Xét nghiệm chính được sử dụng để chẩn đoán ung thư đại tràng là nội soi, sinh thiết và nghiên cứu các tế bào hoặc mô khác. Ung thư đại tràng giai đoạn cuối được chẩn đoán bằng cách sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để xác định ung thư đã di căn hay chưa và di căn đến khu vực nào.

Sinh thiết có thể được thực hiện để kiểm tra một khối u ở xa để kiểm tra khối u đã di căn hay một loại ung thư nguyên phát khác.

Cụ thể, các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư di căn bao gồm:

  • Chụp cắt lớp: Bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp (CT scan) để xác định ung thư đã lâu lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong ngực, bụng và khung xương chậu. Chụp CT cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn sinh thiết xác định ung thư đã di căn đến các cơ quan khác, chẳng hạn như gan.
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm bụng để xác định ung thư di căn gan. Siêu âm cũng được sử dụng để hướng dẫn sinh thiết khi cần.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Bác sĩ có thể đề nghị quét MRI bụng hoặc xương chậu để xác định ung thư lây lan đến xương chậu và các hạch bạch huyết liên quan.
  • Chụp X - quang: Một tia X - quang ngực có thể được sử dụng để xác định ung thư đã di căn đến phổi.  Chụp X-quang cũng có thể được sử dụng để kiểm tra ung thư đại tràng di căn xương.
  • PET scan: PET scan thường được sử dụng để kiểm tra ung thư đại tràng di căn khắp cơ thể, bao gồm não. Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để phân loại giai đoạn ung thư và lập kế hoạch điều trị, chẳng hạn như phẫu thuật đối với các khối u đã di căn. Chụp PET có thể được sử dụng kết hợp với CT để tăng cường tính chính xác của chẩn đoán.

Biện pháp điều trị

Các biện pháp điều trị ung thư di căn phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như:

  • Mức độ lây lan của ung thư.
  • Kích thước của khối u.
  • Vị trí của khối u.
  • Độ tuổi của bệnh nhân.
  • Sức khỏe tổng quát.
  • Tác dụng phụ của các biện pháp điều trị.

Các lựa chọn điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối bao gồm:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ các khối u tại vị trí khối u đã di căn.
  • Hóa trị liệu: Hóa trị được sử dụng để thu nhỏ hoặc giảm kích thước khối u đã di căn và các tế bào ung thư gốc.
  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: Liệu pháp này nhắm vào các gen, mô và protein cụ thể của tế bào ung thư. Điều này có thể ngăn ngừa khối u phát triển và không gây ảnh hưởng đến các mô, tế bào khỏe mạnh.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để kiểm soát các cơn đau, buồn nôn và hạn chế các tác dụng phụ khác của ung thư hoặc các phương pháp điều trị.

Ung thư đại tràng di căn hiếm khi có thể chữa khỏi. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kéo dài tuổi thọ, giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Tuy nhiên, trong các trường hợp hiếm, ung thư di căn có thể chữa khỏi bằng cách phẫu thuật loại bỏ các khối u.

Ung thư đại tràng di căn được xem là giai đoạn cuối của bệnh và thường không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kéo dài thời gian sống khỏe mạnh. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn hoa quả tươi, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, sữa, thực phẩm giàu protein và tinh bột.
  • Hạn chế ăn thịt đổ, đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều đường và kiêng uống rượu bia.
Xem chi tiết

  • Người bị đi ngoài ra máu nên ăn những thực phẩm giàu magie, chất xơ, vitamin C, rutin và probiotic
  • Nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu và các chất kích thích
Xem chi tiết

Ở từng giai đoạn mà tiên lượng sống của người bị ung thư đại tràng sẽ có sự thay đổi là:

  • Giai đoạn 1: Tỷ lệ người bệnh sống được sau 5 năm là 91%, trị liệu tốt có thể kéo dài lên tới 10 năm, 20 năm.
  • Giai đoạn 2, 3: Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm còn khoảng 45%-50%.
  • Giai đoạn 4: Tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm rút xuống chỉ còn 10% - 20%.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android