Ung Thư Đại Tràng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Thực Đơn Chuẩn

Khi điều trị ung thư, người bệnh cần chú ý để chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe và tránh tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp.

Ung thư đại tràng nên ăn gì
Tìm hiểu ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng gì

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại tràng

Đại tràng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, có chức năng xử lý và cung cấp các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, giữa cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó, thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị, hỗ trợ điều trị và phục hồi sau khi điều trị ung thư đại tràng.

Những người bị ung thư nói chung thường có nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, bao gồm nhu cầu về tổng lượng protein và calo nhận được. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng cũng có thể đảm bảo sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống lại các triệu chứng ung thư.

Ngoài ra, các biện pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể, bởi vì phương pháp này đôi khi có thể phá hủy các mô khỏe mạnh cùng với các mô ung thư. Do đó, để tăng cường sức khỏe, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống và phong cách cách sống.

Những người bệnh ung thư đại tràng có thể cần tiêu thụ thêm calo, protein và một số chất bổ sung để ngăn ngừa sự thiếu hụt. Người bệnh cũng cần bổ sung chất xơ để chống táo bón. Hơn nữa, chất xơ được khoa học chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh ung thư ruột kết.

Người bệnh ung thư đại tràng cũng cần ăn các bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn và giàu protein để đảm bảo người bệnh nhận được năng lượng cần thiết. Ăn các bữa nhỏ hơn cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu hóa đầy hơi, chướng bụng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn kế hoạch ăn kiêng phù hợp với nhu cầu cụ thể và thể trạng sức khỏe. Người bệnh cũng có thể trao đổi với bác sĩ về thức ăn lạnh, ấm hoặc nóng để tránh buồn nôn và tăng cường sự thèm ăn.

Ung thư đại tràng nên ăn gì?

Để hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe, người bệnh nên lưu ý một số lời khuyên về thực phẩm nên ăn khi được chẩn đoán ung thư đại tràng, chẳng hạn như:

1. Thực phẩm tăng cường sức khỏe

Nếu được chẩn đoán ung thư đại tràng, ung thư dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ ăn. Một số gợi ý chẳng hạn như:

Thực đơn cho người ung thư đại tràng
Trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp cho người ung thư đại tràng
  • Hoa quả tươi: Trái cây có hàm lượng nước cao, dễ ăn, có thể bổ sung nước và cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Các loại trái cây hổ biến chẳng hạn như dưa hấu, quả mọng, dứa, chuối, lê hoặc nước ép trái cây đóng hộp.
  • Sữa chua: Sữa chua dễ ăn và có thể thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Người bệnh nên chọn sữa chua không đường và có thể cho thêm quả mọng, các loại hạt để tăng cường hương vị.
  • Ngũ cốc: Yến mạch, bột yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên cám khác đều là những loại thực phẩm phù hợp cho người ung thư đại tràng. Ngũ cốc cũng có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề tiêu hóa, chống táo bón, tiêu chảy và các vấn đề khác.
  • Thịt và gia cầm: Người bệnh nên sử dụng các loại thịt tươi, chưa qua chế biến, không chứa nitrat hoặc các chất bảo quản khác để bổ sung protein và cải thiện bữa ăn. Gà nướng là một lựa chọn phù hợp, có thể sử dụng kết hợp với salad, rau sống và cơm. Ngoài ra, thịt cá ngừ, thịt gia cầm được hầm mềm hoặc nước hầm xương, cũng là một lựa chọn phù hợp trong thực đơn của người ung thư đại tràng.
  • Trứng đã được nấu chín: Người bệnh ung thư đại tràng chỉ ăn trứng đã được nấu chín hoàn toàn. Trứng sống, thậm chí là trứng luộc lòng đào có thể không an toàn và có thể gây kích ứng.

2. Thực đơn trước khi phẫu thuật ung thư đại tràng

Trước khi thực hiện phẫu thuật ung thư đại tràng, người bệnh cần chú ý về tình hình sức khỏe hiện tại và các hạn chế về chế độ ăn uống. Nếu cần hỗ trợ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn về chế độ ăn uống phù hợp.

Hầu hết các thực đơn cho người ung thư đại tràng đều khuyến khích bổ sung cá tươi vào bữa ăn từ một đến ba lần mỗi tuần. Cá chứa nhiều protein và axit béo omega-3, có thể chống lại các triệu chứng tiêu chảy, táo bón và các dấu hiệu ung thư khác.

Sau mổ ung thư đại tràng nên ăn gì
Trước mổ ung thư đại tràng, người bệnh nên có chế độ ăn uống nhiều chất lỏng

Các loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ khác có thể ăn trước khi thực hiện phẫu thuật bao gồm:

  • Gà nướng;
  • Mì hoặc cơm;
  • Bánh quy giòn;
  • Phô mai.

Để làm sạch đại tràng, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn uống lỏng trong 12 – 24 giờ trước khi phẫu thuật. Thực đơn phổ biến thường bao gồm:

  • Nước dùng, nước hầm xương hoặc rau củ;
  • Nước ép trái cây không chứa phần bả trái cây;
  • Cà phê bình thường, không thêm sữa, đường hoặc các chất khác.

Trái cây và rau củ quả là những thực phẩm bổ sung phù hợp để tăng cường vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, các loại thực phẩm tốt cho da, bao gồm các loại hạt, trái cây sống và rau quả, có thể không được khuyến khích trước khi phẫu thuật. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Ăn gì trước khi hóa trị hoặc xạ trị

Hầu hết các trường hợp hóa trị ung thư đại tràng hoặc xạ trị, không yêu cầu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, các thói quen ăn uống có thể làm gia tăng các triệu chứng, chẳng hạn như buồn nôn hoặc tiêu chảy, có thể cần tránh.

Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề ung thư đại tràng nên ăn gì trước và sau khi hóa trị, bởi vì nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi thời điểm là khác nhau. Bác sĩ có thể đề xuất các loại thực phẩm phù hợp cũng như các loại thực phẩm cần tránh để hỗ trợ quá trình điều trị.

Ngoài ra, hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu hoặc sốt. Điều quan trọng là người bệnh cần giữa sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng để đáp ứng quá trình điều trị.

xạ trị ung thư đại tràng ăn gì
Thực hiện chế độ ăn uống có nguồn gốc thực vật khi hóa trị hoặc xạ trị ung thư đại tràng

Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh xạ trị và hóa trị ung thư đại tràng bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như các loại đầu, đậu Hà Lan để thay thịt một vài lần mỗi tuần.
  • Trái cây và rau quả tươi để bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Trái cây có múi và rau quả có màu xanh đậm hoặc vàng đậm là những lựa chọn được ưu tiên.

Thay vì ăn ba bữa lớn, người bệnh nên ăn các bữa ăn nhẹ với đồ ăn có hàm lượng protein cao vài giờ mỗi lần để giúp giảm các tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn và nôn. Protein có thể hỗ trợ sửa chữa các tế bào và phục hồi hệ thống miễn dịch.

Thực đơn phổ biến cho người hóa trị hoặc xạ trị ung thư đại tràng, chẳng hạn như:

  • Sữa chua Hy Lạp;
  • Trứng nấu chín hoàn toàn, có thể luộc, hấp hoặc rán, đều được;
  • Súp rau củ hoặc nước hầm xương;
  • Ngũ cốc nguyên cám;
  • Thịt nạc, chẳng hạn như gà hoặc cá.

Người bệnh bị thay đổi vị giác khi hóa trị có thể thêm gia vị, thảo mộc, nước sốt vào thực phẩm để tránh cảm giác chán ăn. Tuy nhiên người bệnh nên tránh sử dụng thực phẩm quá cay hoặc quá mặn.

Nếu bị lở miệng, khó nhai hoặc chán ăn, người bệnh có thể sử dụng sinh tố hoặc nước ép trái cây để giữ nước, bổ sung chất xơ và protein cần thiết.

– Sinh tố bổ sung protein:

Chuẩn bị các thành phần:

  • 1/2 cốc sữa, có đường hoặc không đường theo sở thích;
  • 1 quả chuối lớn;
  • 1 chén bột yến mạch;
  • 1 muỗng canh bơ đậu phộng tự nhiên;
  • Bột quế (nếu thích).

Xay các thành phần với máy xay sinh tố cho đến khi thu được hỗn hợp mịn. Để bổ sung protein, có thể cho thêm một muỗng bột protein.

Loại sinh tố này có chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein và chất béo phải, có thể kiểm soát các triệu chứng tiêu chảy, cung cấp calo, protein cũng như tăng cường sức khỏe của người bệnh.

Bệnh ung thư đại tràng nên kiêng gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu ung thư đại tràng nên ăn gì, người bệnh cũng nên biết các loại thực phẩm cần tránh để hỗ trợ quá trình điều trị phù hợp.

1. Thực phẩm cần tránh trước khi phẫu thuật

Trước khi thực hiện phẫu thuật ung thư đại tràng, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh tránh một số loại thực phẩm để đại tràng được nghỉ ngơi phù hợp. Cụ thể, các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì
Tránh các loại trái cây sống và quả hạch trước khi phẫu thuật ung thư đại tràng
  • Các loại đậu;
  • Quả hạch;
  • Thịt đã chế biến và xúc xích;
  • Gạo lứt hoặc gạo nguyên cám;
  • Các loại ngũ cốc;
  • Rau sống;
  • Trái cây sống hoặc khô;
  • Bắp rang bơ.

2. Thực phẩm cần tránh trước khi xạ trị hoặc hóa trị

Người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm và đồ uống trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị ung thư đại tràng. Bởi vì một số loại thực phẩm có thể tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển và lây lan nhanh chóng. Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Thực phẩm và đồ uống chứa đường, chẳng hạn như kẹo hoặc nước ngọt;
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thịt lợn, thịt cừu, bơ và đồ ăn nhẹ đã qua chế biến;
  • Thực phẩm hun khói, ngâm chua hoặc muối;
  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ;
  • Đồ uống có gas, bao gồm cả soda;
  • Caffeine;
  • Đồ ăn nhẹ, chẳng hạn như bỏng ngô và thực phẩm có tính acid. Các loại thực phẩm này có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng đau họng, đau bụng và tiêu chảy.

Ngoài ra, người bệnh nên cắt giảm rượu cũng như thuốc lá trong thời gian hóa trị và xạ trị ung thư.

Các biện pháp điều trị ung thư đại tràng có thể làm suy yếu khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên tránh ăn thức ăn chưa nấu chín hoặc thức ăn sống, chẳng hạn như trái cây và rau quả, chưa được rửa sạch.

Thực đơn phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống sau khi điều trị ung thư đại tràng tập trung vào việc tăng cường dinh dưỡng để ngăn ngừa ung thư tái phát. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cũng có thể phòng ngừa các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường.

Theo hướng dẫn, người bệnh ăn nhiều trái cây, quả hạch, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà và cá thường có thời gian sống sót lâu hơn người ăn nhiều đường, chất béo tinh chế, thịt đỏ hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

Tuy nhiên, hiện tại không có chế độ ăn uống dành riêng cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Các khuyến cáo ăn uống thường nhằm mục tiêu tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại các triệu chứng ung thư.

ung thư đại tràng ăn uống như thế nào
Sinh tố chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp để phục hồi sức khỏe ở người bệnh ung thư đại tràng

Một số thực đơn hỗ trợ quá trình hồi phục sau khi điều trị ung thư đại tràng bao gồm:

  • Súp gà và đậu trắng;
  • Canh bí ngòi;
  • Bánh yến mạch hoặc bánh bí ngô nướng;
  • Sinh tố trái cây hoặc rau củ;
  • Các loại thực phẩm khác bao gồm trứng rán, sữa chua ăn kèm quả mọng, bánh hạnh nhân và nước dừa.

Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Một số món ăn hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người ung thư đại tràng bao gồm:

– Sữa chua:

Thành phần:

  • 1 hộp sữa chua không béo;
  • 4 – 6 cái bánh quy gừng hoặc hương vị yêu thích;
  • 1/2 quả chuối cắt lát, nếu muốn.

Cho sữa chua lên bánh quy và chuối, trộn đều sau đó dùng ăn mỗi ngày. Sự kết hợp giữa sữa chua và bánh quy chứa gừng có thể cải thiện hương vị, chống buồn nôn, nôn và không gây áp lục lên cơ thể khi người bệnh bị tiêu chảy.

– Bánh bổ sung protein:

Thành phần:

  • 1 quả chuối chín lớn, nghiền nát;
  • 1 quả trứng;
  • 1/4 cốc sữa tươi không đường;
  • 1/2 chén yến mạch xay mịn.

Trộn các nguyên liệu lại với nhau, thêm sữa nếu hỗn hợp quá đặc. Nướng hoặc chiên bánh ở nhiệt độ vừa đến khi mặt bánh chín đều.

Những chiếc bánh này có chứa chất xơ hòa tan, có thể làm chậm sự di chuyển của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa tiêu chảy.

Tìm hiểu thông tin ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng gì có thể giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Điều này có thể nuôi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hạn chế một số tác dụng phụ, chẳng hạn như loét miệng, tiêu chảy hoặc khó tiêu.

Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Trong trường hợp khó nhai hoặc nuốt, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: Bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn Cuối Và Thông Tin Cần Biết

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh và có tiên lượng không...

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Bệnh Nhân Ung Thư Đại Tràng Sống Được Bao Lâu?

Bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu phụ thuộc vào kế hoạch điều trị và chăm sóc...

Ung Thư Đại Tràng Di Căn Là Gì? Sống Được Bao Lâu?

Ung thư đại tràng di căn là thuật ngữ chỉ tế bào ung thư đã lây lan sang các bộ...

Ung Thư Đại Tràng Di Căn Gan Và Phương Pháp Điều Trị

Ung thư đại tràng di căn gan cần được điều trị phù hợp để thu nhỏ kích thước khối u...

Ung Thư Đại Tràng Di Căn Phổi Và Thông Tin Cần Biết

Ung thư đại tràng di căn phổi là giai đoạn cuối của bệnh và cần được điều trị bởi bác...

Hóa Trị Ung Thư Đại Tràng Và Các Thông Tin Cần Biết

Hóa trị ung thư đại tràng sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể...

Ung Thư Đại Tràng Giai Đoạn 2 Và Thông Tin Cần Biết

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là giai đoạn ung thư bắt đầu ảnh hưởng đến lớp ngoài của...