Bệnh Nhân Ung Thư Đại Tràng Sống Được Bao Lâu?
Bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu phụ thuộc vào kế hoạch điều trị và chăm sóc của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng là một loại ung thư bắt đầu từ ruột già (còn được gọi là ruột kết hoặc đại tràng), có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Bệnh thường bắt đầu dưới các dạng khối tế bào nhỏ, không phải ung thư, được gọi là polyp hình thành bên trong niêm mạc đại tràng. Theo thời gian, một số polyp có thể phát triển thành ung thư đại tràng.
Ung thư sẽ được chẩn đoán và điều trị bởi chuyên gia y tế. Các biện pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ lây lan của ung thư khi được xác định. Đối với ung thư đại tràng và trực tràng, khoảng 39% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn cục bộ, trước khi ung thư di căn ra khắp cơ thể.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư đại tràng khu trú là khoảng 90%. Trong trường hợp ung thư đã lây lan đến các hạch bạch huyết xung quanh, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 71%. Khi ung thư đã di căn đến các vị trí xa khác trong cơ thể (ung thư đại tràng giai đoạn 4), tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn khoảng 14%.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, thống kê tỷ lệ sống sót sau khi được chẩn đoán ung thư đại tràng là một điều khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, để biết chính xác thông tin ung thư đại tràng sống được bao lâu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng cụ thể và đề ra các biện pháp hỗ trợ để kéo dài thời gian sống.
GỢI Ý THÊM: Thuốc Nam Chữa Ung Thư Đại Tràng có thực sự hiệu quả?
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của ung thư đại tràng
Các thống kê về tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư đại tràng dựa trên kết quả chung của nhiều bệnh nhân và không thể dự đoán chính xác thời gian của một người bệnh cụ thể. Điều quan trọng là người bệnh cần tìm hiểu các phương pháp điều trị mới và thực hiện kế hoạch chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thời gian sống sót sau khi được chẩn đoán ung thư đại tràng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
- Giai đoạn: Giai đoạn của ung thư đại tràng đề cập đến mức độ lây lan của các triệu chứng. Theo các bác sĩ, ung thư khu trú không di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa khác thường có tỷ lệ sống sót cao hơn.
- Cấp độ: Cấp độ ung thư là thuật ngữ chỉ mức độ của các tế bào gân giống với tế bào ung thư, còn được gọi là tế bào bất thường. Có càng nhiều tế bào bất thường, cấp độ ung thư càng cao và tỷ lệ sống sót thường thấp. Ung thư cấp độ thấp thường đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và có tiên lượng tốt hơn.
- Ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết: Hệ thống bạch huyết giúp cơ thể loại bỏ các chất thải. Trong một số trường hợp, tế bào ung thư di chuyển đến các hạch bạch huyết, điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nói chung, càng nhiều hạch bạch huyết có tế bào ung thư, thì khả năng ung thư tái phát càng cao và tỷ lệ sống sót càng thấp.
- Sức khỏe tổng thể: Sức khỏe chung của người bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng khi điều trị ung thư và đóng một vai trò quan trọng trong tỷ lệ sống sót của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, người bệnh càng khỏe mạnh tại thời điểm được chẩn đoán ung thư, các biện pháp điều trị thường đáp ứng tốt và tác dụng phụ thường nhẹ.
- Tắc đại tràng: Ung thư có thể dẫn đến tắc đại tràng hoặc thủng đại tràng. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm phúc mạc và gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của người bệnh.
- Sự hiện diện của kháng nguyên carcinoembryonic: Carcinoembryonic antigen (CEA) là một phân tử protein trong máu. Nồng độ này có thể tăng lên khi bị ung thư ruột kết. Càng nhiều kháng nguyên CEA khi chẩn đoán ung thư đại tràng, có thể gây ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng điều trị và khả năng sống sót của người bệnh.
Ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ sống sót của người bệnh đang được cải thiện qua thời gian. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong đã giảm khoảng 30% trong nhiều năm qua. Do đó, điều quan trọng là người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
TIN HỮU ÍCH: Điều trị Ung Thư Đại Tràng Di Căn Phổi như thế nào?
Sống với ung thư đại tràng như thế nào?
Sau khi được chẩn đoán ung thư đại tràng, người bệnh cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Các biện pháp điều trị thường bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, hóa trị và trị liệu. Tuy nhiên, sau khi điều trị, ung thư có thể tái phát và gây ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh.
Do đó, để kéo dài thời gian sống cũng như ngăn ngừa ung thư tái phát, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
1. Cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng hợp lý, đặc biệt là tránh gia tăng chất béo ở vùng bụng, điều này có thể hạn chế ung thư ruột kết. Béo phì có thể dẫn đến tình trạng viêm. Viêm mãn tính trong có thể có thể dẫn đến tổn thương DNA và dẫn đến ung thư dạ dày hoặc ung thư đại tràng tái phát.
Mặc dù mối liên hệ giữa viêm và ung thư rất phức tạp, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên có lối sống lành mạnh để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ.
2. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong các nguy cơ ung thư đại tràng, bởi vì thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ viêm trong cơ thể. Cụ thể, người bệnh cần chú ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như:
- Chất béo: Người bệnh nên ăn các chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu hạt lanh, dầu oliu, dầu cá, dầu hạt cải để làm giảm viêm trong cơ thể và phòng ngừa ung thư đại tràng cũng như ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh tiêu thụ thịt đỏ hoặc các phẩm từ sữa, chẳng hạn như bơ, kem và phô mai.
- Nấu thịt đúng cách: Thịt khi được nấu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như nướng hoặc chiên, hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và amin dị vòng (HCAs) được giải phóng vào thực phẩm. Điều này có thể làm gia tăng tỷ lệ ung thư đại tràng và trực tràng. Do đó, thịt thường được khuyến cáo nấu chín ở nhiệt độ thấp, chẳng hạn như hầm, để tránh các nguy cơ ung thư.
- Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống: Nhiều nghiên cứu cho thấy chất xơ, đặc biệt là từ ngũ cốc nguyên hạt, có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư ruột kết. Người bệnh nên bổ sung chất xơ, bằng cách thêm quả mọng, yến mạch, các loại hạt và rau xanh vào chế độ ăn uống.
3. Thay đổi phong cách sống
Để tăng thời gian sống sót sau khi được chẩn đoán ung thư ruột kết, người bệnh cần thay đổi phong cách và thói quen sống, chẳng hạn như:
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục và vận động cơ thể có thể làm giảm viêm và giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Người bệnh có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không hút thuốc và uống rượu: Khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến DNA và dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư ruột kết. Trong khi đó, sử dụng rượu nặng có thể làm cạn kiệt lượng folate (một trong những vitamin B). Thiếu folate là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư ruột kết.
Bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thời điểm được chẩn đoán bệnh, mức độ nghiêm trọng, kế hoạch điều trị và các vấn đề liên quan khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống sót của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Do đó, điều quan trọng là người bệnh trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Sau khi được chẩn đoán ung thư đại tràng, người bệnh nên lưu ý về chế độ ăn uống, mức độ hoạt động và các yếu tố khác để tăng cường sức khỏe cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Đau bụng bất thường;
- Giảm cân mà không rõ lý do;
- Bấm tím hoặc chảy máu mà không rõ nguyên nhân;
- Phát ban hoặc dị ứng;
- Ớn lạnh hoặc sốt;
- Đau đầu dai dẳng;
- Khó thở;
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân;
- Có các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, nôn và tiêu chảy;
- Ăn mất ngon;
- Khó nuốt;
- Ho mãn tính.
Tái khám định kỳ và xử lý kịp lúc là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan đến ung thư đại tràng.
CÁC BÀI LIÊN QUAN
- Ung Thư Đại Tràng Nên Ăn Gì để bệnh không tiến triển nhanh
- Tác dụng phụ khi Hóa Trị Ung Thư Đại Tràng cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!