Ung Thư Xương Có Di Truyền Không? Tỷ Lệ Bao Nhiêu?

Ung thư xương có di truyền không, nếu có tỷ lệ như thế nào chính là băn khoăn của những người đã và đang mắc căn bệnh này. Thực tế tỉ lệ số người mắc căn bệnh này thường rất nhỏ và nếu trong gia đình có người bị ung thư xương thì những người đời sau cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Ung thư xương có di truyền không?

Tỷ lệ số người mắc ung thư xương rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% dân số trên thế giới nên được coi là một trong những dạng ung thư hiếm gặp. Tuy nhiên tốc độ phát triển của dạng ung thư này lại nhanh gấp 3-4 lần bình thường. Do đó hầu hết khi đã phát hiện ra bệnh những người này đã tiến triển đến giai đoạn 3 – 4 và thường có tiên lượng khá thấp.

ung-thu-xuong-co-di-truyen-khong
Ung thư xương có tính chất di truyền gián tiếp tức là thông qua một bệnh lý có tính di truyền nào đó

Tuy nhiên theo các chuyên gia, người mắc bệnh ung thư xương nếu có thể phát hiện và điều trị ngay từ những giai đoạn sớm thì vẫn có thể kiểm soát được bệnh. Khoảng tỉ lệ số người sống trên 5 năm với sức khỏe bình thường nếu điều trị ung thư xương ở giai đoạn 1-2 lên tới 80%. Dù vậy đa phần các triệu chứng bệnh nay khá mơ hồ nên số người phát hiện ung thư xương giai đoạn cuối cũng khá cao.

Với những người đã và đang điều trị thành công, lập gia đình luôn có một băn khoăn rất lớn rằng liệu ung thư xương có di truyền không, nếu có thì tỷ lệ là bao nhiêu. Bởi nếu mang di truyền bệnh này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, công việc của đời con cháu sau này nên hầu hết tất cả những người bệnh đều luôn mang băn khoăn này.

Theo các chuyên gia, ung thư xương thường liên quan đến các yếu tố như sự tăng trưởng bất thường của các các tế bào, gen biến dị, người từng tiếp xúc với phóng xạ, gặp chấn thương  hoặc người mắc các bệnh về xương ( loạn sản xơ xương, quá phát sụn đầu xương dài) nhưng không điều trị đúng cách. 

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, ung thư xương có thể liên quan đến một số yếu tố di truyền dù tỷ lệ này khác nhỏ. Tuy nhiên yếu tố di truyền này thường không được thể hiện trực tiếp mà diễn ra một cách gián tiếp, có thể thông qua một số bệnh lý di truyền nào đó. Nguyên nhân là do ung thư xương thường được hình thành trên các đột biến khuyết tật trong gen.

Ung thư xương có di truyền không thì không di truyền trực tiếp, mà có thể liên quan đến các bệnh lý có tính chất di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Rothmund-Thomson hay hội chứng u nguyên bào võng mạc di truyền. Bởi thế mà trong gia đình nếu có những người mắc các bệnh lý này kèm theo ung thư xương thì tỷ lệ những thành viên đời sau mắc bệnh cũng rất cao. 

Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư xương cao thường trong 12-20 tuổi, vì thế có thể nói yếu tố di truyền thường liên quan cao bởi đây là thời điểm xương phát triển mạnh và cũng chưa ít chịu ảnh hưởng từ các tác nhân môi trường khác. Vị trí ung thư thường gặp là ở chồi xương sụn mọc ở chỗ nối bản sụn với đầu xương dài nên thường có liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền.

Ngoài ra ở một số bệnh lý khác như ung thư võng mạc mắt – một trong những bệnh ung thư có yếu tố di truyền thường cũng có nguy cơ cao bị ung thư xương. Rối loạn di truyền do rối loạn grn ức chế ung thư P53 xuất hiện khi cơ thể không kiểm soát được gen biến dị sẽ làm cơ thể tiếp tục phân chia nhiều hơn làm số lượng tế bào ung thư ngày càng tăng lên. 

Thực tế thì các nguyên nhân gây ung thư xương vẫn khá phức tạp, vẫn còn được đang nghiên cứu rất nhiều. Với băn khoăn ung thư xương có di truyền không thì có thể tạm trả lời rằng không di truyền trực tiếp mà diễn ra một cách gián tiếp, thông qua các bệnh lý có tính di truyền. Do đó tỉ lệ này thường cũng không quá cao nhưng tốt nhất gia đình nếu có người thân mắc bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Phòng tránh nguy cơ mắc ung thư xương do di truyền 

Ung thư xương có di truyền không thì có liên quan đến các yếu tố di truyền dù mang cơ chế gián tiếp, do đó nếu trong gia đình có người mắc bệnh cũng cần sớm có những biện pháp phòng tránh cho những thành viên đời sau. Các triệu chứng ung thư xương giai đoạn đầu thường rất mơ hồ nên nếu không sớm phát hiện sẽ rất nhanh tiến triển đến các giai đoạn xấu về sau.

ung-thu-xuong-co-di-truyen-khong
Gia đình nếu có thành viên mắc ung thư xương cần sớm thăm khám sàng lọc để phát hiện và kiểm soát các triệu chứng bất thường

Một số phương pháp giúp phòng tránh và phát hiện sớm các nguy cơ ung thư xương, đặc biệt nếu có liên quan đến yếu tố di truyền gồm

  • Người bệnh ung thư xương khi đã điều trị khỏi nếu cần mang thai vẫn nên thăm khám bác sĩ để hiểu rõ các yếu tố nguy cơ hoặc xét nghiệm xem có các gen khuyết tật mang tính chất di truyền hay không
  • Các thành viên trong gia đình cũng cần tham gia khám, sàng lọc phát hiện ung thư nếu có người mắc ung thư xương để sớm phát hiện và kiểm soát kịp thời
  • Nếu cha mẹ mắc bệnh, sau khi sinh con ra cũng cần thường xuyên cho con kiểm tra và sàng lọc ung thư để phát hiện các tế bào sinh thưởng bất thường hay các gen đột biến 
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày, hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp, đồ ăn mất vệ sinh hay tái sử dụng các loại dầu mỡ nhiều lần. Các loại cá béo, nha đam, thịt nạc, rau củ và trái cây chính là hướng giúp phòng tránh nguy cơ ung thư xương và rất nhiều bệnh lý khác
  • Tránh tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại hay phóng xạ. Với những người có tính chất công việc phải tiếp xúc với môi trường này nên đảm bảo sử dụng các đồ bảo hộ an toàn, phòng tránh tối đa nguy cơ bị phơi nhiễm
  • Bổ sung thêm canxi, magie, vitamin D và stronti cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống nguy cơ ung thư xương
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, nâng cao sức khỏe và độ chắc khỏe của xương khớp
  • Tắm nắng hằng ngày giúp bổ sung vitamin D3 cũng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, cho xương chắc khỏe hơn
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ thường xuyên, đặc biệt khi thấy có các triệu chứng bất thường của sức khỏe ngay từ sớm để kịp thời kiểm soát 

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn ung thư xương có di truyền không, tỷ lệ như thế nào, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Những người mắc ung thư xương không cần quá lo lắng tuy nhiên vẫn nên trao đổi với bác sĩ nếu có nhu cầu sinh con để đảm bảo việc con phát triển khỏe mạnh bình thường nhất có thể. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau đầu gối nhưng không sưng

Đau Đầu Gối nhưng Không Sưng Là Bị Gì? Cách Điều Trị

Đau đầu gối nhưng không sưng là do nguyên nhân nào chính là băn khoăn của rất nhiều người đang...

Uống rượu bị đau khớp gối

Uống Rượu Bị Đau Khớp Gối Là Bệnh Gì? Điều Cần Biết

Sau khi uống rượu bia bị đau khớp gối có thể do bạn đã ngồi quá lâu trong một tư...

loãng xương nên uống thuốc gì

Loãng Xương Uống Thuốc Gì và Uống Trong Bao Lâu?

Người bị loãng xương uống thuốc gì và nên uống trong bao lâu mới có thể ngừng lại là băn...

Ung thư xương ở trẻ em

Dấu Hiệu Ung Thư Xương Ở Trẻ Em và Thông Tin Cần Biết

Theo thống kê, tỷ lệ ung thư xương ở trẻ em khá cao so với mặt bằng chung, tuy nhiên...

Ung Thư Tuỷ Xương: Triệu Chứng và Thông Tin Cần Biết

Ung thư tủy xương cũng như các bệnh lý ung thư khác, đều nguy hiểm và có thể đe dọa...

Top 8 Thuốc Trị Đau Khớp Gối Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

Top 8 Thuốc Trị Đau Khớp Gối Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc trị đau khớp gối của Nhật là sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp được...

Vì Sao Bị Lỏng Khớp Gối? Dấu Hiệu Và Cách Trị Hiệu Quả

Lỏng khớp gối là hiện tượng khớp gối trở nên lỏng lẻo, gây khó khăn khi thực hiện các vận...

Viêm Đa Khớp Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm đa khớp thường khởi phát do có liên quan đến các bệnh lý tự miễn hoặc do nhiễm virus....