Ung Thư Xương Giai Đoạn Cuối Sống Được Bao Lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước khối u, mức độ di căn, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia nếu cơ thể người bệnh đáp ứng tốt với liệu trình điều trị đồng thời có tinh thần lạc quan thì vẫn có thể kéo dài cuộc sống đến hơn 5 năm.

Triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối 

Ung thư xương là tình trạng các tế bào xương có các khối u ác tính là phá hủy, xâm lấn các tế bào sống, lâu dần di căn sang các cơ quan lân cận khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Tỷ lệ số người mắc căn bệnh này khá thấp, chỉ khoảng 1% tuy nhiên những biến chứng từ căn bệnh này gây ra cũng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng mỗi bệnh nhân. 

ung thư xương giai đoạn cuối 
Ung thư xương giai đoạn cuối khiến các cơ quan đã bị teo nhỏ, người bệnh thường xuyên chịu đau đớn nghiêm trọng

So với các dạng ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt thì ung thư xương thường khó phát hiện hơn rất nhiều bởi các triệu chứng thường khá mơ hồ, bệnh phát triển âm ỉ phía trong. Tuy nhiên tốc độ di căn của bệnh lại cực kỳ nhanh, gấp 3- 4 lần bình thường nên rất nhiều bệnh nhân khi phát hiện ra thì đã ở những giai đoạn cuối của bệnh. 

Ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư hầu như đã xâm lấn và phá hủy hết bề mặt của xương đồng thời di căn đến nhiều vị trí khác làm xuất hiện tình trạng đau đớn nghiêm trọng, các khối u cũng được thể hiện rõ bên ngoài bề mặt hơn nên hầu hết người bệnh đều có thể nhận biết.

Lúc này bệnh được chia làm hai giai đoạn là giai đoạn IVA khi các tế bào ung thư đã lan đến phổi và IVB, lúc này các tế bào đã hình thành với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, lan đến hạch bạch huyết, tim, phổi và gây ra rất nhiều triệu chứng nặng nề khác. Cụ thể

  • Có các dấu hiệu của tụt canxi máu kèm theo tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, cạn kiệt năng lượng thường xuyên khiến cơ thể sụt cân, ngày càng suy nhược
  • Đau nhức xương khớp âm ỉ từ bên trong đã xuất hiện vài tuần hay vào tháng liên tục với mức độ ngày càng nặng nề hơn, làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày. Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm, thậm chí lúc nằm nghỉ ngơi còn có cảm giác đau nặng hơn khi vận động
  • Phát hiện thấy có các khối u phình to trên xương, mỗi ngày lại thấy to dần lên. Nếu sờ vào thấy khối u có cảm giác ấm hơn và có màu hồng nhạt hơn so với các vị trí da xung quanh do khối u chèn ép và làm tăng tuần hoàn máu dưới da.
  • Thường xuyên bị gãy tay, gãy chân hay gãy ở một vị trí nào đó dù vốn dĩ không va đập hay tác động quá mạnh vào vùng đó
  • Có các vết thương lở loét trên da và thường khó lành hơn bình thường
  • Chân tay ngày càng teo nhỏ lại, càng ngày càng đau nhức nên việc cầm nắm, đi lại hay mang vác cũng gặp rất nhiều ảnh hưởng
  • Thay đổi vị giác, ăn uống kém ngon, khó thở khiến cơ thể bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối ngày càng xanh xao, suy nhược, sụt cân nhiều trong một thời gian ngắn
  • Tùy các vị trí có khối u mà cũng xuất hiện các biểu hiện khác như nếu khối u ở cột sống khi phát triển kích thước sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống làm các chi suy yếu, tê liệt thần kinh; khối u nếu đã di căn đến gan sẽ bị vàng da, nước tiểu vàng; khối u ở xương chậu gây khó tiểu; khối u ở phổi làm người bệnh ho nhiều, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, yếu sức..

Nói chung hầu hết ở giai đoạn, khối u phát triển kích thước lớn nên được biểu lộ cực kỳ rõ ra bên ngoài kèm theo các triệu chứng suy nhược bất thường nên hầu như người bệnh đều có thể phát hiện bệnh. Dù vậy để chính xác hơn, người bệnh vẫn nên tìm đến các địa chỉ khám ung thư xương uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra, tránh nhầm lẫn với các dạng ung thư khác có thể cũng có triệu chứng tương tự nếu đã di căn. 

Ung thư xương giai đoạn cuối có nguy hiểm không, sống được bao lâu? 

Không chỉ với ung thư xương mà bất cứ dạng ung thư nào khi đã tiến triển đến giai đoạn cuối cũng cực kỳ nguy hiểm, tiêm lượng sống thường rất xấu. Một phần do trước đó không phát hiện ra kịp thời nên khối u đã làm phá hủy xương, người bệnh có nguy cơ bại liệt cao không thể cứu vãn. Mặt khác với sức khỏe yếu do suy nhược trước đó nên lúc này có thể người bệnh khó đáp ứng được với liệu trình điều trị hơn.

ung thư xương giai đoạn cuối 
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên rất khó tiên đoán

Ung thư xương giai đoạn cuối luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm và cũng khó đưa ra tiên lượng bởi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn vị trí khối u, tuổi tác, mức độ di căn, mức độ tàn phá cơ thể, sức khỏe toàn thể và cả tinh thần của bệnh nhân. Chẳng hạn nếu bệnh chưa di căn quá nhiều nhưng cơ địa người bệnh lại yếu, không đáp ứng được hóa trị xạ trị hay tinh thần suy sụp sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối có tỷ lệ sống sót khi đáp ứng điều trị là 27%. Trong đó bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở đầu giai đoạn 4 có sức khỏe tốt, trẻ tuổi, tinh thần lạc quan, đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị thì có đến  20 – 50%  có thể sống trên 5 năm.

Dù vậy vẫn rất khó để bác sĩ có thể khẳng định chính xác tiên lượng của một bệnh nhân thế nào. Những biến chứng liên quan đến ung thư thường rất khó lường trước và nắm bắt, rất có vẫn nhiều bệnh nhân đang điều trị tốt nhưng đột ngột chuyển biến xấu và tử vong một thời gian ngắn sau đó và ngược lại. Dù vậy vẫn rất cần lạc quan và tin tưởng vào bác sĩ.

Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối đang ở giai đoạn “cận kề cái chết” như sau

  • Ngủ ngày càng nhiều, hầu hết chỉ dành thời gian nằm yên một chỗ trên giường
  • Khó khăn trong ăn uống, hầu như chỉ ăn được chất lỏng khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng, giống như suy dinh dưỡng 
  • Chân tay teo nhỏ lại như còn da bọc xương
  • Khô miệng và khô môi, da xám xịt, nhăn nheo, lạnh
  • Lơ đãng, mơ hồ, lúc tỉnh lúc quên, khả năng ghi nhớ kém
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột, hầu hết người bệnh đều phải mặc tã/ bỉm
  • Cử động chậm chạp, yếu sức
  • Không muốn nói chuyện với ai hoặc nói rất nhỏ, rất chậm
  • Thở thở khò khò, chậm chạp, khi nói chuyện người đối diện có thể nghe thấy các âm thanh như ọc ọc hay cạch cạch
  • Một số người có xu hướng tỉnh táo hơn hẳn trước khi mất

Nói chung với các bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối rất khó nói được điều gì, có bệnh nhân bắt buộc phải điều trị nội trú đến cuối đời nhưng có những người tiên lương ổn sẽ được về nhà. Người bệnh và gia đình cần trao đổi chi tiết với bác sĩ, thông báo ngay cho bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào để kịp thăm khám và hỗ trợ phù hợp nhất. 

Hướng điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối 

Do sức khỏe yếu kém nên người bệnh lúc này rất có sự hỗ trợ của người thân trong việc chăm sóc và hỗ trợ các hoạt động thường ngày. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc, hóa trị, xạ trị, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng cũng như giữ cho tinh thần thật lạc quan và tích cực. Nếu đáp ứng tốt được điều này thường tiên lượng người bệnh khá khả quan.

Hướng điều trị y khoa 

Tùy theo giai đoạn mà hướng điều trị sẽ được khác nhau nhưng ở giai đoạn này người bệnh ung thư xương đều cần phải dùng thuốc kết hợp với hóa trị, xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn ngừa nguy cơ các khối u di căn và phát triển lớn hơn. Phác đồ điều trị sẽ được thực hiện dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân vì thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ.

ung thư xương giai đoạn cuối 
Bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối cần kết hợp giữa rất nhiều phương pháp điều trị để duy trì sự sống

Cụ thể, các phương pháp điều trị y tế dành cho bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối bao gồm

  • Các nhóm thuốc: Acetaminophen (Tylenol) và các nhóm Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) để giảm sự đau đớn của bệnh nhân. Ngoài các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh hay Steroid cũng được chỉ định dùng xuyên suốt.
  • Phẫu thuật: nhằm loại bỏ những khối u để ngăn chặn tình trạng di căn hay chèn ép lên các cơ quan lân cận, giảm sự đau đớn cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và những vùng bị tổn thương xung quanh, đôi khi phải cắt cụt các chi. 
  • Hóa trị: có thể được tiến hành cả trước và sau phẫu thuật bằng việc tiêm thuốc hoặc uống thuốc. Trước phẫu thuật nhằm làm teo nhỏ khối u và giúp việc phẫu thuật diễn ra dễ dàng hơn, an toàn hơn. Sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào còn sót lại, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
  • Xạ trị: tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư ngăn ngừa nguy cơ khối u xâm lấn hay di căn tiếp tục. Xạ tị có thể kéo dài từ 5- 8 tuần và chia thành nhiều đợt, thực hiện song song với phẫu thuật.

Ung thư xương giai đoạn cuối thường phải kết hợp cùng lúc các phương pháp này nhằm nhanh chóng kiểm soát được khối u, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển xấu quá nhanh. Tuy nhiên hóa trị và xạ trị luôn kèm theo rất nhiều tác dụng phụ như nôn mửa, rụng tóc, ăn uống kém , mệt mỏi, suy nhược… Do đó người có cơ thể quá yếu có thể không đáp ứng được các phương pháp này nên không thể điều trị.

Thời gian thực hiện các phương pháp này sẽ được điều trị nội trú tại bệnh viện và có thể về nhà giữa các đợt. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn, có phòng nội trú chất lượng để người bệnh có thể thư giãn, nghỉ ngơi, hồi phục sau mỗi lần vào thuốc.

Chăm sóc dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày 

Do ảnh hưởng từ việc điều trị và những cơn đau đớn, một số người ung thư xương giai đoạn cuối sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp với sinh hoạt lành mạnh có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.

ung thư xương giai đoạn cuối 
Những món ăn mềm, lỏng như cháo hay súp dinh dưỡng là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân ưng thư xương giai đoạn cuối

Cụ thể, một số lưu ý mà gia đình cần lưu ý để hỗ trợ người bệnh lúc này như

  • Trao đổi với bác sĩ để đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh. Bệnh nhân lúc này có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống hay nhai nuốt nên cần ưu tiên chế biến các món ăn lỏng, hạn chế các món dầu mỡ khó tiêu hóa. Nên cho người bệnh ăn từng ít một và chia ra làm nhiều bữa, tránh ép người bệnh ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề trong tiêu hóa. Sữa, cháo loãng, súp, nước hầm từ các loại xương và rau củ rất phù hợp cho những người bị ung thư
  • Người bệnh cần cố gắng ngủ đủ giấc để duy trì năng lượng, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn sau mỗi đợt điều trị
  • Người nhà cần theo dõi trạng thái của người bệnh và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy có các cơn đau bất thường, chỉ số cơ thể bất thường
  • Khuyến khích người bệnh tập thể dục, yoga hay các bộ môn phù hợp với sức khỏe. Nếu tình trạng người bệnh không cho phép tập thể dục thì việc đi lại hay thiền cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần
  • Với những người phải nằm liệt giường cần có người hỗ trợ thay bỉm, thay quần áo và chăn ga thường xuyên để tránh nguy cơ lở loét, nhiễm trùng do nằm ở một vị trí quá lâu. Ngoài ra với những bệnh nhân trong tình trạng này người thân cũng cần đổi thư thế nằm thường xuyên để người bệnh dễ chịu hơn

Chăm sóc tinh thần 

Theo các chuyên gia, người có tinh thần vui vẻ, lạc quan thì thường có tiên lượng tốt hơn những bệnh nhân ung thư quá bi quan. Do đó ở một số người ung thư xương giai đoạn cuối rơi vào trạng thái tiêu cực, buồn phiền, luôn nghĩ đến cái chết bác sĩ có thể yêu cầu tham gia trị liệu tâm lý để nâng cao tinh thần, hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.

ung thư xương giai đoạn cuối 
Tinh thần lạc quan, vui vẻ có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị hơn cho người bệnh

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của gia gia đình trong việc chăm sóc tinh thần cũng mang một ý nghĩa vô cùng lớn. Một số biện pháp có thể giúp đỡ người bệnh lúc này như

  • Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ cùng người bệnh, hạn chế nhắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe, không nên quá bi lụy mà nên hướng đến những điều tích cực, vui vẻ, lạc quan
  • Nếu người bệnh đủ sức khỏe hãy đưa người bệnh đi dạo ngoài trời để hít thở không khí trong lành, tránh ở trong nhà, trong phòng bệnh nhiều sẽ vô cùng bí bách
  • Xoa bóp chân tay để người bệnh dễ chịu hơn hoặc bạn cũng có thể chườm ấm để giảm đau, hạn chế việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau quá mức
  • Người thân nên tìm hiểu về ung thư xương và trao đổi chi tiết hơn với bác sĩ để biết cách giúp đỡ, hỗ trợ người bệnh hiệu quả hơn
  • Bản thân người bệnh cũng nên tự cổ vũ bản thân, học cách nghĩ về những điều tích cực. Học thiền, đọc sách hay cầu nguyện cũng là một trong những liệu pháp tâm lý có thể giúp ích cho những bệnh nhân ung thư
  • Tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân và hỗ trợ người bệnh làm những điều mà họ mong muốn

Tiên lượng của bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc của gia đình cũng như hướng điều trị của bác sĩ. Một tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ kết hợp với duy trì một thói quen sống khoa học chính là điều những người bệnh rất cần thực hiện để có chất lượng cuộc sống tốt hơn trong những năm tháng cuối cùng. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các Cây Thuốc Nam Chữa Ung Thư Xương Phổ Biến

Ung thư xương có thể đe dọa đến tính mạng và rút ngắn tuổi thọ nếu được phát hiện ở...

Đa U Tuỷ Xương (bệnh Kahler) Là Gì? Chữa Được Không?

Đa u tủy xương là một loại u xương ác tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy...

Trẻ Bị Gù Lưng: Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Khắc Phục

Trẻ bị gù lưng chủ yếu là do tư thế ngồi học không đúng cách. Dấu hiệu đặc trưng của...

khớp háng kêu lục cục

Khớp Háng Kêu Lục Cục: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Khớp háng kêu lục cục là dấu hiệu cho thấy vùng khớp háng đang bị tổn thương do bệnh lý....

7 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu – PHCN Viêm Quanh Khớp Vai Tại Nhà

Tập vật lý trị liệu điều trị viêm quanh khớp vai có tác dụng tăng khả năng vận động ở...

bị gai gót chân uống thuốc gì

Bị Gai Gót Chân Uống Thuốc Gì Giảm Đau, Mau Khỏi?

Bị gai gót chân uống thuốc gì giúp giảm đau nhanh, nhanh phục hồi chính là băn khoăn của hầu...

Nhói Tim (Lâu Lâu Bị): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Lâu lâu bị nhói tim là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải, đây có thể là dấu hiệu...

Đau Cơ Ngực: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Khắc Phục

Đau cơ ngực xảy ra khi cơ bắp vùng ngực bị kéo căng quá mức hoặc do rách cơ. Đây...