Bị Ung Thư Xương Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Cho Bệnh?
Bệnh nhân bị ung thư xương cần được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì sức khỏe chống đỡ với bệnh. Chính vì vậy, vấn đề bị ung thư xương nên ăn gì được người bệnh đặc biệt quan tâm. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp người bệnh xây dựng được thực đơn ăn uống tốt nhất.
Bị ung thư xương nên ăn gì?
Ung thư xương là sự phát triển của khối u ác tính trong xương. Bệnh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do các tế bào ung thư từ cơ quan khác di căn đến.
Khi bị ung thư xương, người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đau nhức trong xương. Đi kèm với đó là tình trạng gãy xương không do chấn thương, cơ thể gầy sút và sức khỏe dần suy kiệt. Quá trình điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị đều ít nhiều gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Do vậy, người nhà cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn của bệnh nhân bị ung thư xương để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
1. Các loại cá béo
Các béo bổ sung nhiều omega 3. Chất này có tác dụng ức chế hoạt động của hóa chất gây viêm, giảm hoạt động của các loại enzym có hại làm tăng bệnh xương, đồng thời cải thiện tình trạng sưng đau ở khu vực bị bệnh.
Các loại cá béo tốt nhất cho người bị ung thư xương bao gồm:
- Cá hồi;
- Cá thu;
- Cá trích;
- Cá mòi;
- Cá ngừ;
- Cá hú…
2. Rau củ quả có màu vàng
Thực phẩm tiếp theo được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân bị ung thư xương đó chính là các loại rau củ có màu vàng. Chẳng hạn như ớt chuông, cà rốt, đu đủ hay bí đỏ… Nhóm thực phẩm này giàu vitamin A, C và chất chống oxy hóa. Chúng có khả năng ngăn chặn sự liên kết giữa DNA với các chất gây ung thư, tiêu diệt các tế bào ác tính ở xương.
3. Bị ung thư xương nên ăn nấm hương
Nấm hương còn được gọi là nấm đông cô. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, loại nấm này có chứa thành phần Lentinan. Khi được hấp thụ, chất này hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của khối u, ức chế quá trình di căn của bệnh sang các cơ quan khác.
Bên cạnh đó, thành phần Selenium được tìm thấy trong nấm hương còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt gốc tự do và góp phần kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.
Nấm hương cũng cung cấp nguồn vitamin nhóm B phong phú. Chất này tham gia vào quá trình tạo máu, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể, đồng thời chuyển hóa thành nguồn năng lượng tốt duy trì các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
4. Rau xanh
Rau xanh là một sự lựa chọn thông minh cho chế độ ăn của người ung thư xương. Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa vượt trội. Thường xuyên thêm rau xanh vào bữa ăn của bệnh nhân có thể giúp ức chế, tiêu diệt gốc tự do gây bệnh ung thư xương, làm chậm sự phát triển của u xương ác tính.
5. Bị ung thư xương nên ăn các thực phẩm giàu calo
Bệnh nhân bị ung thư xương thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi. Cảm giác sợ đau cũng khiến bệnh nhân ít vận động hơn, từ đó dẫn đến tình trạng teo cơ. Bổ sung các thực phẩm giàu calo sẽ giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi và có khả năng phục hồi cơ xương khớp tốt hơn.
Bệnh nhân bị ung thư xương có thể bổ sung calo từ nguồn thực phẩm dưới đây:
- Cơm trắng
- Đậu phộng
- Thịt bò
- Quả bơ
- Khoai tây…
6. Trái cây chứa nhiều vitamin C
Bao gồm:
- Cam
- Quýt
- Bưởi
- Dâu
- Chuối
- Kiwi
- Xoài…
Nguồn vitamin C phong phú được tìm thấy trong các loại trái cây kể trên là một chất có tác dụng chống oxy hóa. Chất này không chỉ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do và tế bào ung thư mà còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, chống nhiễm trùng, giúp bệnh nhân tỉnh táo, bớt mệt mỏi.
Bên cạnh đó, các loại trái cây giàu vitamin C còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn.
7. Ngũ cốc
Bao gồm:
- Yến mạch
- Lúa mì
- Gạo
- Bánh mì…
Ngũ cốc chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “người bị ung thư xương nên ăn gì?” Thực phẩm này cung cấp nhiều carbohydrate và vitamin B. Các chất này sẽ được chuyển hóa thành nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, xoa dịu cơn đau và kích thích tái tạo máu.
Thường xuyên ăn ngũ cốc cũng chính là một phương pháp tự nhiên để phục hồi sức khỏe và giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ cho bệnh nhân sau điều trị ung thư xương.
8. Thịt
Các loại thịt ít mỡ, chẳng hạn như thịt nạc lợn, thịt gà, thịt vịt hay thịt bò đều tốt cho người bệnh ung thư xương. Người nhà có thể luân phiên sử dụng nhóm thực phẩm này trong bữa ăn để thay đổi khẩu vị cho bệnh nhân.
Thịt bổ sung hàm lượng cao protein và sắt cho cơ thể. Sắt giúp tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu cho bệnh nhân điều trị ung thư xương bằng hóa trị, xạ trị, đồng thời tăng cường vận chuyển oxy đến các tế bào. Trong khi đó, protein sẽ giúp bệnh nhân bớt mệt mỏi và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
9. Trà xanh
Uống nước trà xanh hay sử dụng các sản phẩm từ trà xanh đều tốt cho bệnh nhân ung thư xương. Giàu chất chống oxy hóa flavonoid và EGCG, thực phẩm này chính là khắc tinh của các tế bào ung thư. Chúng giúp ức chế sự phát triển của u xương, tiêu diệt gốc tự do có hại cho cơ thể, góp phần kiểm soát tốt bệnh.
10. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Cuối cùng, khi nhắc đến vấn đề ” bị ung thư xương nên ăn gì?” chúng ta cần đề cập đến sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, phô mát…). Chúng cung cấp nguồn canxi, vitamin D và protein dồi dào, giúp tái tạo các tế bào xương mới, ngăn chặn sự phá hủy xương, giúp xương khớp của bệnh nhân chắc khỏe hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thực phẩm này thì người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo, ít đường sẽ dễ tiêu hóa và có lợi hơn cho sức khỏe.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân đang điều trị ung thư xương
Mỗi phương pháp điều trị ung thư xương sẽ có những tác động nhất định đến người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, bệnh nhân cần duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với phác đồ chữa bệnh.
1. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư xương
- Tăng cường các thực phẩm giàu calo và protein trong thực đơn để nhanh chóng phục hồi các mô, chữa lành vết mổ.
- Cố gắng ăn uống nhiều khi vẫn còn cảm giác thèm ăn.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bệnh nhân tiêu hóa tốt và đỡ ngán.
- Bổ sung đủ nước để cơ thể chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn
- Hạn chế cho bệnh nhân ăn đồ chiên, rán, các thức ăn thô cứng. Chúng có thể gây khó tiêu, đầy bụng khiến bệnh nhân khó chịu.
2. Xạ trị ung thư xương nên ăn uống như thế nào?
- Trước mỗi đợt điều trị khoảng 1 giờ, người bệnh nên cố gắng ăn uống để có sức chịu đựng tốt trong quá trình xạ trị.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay thế cho ba bữa chính, nhất là khi bệnh nhân cảm thấy mất cảm giác thèm ăn, chán ăn hoặc tiêu hóa kém.
- Duy trì chế độ ăn bình thường khi đã khôi phục được khẩu vị.
3. Chế độ ăn cho người hóa trị ung thư xương
- Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng với số lượng ít một để tránh cảm giác buồn nôn.
- Ăn nhiều lần trong ngày để bổ sung đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm giàu protein để cơ thể bớt mệt mỏi, giảm thiểu tổn thương đến các mô khỏe mạnh do ảnh hưởng của thuốc hóa trị.
- Kiêng uống bia rượu, không sử dụng đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
Bị ung thư xương nên kiêng gì?
Các thực phẩm không tốt cho bệnh nhân bị ung thư xương bao gồm:
1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thịt mỡ động vật, gà rán, khoai tây chiên hay các món ăn nhiều dầu mỡ khác đều không tốt cho sức khỏe của người bị ung thư xương. Chúng gây thừa cân, béo phì, làm tăng áp lực cho xương.
Thêm vào đó, thường xuyên ăn đồ béo còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm giảm tuần hoàn máu và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Tất cả đều có thể làm tăng nặng các triệu chứng của ung thư xương ở trẻ em và cả người lớn.
2. Ung thư xương nên kiêng ăn đồ ngọt
Bệnh nhân bị ung thư xương được khuyến cáo nên kiêng ăn đường, bánh kẹo ngọt hoặc uống nước ngọt. Chúng có thể thúc đẩy sự phân chia của tế bào ung thư, đẩy nhanh tốc độ di căn của bệnh sang các cơ quan khác. Tốt nhất, bệnh nhân nên kiêng ăn đồ ngọt nếu không muốn bệnh tiếp tục phát triển nặng hơn.
3. Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Bao gồm:
- Đồ hộp
- Xúc xích
- Thịt xông khói
- Dăm bông
- Lạp xưởng
- Hamburger…
Chúng không chỉ chứa chất béo có hại mà còn được bổ sung thêm chất bảo quản thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, các thực phẩm đã qua chế biến và để lâu ngày nên không còn giữ được nguyên vẹn hàm lượng dưỡng chất như ban đầu.
Thay vào đó, người nhà nên sử dụng các thực phẩm tươi sống để chế biến thức ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
4. Bị ung thư xương nên kiêng đồ lên men hoặc bị ẩm mốc
Sử dụng các thực phẩm ẩm mốc hoặc thức ăn lên men không chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư xương mà còn khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Cần gạt bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của người bệnh.
5. Thịt đỏ
Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng cholesterol trong máu và ảnh hưởng không tốt đến bệnh ung thư xương. Mặc dù không phải kiêng tuyệt đối nhưng người bệnh nên giới hạn lượng dung nạp ở mức dưới 200g mỗi ngày.
6. Các chất kích thích
Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác có thể gây mất canxi, làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Ngoài ra, việc lạm dụng bia rượu còn kích thích các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ. Điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.
Bài viết trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc “người bị ung thư xương nên ăn gì và kiêng gì?”. Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần kiểm soát tốt sự tiến triển của ung thư. Người bệnh nên cố gắng tuân thủ để duy trì được sức khỏe tốt nhất trong suốt thời gian chiến đấu với bệnh tật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!