Vảy Nến Đồng Tiền

Triệu chứng và nguyên nhân

Vảy nến đồng tiền là một bệnh viêm da cơ địa phổ biến, thường gặp ở những người trung niên trong khoảng từ 55-65 tuổi. Đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những nốt đỏ và các mảng bong tróc trên da lại gây đau ngứa, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn cần nắm rõ thông tin chi tiết về bệnh lý này để có biện pháp xử lý kịp thời.

Định nghĩa

Vảy nến đồng tiền (nummular psoriasis) là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, khó điều trị và dễ tái phát theo chu kỳ. Bệnh gây ra những thương tổn đặc trưng như: Nổi nốt ban đỏ có hình tròn như đồng tiền với kích thước từ 1 đến 4cm, gây ngứa, dễ viêm. Sau một khoảng thời gian, các đốm vảy nến sẽ có xu hướng dày sừng, chuyển sang màu trắng và bong tróc. Chúng có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, mọc thành cụm rồi lan rộng.

Dựa vào hình thái và vị trí các vết thương mà người ta chia vảy nến thành nhiều loại như: Vảy nến thể mảng, vảy nến thể giọt, vảy nến khớp, vảy nến móng, vảy nến mụn mủ…Trong đó, bệnh vảy nến đồng tiền là thể điển hình, xuất hiện khi bị côn trùng cắn, trầy xước hay bỏng da...

Hình ảnh

Triệu chứng

Cũng như nhiều bệnh da liễu khác, vảy nến đồng tiền xuất hiện cùng rất nhiều triệu chứng đặc trưng, biểu hiện trên da như:

  • Da bị khô, xuất hiện những nốt đỏ giống hình đồng tiền có đường kính từ 1-4cm.
  • Dày sừng, vùng rìa nổi cộm và dễ bong tróc vảy.
  • Tình trạng này rải rác khắp các vị trí trên cơ thể, cụ thể là tại các vị trí: Lưng, ngực, bụng, đầu gối, khuỷu tay…
  • Khi tình trạng bệnh kéo dài, có thể dẫn đến viêm khớp, đau khớp..

Người bệnh cần lưu ý những đặc điểm trên để không bị nhầm lẫn sang các bệnh khác và có được phương pháp điều trị đúng đắn. Trước khi tình trạng bệnh có biến chuyển xấu thì người bệnh nên đi hỏi ý kiến những người có chuyên môn hoặc đi khám ở những cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Nguyên Nhân

Hiện nay, nền y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vảy nến đồng tiền. Tuy nhiên, có nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và hệ miễn dịch của cơ thể.

Yếu tố di truyền của bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6, có liên quan tới DR7, B13, HLA, B17, CW6, BW57. Khi bố mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ đứa trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường. Bệnh cũng sẽ bùng phát nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi.

Đặc biệt, hệ thống miễn dịch suy yếu khiến nhiều bộ phận khác không đảm bảo được chức năng. Khi tế bào lympho T hoạt hóa tác động lên các yếu tố trung gian làm tế bào sừng tăng trưởng bất thường gây ra bệnh vảy nến đồng tiền.

Bên cạnh đó cũng có một số tác nhân có thể kích hoạt hoặc khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thể là:

  • Thay đổi thời tiết, nhiệt độ.
  • Do căng thẳng, stress, áp lực trong công việc, đời sống.
  • Do dị ứng với: Môi trường, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thực phẩm, phấn hoa.
  • Dị ứng với thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc điều trị viêm gan Ribavirin, interferon hay thuốc điều trị viêm khớp hoặc các statin chữa bệnh dư thừa cholesterol..
  • Các tổn thương da do phẫu thuật, chấn thương… cũng dễ gây nhiễm trùng, làm da dễ bị nấm, mốc tấn công.

Biến chứng

Chuyên gia VietmecGroup cho biết, bệnh vảy nến đồng tiền xuất hiện chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi trung niên và ít gặp ở nữ giới. Cũng như nhiều bệnh vảy nến khác, vảy nến đồng tiền tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy và tự ti về ngoại hình của mình. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây viêm khớp: Theo nhiều khảo sát và nghiên cứu thì bệnh vảy nến đồng tiền có thể kèm bệnh viêm khớp ở vùng chân, tay. Một vài bệnh mà người bị vảy nến dễ mắc phải như viêm đa khớp, viêm cột sống, viêm sụn. Trong những trường hợp bệnh nặng sẽ làm người bệnh đau nhức, khó khăn trong việc di chuyển và vận động.
  • Tổn thương niêm mạc: Các nốt mẩn đỏ, sưng ngứa trên mặt có thể tác động lên vùng mí mắt làm tổn thương viêm mạc. Bên cạnh đó, vùng niêm mạc ở lưỡi cũng có thể bị viêm, sưng gây đau, khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.
  • Gây suy thận: Bệnh vảy nến đồng tiền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, nhất là với những người lạm dụng thuốc Tây y trong thời gian dài. Với những trường hợp này, người bệnh nên tạm ngưng dùng thuốc và tìm đến những cách chữa bệnh an toàn hơn như sử dụng các bài mẹo dân gian, uống thuốc Đông y…
  • Gây bệnh tiểu đường type 2: Người mắc bệnh vảy nến đồng tiền có nguy cơ gặp biến chứng gây bệnh tiểu đường type 2. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, có hệ miễn dịch kém, rối loạn chuyển hóa insulin. Điều đó khiến hàm lượng glucose trong máu tăng cao rất dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bệnh vảy nến đồng tiền có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như uống thuốc, bôi thuốc, quang hóa trị, tắm nước lá,... Mục đích của những phương pháp điều trị này là giúp làm sạch da, giảm ngứa, giảm sưng, giúp đẩy lùi các triệu chứng, kiểm soát sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Việc lựa chọn cách thức điều trị phù thuộc vào tình trạng và sức khỏe của người bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến đồng tiền được áp dụng phổ biến nhất hiện nay như:

Dùng thuốc Tây y điều trị

Việc áp dụng y học hiện đại để điều trị vảy nến đồng tiền đang được nhiều người tin dùng. Bởi đây là phương pháp đa dạng, mang lại hiệu quả tức thì. Một số phương pháp trị bệnh bằng y học hiện đại có thể kể đến như:

1. Quang hóa trị liệu chữa vảy nến đồng tiền

Quang hóa trị liệu hay còn gọi là liệu pháp ánh sáng là phương pháp sử dụng ánh sáng để làm tiêu diệt hay giảm tốc độ sinh sản của những tế bào đang bị bệnh. Hơn thế nữa, biện pháp này còn có công dụng là chống lại quá trình phân bào, giảm số lượng tế bào lympho T.

Cụ thể, đó là những phương pháp sau:

  • Chữa vảy nến đồng tiền bằng ánh sáng tự nhiên- ánh sáng mặt trời.
  • Quang hóa trị liệu UVB: Bao gồm UVB băng hẹp và UVB băng rộng.
  • Quang trị liệu PUVA: Sử dụng thuốc cảm quang Psoralen kết hợp với chiếu tia UVA để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
  • Liệu pháp ánh sáng Laser Excimer: Bác sĩ dùng một chùm tia cực tím UVB có cường độ cao chiếu vào khu vực da bị tổn thương.

Trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, bệnh nhân sẽ được chiếu quang hóa 3 lần/ tuần trong khoảng 1 tháng. Sau đó sẽ giảm xuống là 1 lần/ tuần trong 2 tháng tiếp theo.

Các liệu pháp ánh sáng chỉ được dùng cho những trường hợp mẫn cảm với thuốc hoặc việc sử dụng thuốc không có tác dụng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có một số nhược điểm cần lưu ý: Da dễ trở nên nhăn và khô, có thể xuất hiện nám, tàn nhang, mụn nước và tăng nguy cơ ung thư da… Hơn thế nữa, chi phí chữa bệnh cũng khá đắt đỏ nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

2. Phương pháp sinh học

Đây là phương pháp chữa bệnh dựa trên nguyên tắc là lấy nguyên liệu có sẵn hoặc được tạo ra trực tiếp từ cơ thể người bệnh. Do đó, chỉ cần thuốc tương thích thì sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh rất lớn.

Một số loại thuốc sinh học được dùng để chữa bệnh vảy nến đồng tiền như: Efalizumab (raptiva), Alefacept (amevive) và nhóm thuốc ức chế TNF gồm: Etanercept, infliximab, adalimumab.

Hiện nay, dùng phương pháp sinh học để chữa bệnh đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, điển hình là Anh, Pháp, Mỹ, Úc… Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là chi phí điều trị khá cao nên chưa thực sự được áp dụng rộng rãi.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể gặp phải một vài tác dụng phụ không mong muốn như: Tăng bạch huyết, rối loạn hoặc suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư hoặc thậm chí là gây tử vong. Chính vì vậy, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để tiến hành chữa bệnh.

3. Các loại thuốc

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh vảy nến đồng tiền là phương pháp điều trị nhanh chóng, tiện lợi vì người bệnh có thể tìm mua các loại thuốc này ở bất kỳ cơ sở y tế nào. Tùy vào triệu chứng lâm sàng và sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

  • Thuốc chứa salicylic axit: Đây là chế phẩm có tác dụng ngăn ngừa quá trình bong vảy trên vùng da bị tổn thương. Hơn thế nữa, thuốc còn có công dụng sát trùng nhẹ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, viêm da.
  • Thuốc khử oxy Goudron: Thuốc khử oxy Goudron giúp loại bỏ vảy cứng, các lớp sừng ở vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, do được chưng cất từ gỗ thông nên thuốc có màu đen, gây bẩn quần áo. Nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng viêm nang lông.
  • Thuốc mỡ corticoid ( Lorinden, flucinar, diprosone, eumovate…): Loại thuốc này được dùng nhiều trong điều trị triệu chứng bong tróc da, ngứa ngáy. Tác dụng phụ của thuốc là làm giãn mạch, nổi mụn, teo da nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc mỡ calcipotriol: Đây là một trong những loại thuốc điều trị vảy nến á sừng được nhiều người tin dùng. Calcipotriol là một dạng tổng hợp dẫn xuất của vitamin D3. Chất này có tác dụng tạo sự biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng trưởng của tế bào sừng, giúp vùng da bị thương trở về trạng thái bình thường. Người bệnh thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị ngứa, bôi 2 lần/ ngày.
  • Retinoid: Retinoid có công dụng kiểm soát sự phát triển và gia tăng các tế bào sừng. Một điểm cộng nữa cho bài thuốc này là có thể dùng cho nhiều vùng da.

Áp dụng mẹo dân gian

Để chữa bệnh vảy nến đồng tiền thì ngoài những phương pháp nêu trên, người bệnh có thể áp dụng các bài mẹo dân gian, tận dụng luôn các dược liệu ngay tại vườn nhà mình để làm thuốc.

Mặc dù đây là liệu pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ nhưng kết quả thu được khá chậm. Do đó, người bệnh cần áp dụng kiên trì trong khoảng thời gian dài. Hơn thế nữa, cách trị vảy nến dân gian này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh mới khởi phát ở giai đoạn nhẹ.

  • Lá trầu không: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá trầu không đem đi rửa sạch rồi đun với 2 lít nước. Sau khi nước sôi được 10-15 phút thì tắt bếp, để cho nước nguội và mang đi tắm. Phần bã mang đi giã nát, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện mỗi ngày một lần đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Muối biển: Bạn lấy một ít muối biển đem pha với nước ấm để tắm hàng ngày. Nước muối loãng có tính sát trùng, kháng khuẩn và giảm ngứa rất an toàn, hữu hiệu. Do đó, người bệnh có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh này thường xuyên
  • Cây nha đam: Người bệnh lấy lá nha đam, tước bỏ phần vỏ bên ngoài rồi dùng phần ruột thoa nhẹ lên vùng da bị ngứa. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần sẽ giúp bệnh được cải thiện. Lưu ý trước khi bôi nha đam lên da, người bệnh cần rửa vùng da bị tổn thương trước bằng nước sạch rồi lau khô.
  • Cây muồng trầu: Bạn chuẩn bị một nắm rau răm, lá trầu không, lá muồng trầu, đọt non, đem đun nóng với 3 lít nước. Dùng phần nước pha loãng với nước lạnh rồi tắm. Phần bã có thể giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị viêm. Thực hiện biện pháp này 2-3 lần/tuần để có được kết quả như ý.
  • Cây lược vàng: Bạn lấy lá của cây lược vàng ép lấy nước rồi tưới lên vùng da bị bệnh. Thực hiện phương pháp này thường xuyên sẽ giúp làm giảm các lớp bong tróc, nhanh chóng phục hồi vết thương.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Vảy nến đồng tiền là bệnh dễ mắc phải và tái phát. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cũng cần lưu ý một vài nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên sử dụng những loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành để tránh xa các tác nhân gây hại.
  • Sử dụng kem chống nắng, che chắn cẩn thận cơ thể trước khi ra đường.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cafe vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người nói chung mà càng làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Nếu cần phải dùng thuốc điều trị vảy nến đồng tiền thì người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để lựa chọn loại thuốc và phương pháp điều trị thích hợp.
  • Bệnh có thể gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhưng người bệnh cần tránh cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Các tác động đó có thể làm da trầy xước và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học bằng cách: Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất, tránh căng thẳng, stress..
  • Nên tắm nắng vào sáng sớm từ 6-8 giờ để da được hấp thụ vitamin D và giúp làm biệt hóa các tế bào sừng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng để tránh gây chà xát, tổn thương vùng da bị bệnh, nên lựa chọn chất vải mềm, mịn, thoáng mát…

Trên đây là những thông tin khá đầy đủ về bệnh vảy nến đồng tiền. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát tình trạng bệnh để sống chung hòa bình với nó. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường trên da để được tư vấn và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android