Bệnh Vảy Nến Vùng Kín

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh vảy nến vùng kín ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và an toàn sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn là nguyên nhân gây cảm giác tự ti, ngại gần gũi bạn tình và đe dọa khả năng sinh sản. Với vị trí khởi phát đặc biệt, môi trường ẩm ướt, bệnh có xu hướng tiến triển nhanh, dễ lan rộng vì vậy việc điều trị ngay từ sớm là điều cần thiết.

Định nghĩa

Bệnh vảy nến vùng kín hay vảy nến sinh dục là tình trạng tổn thương da mãn tính, xuất hiện các mảng da có vảy trắng, nổi sần, sưng đau và ngứa ngáy. Bệnh thường biểu hiện dưới các dạng như bị vảy nến ở háng, vảy nến ở mông hoặc thậm chí tổn thương lan dần lên âm hộ hay dương vật.

Vảy nến sinh dục xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Đặc biệt, một thống kê còn cho thấy khoảng hơn 1 nửa bệnh nhân vảy nến gặp phải tình trạng bệnh vảy nến vùng kín và thương ở trong giai đoạn nặng.

Hình ảnh

Triệu chứng

Theo Vietmec, triệu chứng của bệnh vảy nến vùng kín chịu ảnh hưởng bởi giới tính, môi trường và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Vị trí thường khởi phát nhất bao gồm vùng mu, vùng tiếp xúc hai đùi, mông, háng…

Bên cạnh đó, vì là bệnh lý ngoài da nên người mắc cũng có thể dễ dàng nhận biết vảy nến vùng kín thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Xuất kiện các vùng da màu đỏ tươi hoặc hồng đậm kèm theo các vảy trắng, sần sùi, nứt nẻ.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tần suất ngứa có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng đợt.
  • Xuất hiện tình trạng nóng rát, châm chích, khô rát nhất là trong trường hợp tổn thương da nặng.
  • Các triệu chứng có xu hướng trở nặng về đêm hoặc khi da bị cọ xát, tiếp xúc với mồ hôi, cơ thể vận động.

Nguyên Nhân

Tương tự như các dạng vảy nến á sừng khác, vảy nến vùng kín hiện vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, dưới kết quả từ nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm ra một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh như sau:

  • Suy giảm hệ thống miễn dịch gây nên tình trạng tăng sinh tế bào quá mức làm xuất hiện các vảy trắng, khô, sần trên da.
  • Ảnh hưởng từ yếu tố di truyền, tỷ lệ trẻ mắc vảy nến khoảng 41% khi có cả bố và mẹ đều từng mắc bệnh.
  • Ảnh hưởng từ nhiễm trùng da, chấn thương da.
  • Tác dụng phụ do sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần Corticoid.
  • Hoạt động vệ sinh không đảm bảo hoặc dung nạp vào cơ thể các loại chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá…
  • Người thừa cân, béo phì… cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Biến chứng

Với vị trí khởi phát đặc biệt, bệnh dễ diễn biến phức tạp và gây ra một số biến chứng như:

  • Gây bội nhiễm và vô sinh là biến chứng thứ cấp của bội nhiễm.
  • Ở nữ giới, có thể ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc âm đạo và tử cung. Điều này gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nhiễm âm đạo, rối loại nội tiết tố, suy giảm chức năng tử cung và buồng trứng…
  • Ở nam giới, bệnh làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, tinh trùng yếu, nam giới đối mặt với vô sinh, hiếm muộn.

Phòng ngừa

Trong quá trình điều trị bệnh vảy nến vùng kín, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:

  • Tránh tuyệt đối tình trạng lạm dụng thuốc, dùng thuốc quá liều hoặc tự ý kết hợp các vị thuốc với nhau.
  • Tránh chà xát, gãi hay mặc quần áo bó sát khiến vết thương trở nặng.
  • Vệ sinh vùng kín, háng, mông sạch sẽ mỗi ngày.
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho toàn bộ cơ thể, nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải và chú ý bổ sung đủ nước mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo đẩy đủ hàm lượng đạm, vitamin, khoáng chất cần thiết.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.
  • Phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể chịu áp lực quá lớn.
  • Duy trì trạng thái tinh thần cân bằng và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Tiến hành tái khám theo chỉ định của bác sĩ nhằm đánh giá mức độ hồi phục và tiến hành các biện pháp can thiệp nếu cần thiết.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Nhờ khả năng mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn và tính tiện lợi trong sử dụng, trị bệnh vảy nến vùng kín bằng thuốc Tây trở thành phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, một số loại thuốc điều trị bệnh vảy nến thường dùng phải kể đến như:

  • Thuốc có chứa thành phần Corticoid liều thấp giúp giảm sưng, viêm, hạn chế cảm giác ngứa ngáy.
  • Kem bôi da Vitamin D điển hình như Calcipotriene, Calcipotriol…
  • Dẫn xuất vitamin A như Tazarotene giúp ức chế tình trạng tăng sinh tế bào da.
  • Nhóm thuốc ức chế Calcineurin thường dùng là Pimecrolimus (Elidel), Tacrolimus (Protopic)...
  • Các loại thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng, kem dưỡng ẩm.
  • Một số chế phẩm sinh học bao gồm Methotrexate, Retinoids, Cyclosporine….

Lưu ý, thuốc Tây trị vảy nến có khả năng làm phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Việc dùng thuốc sai cách có thể dẫn đến các phản ứng tiêu cực như làm bào mòn da, suy giảm cấu trúc da hoặc thậm chí là nhiễm độc gan, thận.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Do khởi phát tại vị trí nhạy cảm, nhiều người bệnh có tâm lý e ngại việc tiến hành thăm khám, điều trị. Lúc này, sử dụng các mẹo dân gian an toàn, tiết kiệm, hiệu quả được xem là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, các mẹo dân gian trị bệnh vảy nến vùng kín có thể tham khảo là:

  • Sử dụng cây vòi voi: Cây vòi voi đem rửa sạch rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu gạo trong khoảng 10 - 15 ngày. Để trị bệnh, người dùng thoa đều rượu thuốc lên vùng da bị tổn thương 2 - 3 lần/ngày.
  • Sử dụng lá lốt và bồ kết: Nấu nước lá lốt và bồ kết trong khoảng 30 phút. Nước thuốc sau khi nguội bớt được sử dụng để ngâm vùng kín trong khoảng 20 phút.
  • Sử dụng lá lược vàng: Lá lược vàng đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng nhằm loại bỏ tạp chất. Tiếp theo, cho lá vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt và dùng để thoa trực tiếp lên vùng da mắc bệnh.

Lưu ý, mẹo dân gian chỉ nên dùng với trường hợp bệnh mới bộc phát ở thể nhẹ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh áp dụng phương pháp trên với tình trạng bệnh nặng, có vết thương hở. Để đảm bảo, người bệnh chỉ nên sử dụng sau khi đã hỏi qua ý kiến bác sĩ.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android