Vảy Nến

Triệu chứng và nguyên nhân

Vảy nến là một bệnh lý da liễu khá khó để có thể điều trị dứt điểm. Bệnh thường dễ dàng tái phát nhiều lần trong năm, gây ra những ngứa ngáy khó chịu cho làn da. Đồng thời, bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới yếu tố thẩm mỹ, khiến người mắc không khỏi tự ti, lo lắng khi tiếp xúc với mọi người. Ngay khi có biểu hiện của bệnh, người mắc nên nhanh chóng tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp điều trị để đạt được kết quả tối ưu nhất.

Định nghĩa

Chuyên gia Vietmec cho biết, bệnh vảy nến tiếng Anh có tên là Psoriasis. Người mắc phải chứng bệnh này thường rất khổ sở, bởi các dấu hiệu bệnh thể hiện trên da làm họ mất tự tin, ngại tiếp xúc. Các mảng da bong tróc trên cơ thể cùng sự ngứa ngáy và làn da ửng đỏ xấu xí với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau.

Có một số nghiên cứu cho thấy đây là chứng bệnh tự miễn với sự gia tăng nhanh chóng của các tế bào sản sinh trên bề mặt da. Những tế bào đó chồng lên nhau và tạo ra những mảng biểu bì bong trên bề mặt da người bệnh. Hệ miễn dịch đồng thời tấn công các tế bào da khỏe mạnh một cách nhanh chóng. Khi quá trình sản sinh tế bào mới và loại bỏ các tế bào cũ không được cân bằng, người bệnh sẽ gặp chứng bệnh vảy nến.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị vảy nến và á sừng, không phân biệt già trẻ hay giới tính. Hơn nữa, bệnh có thể phát tác ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu vẫn là vùng da đầu. Với những người bị bệnh toàn thân sẽ khó chữa trị hơn, bệnh bùng phát tương đối dai dẳng. Mặc dù vảy nến không phải căn bệnh có thể lây nhiễm từ người này qua người khác, cũng không đe dọa tính mạng nhưng để điều trị dứt điểm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bệnh vảy nến có nhiều dạng khác nhau, chúng ta có thể phân loại theo dạng bệnh và theo vị trí mắc bệnh.

Theo dạng bệnh:

  • Thể mảng bám: Đây là thể bệnh với triệu chứng làn da khô ửng đỏ và bong tróc vảy dễ dàng. Thể bệnh có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay hoặc vùng da đầu.
  • Thể nghịch: Trên da có nhiều nếp gấp có thể gây ra chứng bệnh vảy nến. Nguyên nhân bởi khu vực da này tiết bã nhờn nhiều hơn, gây ra ẩm ướt. Người mắc vảy nến thể nghịch sẽ không có biểu hiện da bị bong tróc.
  • Thể tròn: Vảy nến thể tròn khá ít gặp. Bệnh gây ra các vết vảy nến hình tròn với nhiều kích thước. Da bị tổn thương cũng sẽ gây ra hiện tượng ngứa và ửng đỏ.
  • Thể mủ: Ở một số bệnh nhân, vảy nến xuất hiện kèm các nốt mủ. Khi nốt mủ không cẩn thận bị vỡ sẽ dẫn tới tình trạng da viêm nhiễm.
  • Thể đốm: Sau khi da bị nhiễm khuẩn, vẩy nến thể đốm sẽ xuất hiện. Tổn thương trên da diễn ra tương đối nhanh và có thể lây lan ra toàn cơ thể.

Theo bộ phận cơ thể:

  • Ở bàn tay, bàn chân: Bệnh xuất hiện ở bàn tay và chân với các dấu hiệu khô da, lớp sừng dày và nhiều vảy bạc.
  • Ở móng tay: Vùng móng tay của người bệnh xuất hiện nhiều tổn thương. Món tay có màu vàng, lớp sừng sẽ tách biệt và tương đối dễ giòn gãy.
  • Ở da đầu: Da đầu của người mắc bị ngứa ngáy liên tục, tóc đồng thời rụng nhiều. Đây cũng là khu vực dễ mắc bệnh vảy nến nhất trên cơ thể.
  • Toàn thân: Khắp cơ thể người bệnh là những những triệu chứng đau rát, ngứa với làn da ửng đỏ. Các tổn thương gây ra cảm giác vô cùng khó chịu trên da. Người bệnh cũng có thể bị ớn lạnh, nhiễm trùng da, mất nước hoặc thậm chí là viêm phổi.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh vảy nến ngay khi được phát hiện cần sớm có các biện pháp điều trị, kiểm soát sớm để ngăn bệnh biến chuyển nặng hơn. Chúng ta có thể thông qua một số biểu hiện điển hình dưới đây để có thể điều trị bệnh tốt nhất.

  • Triệu chứng ngứa da: Bất cứ ai khi mắc phải bệnh lý này đều sẽ có cảm giác ngứa da dữ dội. Cơn ngứa xuất hiện liên tục khiến cho người mắc rất khó chịu, mệt mỏi và tâm lý cũng chịu ảnh hưởng không ít.
  • Mảng trắng: Các mảng vảy nến trắng bắt đầu xuất hiện ở vùng da bị bệnh. Khi bạn cậy lớp vảy này lên sẽ phát hiện những lớp sừng đang chồng chất lên nhau. Lớp vảy cũng rất dễ bị bong tróc và rơi nhiều.
  • Da mẩn đỏ: Dấu hiệu thường gặp tiếp theo của bệnh chính là da có mẩn đỏ. Ở những vùng da tổn thương sẽ thấy ứng đỏ, mảng đỏ có thể nhiều hay ít tùy thuộc tình trạng bệnh của mỗi người. Vùng mẩn đỏ cũng sẽ bị bao phủ bởi lớp vảy trắng.
  • Da tổn thương nhiều vị trí: Có không ít người mắc vảy nến ở toàn thân. Các mảng da đỏ và triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy, tróc vảy có thể xuất hiện ở tay, chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc mông. Kích thước vùng da nhiễm bệnh lớn nhỏ khác nhau.
  • Khớp bị tổn thương: Khi mắc vảy nến, có một số trường hợp bệnh nhân mắc thêm chứng viêm khớp. Người bệnh bị cứng khớp, khớp biến dạng, việc đi lại gặp khá nhiều khó khăn.

Nguyên Nhân

Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa nhận định được những nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này. Cơ chế sinh bệnh cũng chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, cũng có không ít người mắc vảy nến nhưng nhầm lẫn sang các bệnh lý da liễu khác. Theo đó, có một số yếu tố có thể tác động tới cơ thể, gây ra bệnh vảy nến như sau:

  • Do di truyền: Khi trong một gia đình có cha mẹ mắc bệnh vảy nến, khả năng cao con cái sau khi sinh ra cũng mắc chứng bệnh này. Một số tài liệu nghiên cứu đưa ra kết quả đến khoảng 29% bệnh nhân bị vảy nến do di truyền.
  • Da bị nhiễm khuẩn: Một số loại virus có gen mã hóa ngược làm cho hệ miễn dịch xảy ra bất thường, từ đó hình thành bệnh vảy nến. Ngoài ra, các liên cầu khuẩn cũng có thể gây nhiễm khuẩn trên da và tạo thành vẩy nến.
  • Nội tiết tố nữ rối loạn: Khi nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, cơ thể có thể gặp phải một số bệnh lý viêm da cơ địa, mề đay hoặc vảy nến, á sừng. Nội tiết không ổn định sẽ làm bệnh tiếp diễn lâu dài.
  • Da gặp phải một số tổn thương: Khi da gặp tổn thương từ bên ngoài sẽ là môi trường lý tưởng cho cho các vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Da trở nên yếu và dễ dàng mắc vảy nến.
  • Hệ thống chuyển hóa bị rối loạn: Với những người bị rối loạn chuyển hóa đường hoặc đạm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Kích ứng bởi hóa chất: Một số thành phần trong các loại bột giặt, sữa tắm hoặc mỹ phẩm có thể gây ra kích ứng trên da. Khi da bị kích ứng trong thời gian dài có thể chuyển thành bệnh vảy nến.

Biến chứng

Tuy chỉ là bệnh lý da liễu nhưng vảy nến hoàn toàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể gồm các biến chứng:

Viêm khớp

Các thống kê y tế cho thấy rằng, có đến khoảng 10 - 30% người bệnh có nguy cơ mắc viêm khớp khi bệnh phát tác tại vùng da ở xung quanh khớp xương. Khi vảy nến ngày càng trở nên nghiêm trọng, hệ xương khớp, dây chằng, cột sống có thể bị ảnh hưởng. Người bệnh lúc này gặp khó khăn trong vấn đề đi lại vì xương khớp khá đau nhức.

Bệnh về chuyển hóa

Các chuyên gia y tế cũng đã khuyến cáo răng, vảy nến hoàn toàn có thể biến chứng sang bệnh tiểu đường, tăng lipid máu hoặc béo phì, gan nhiễm mỡ.

Suy thận

Vảy nến có tiến triển bệnh rất dai dẳng, các triệu chứng kéo dài càng làm cho người bệnh tăng cường sử dụng nhiều thuốc điều trị hơn. Lúc này, người bệnh sẽ dễ bị suy thận vì lạm dụng thuốc.

Tim mạch

Người mắc bệnh vảy nến có tỷ lệ mắc một số bệnh lý về tim mạch và huyết áp tương đối cao. Đặc biệt, bệnh lý da liễu này có khả năng làm tăng cường lượng Cholesterol ở trong máu cũng như tăng cường nguy cơ đột quỵ.

Một số biến chứng khác: Cùng với các biến chứng trên, người bệnh có thể bị các biến chứng suy giảm thị lực, suy giảm thính lực, khoang miệng bị tổn thương cùng với tâm lý mặc cảm, lo âu.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị đều chỉ có khả năng kiểm soát bệnh tạm thời. Vảy nến vẫn có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có cách điều trị. Dưới đây là một số phương pháp, chữa trị người bệnh có thể áp dụng.

Một số cách cải thiện bệnh tại nhà

Các cách chữa trị tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh, nhưng cũng có hiệu quả khá tốt. Có khá nhiều mẹo điều trị hay giúp bệnh nhân có thể khắc phục chứng ngứa ngáy và bong tróc vảy.

Tắm nắng

Mỗi ngày có thể tắm nắng khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Ánh nắng mặt trời sáng sớm giúp cho làn da tăng cường khỏe mạnh và có thể hạn chế bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Cách thực hiện: Người bệnh để hở vùng da bị vảy nến và tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6h30 đến 7h30 sáng mỗi ngày. Những ngày sau có thể tắm nhiều hơn so với ngày hôm trước khoảng nửa phút.

Sử dụng tinh dầu

Có một số tinh dầu từ oliu, chè,...được sử dụng để điều trị vảy nến, chữa á sừng gây ngứa ngáy khá tốt. Trong loại tinh dầu này có các hoạt chất với khả năng kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa, mềm da và loại bỏ tốt vi trùng.

Cách thực hiện: Bạn dùng khoảng 3 - 5 giọt tinh dầu cho vào bồn tắm, ngâm trong bồn khoảng 15 phút và kết hợp thêm massage. Sau khi tắm xong, bạn dùng khăn sạch để lau khô cơ thể. Cách làm này áp dụng đều đặn sẽ hỗ trợ cải thiện tốt triệu chứng của bệnh.

Ngâm nước cúc dại

Cúc dại là loại thảo mộc có công dụng chống viêm, đồng thời làm giảm triệu chứng sưng tấy và ngứa. Cúc dại cũng được biết đến với vai trò tái tạo làn da khỏe mạnh, hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn.

Cách thực hiện: Bạn sử dụng một ít hoa cúc nấu cùng với nước và thêm một ít muối. Sau đó để nước nguội bớt rồi ngâm rửa như bình thường.

Bôi củ nghệ

Nghệ có chứa lượng lớn hoạt chất Curcumin giúp giảm viêm da cũng như chống oxy hóa rất tốt. Theo đó, người bệnh sử dụng nghệ có công dụng làm lành da, tái tạo các vết thương một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện: Bệnh nhân vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, sau đó lau khô. Nghệ bạn cắt thành các lát mỏng, lấy phần nhựa nước và bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Cách làm này có thể áp dụng 2 lần mỗi ngày để các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Phương pháp chữa bệnh vảy nến trong Tây y

Tân dược là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân khi bị vảy nến, ngoài ra cũng có khá nhiều thuốc chữa bệnh á sừng. Các loại thuốc sẽ tác dụng vào cơ thể, làm giảm triệu chứng cũng như hạn chế bệnh tái phát liên tục. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ kê đơn một số phương thuốc sau:

Thuốc chữa trị dạng bôi

Việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da là rất cần thiết đối với người bệnh. Thuốc tác dụng trực tiếp lên khu vực da bị tổn thương, nếu người bệnh chưa bị chuyển biến nặng, có thể sử dụng những thuốc gồm:

  • Thuốc mỡ bôi Salicyle dùng cho vùng da đang bị tróc vảy hoặc vảy màu trắng đụng.
  • Kem bôi có chứa thành phần Corticoid để diệt trừ các vi khuẩn chống viêm. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cần sử dụng theo đúng liệu trình của các bác sĩ. Người bệnh không nên sử dụng thuốc liên tục trong thời gian quá dài để tránh bị phụ thuộc vào thuốc.
  • Kem bôi có chứa thành phần vitamin A giúp đẩy lùi tình trạng khô da, da bị ngứa rát do đang trong giai đoạn sừng hóa.

Thuốc chữa trị dạng uống

Thuốc uống giúp giảm thiểu tốt các triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp bệnh nhân nặng nhẹ, đơn thuốc cũng có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân:

  • Thuốc Methotrexate, Soritane được sử dụng phổ biến cho trường hợp người bệnh bị vảy nến toàn thân. Tuy nhiên, thuốc dùng trong một thời gian dài có thể gây ra hiện tượng rối loạn chức năng ở thận và gan.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm nặng hơn, người bệnh có thể được các bác sĩ kê đơn cho thuốc uống có chứa thành phần Corticoid.

Phương pháp quang trị liệu

Cùng với các loại thuốc, quang trị liệu có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi các phương pháp chữa trị khác không đáp ứng. Phương pháp này thực hiện chiếu tia UVA cùng với tia UVB lên vùng da bị nhiễm bệnh.

Cách chữa này có tác dụng hiệu quả cao hơn nhiều so với những cách chữa trị thông thường. Nhưng cùng với đó là người bệnh có thể tiềm ẩn nguy cơ bị ung thư da. Chi phí cho việc điều trị cũng tương đối đắt đỏ.

Bệnh vảy nến có những biểu hiện ra sao, cách điều trị như thế nào đều đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng rằng qua đây, người bệnh có thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị, chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất. Người bệnh cần chú ý, ngay khi có biểu hiện của bệnh, nhanh chóng đến thăm khám để các bác sĩ đưa ra phác đồ chữa trị tốt nhất, hạn chế các biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android