[Chuyên Gia Trả Lời] Vi Khuẩn Hp Sống Được Bao Lâu Và Sống Ở Đâu?
Vi khuẩn Hp là vi sinh vật có sức sống mạnh mẽ nên chúng có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau từ cơ thể người cho đến tự nhiên. Tùy thuộc vào từng môi trường mà thời gian sống của chủng vi khuẩn này sẽ có sự khác nhau, có thể là vài giờ hoặc kéo dài cho đến vài chục năm. Để hiểu rõ hơn về thắc mắc “Vi khuẩn Hp sống ở đâu và sống được bao lâu?” thì bạn hãy cùng Vietmec theo dõi bài viết bên dưới đây.
Thông tin cần biết về vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn gram âm, chúng có thể sinh sôi phát triển mạnh mẽ trong môi trường acid và môi trường kỵ khí. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ tập trung trú ngụ và phát triển tại dạ dày.
Sở dĩ vi khuẩn Hp có thể sống trong môi trường acid là do cơ thể chúng có khả năng tiết ra enzyme Urease để trung hòa acid và làm thay đổi môi trường của dạ dày. Khi loại enzyme được tiết ra cũng sẽ tấn công phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và gây ra các tổn thương tại cơ quan này. Vì thế, vi khuẩn Hp là loại vi sinh vật duy nhất có thể sống trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày và sự xuất hiện của chủng vi khuẩn này bên trong dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về dạ dày thường gặp như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng,…
Chuyên gia cho biết, vi khuẩn Hp có sức sống mạnh mẽ và có khả năng lây lan nhanh chóng. Chúng có thể tồn tại khá lâu trong môi trường trung gian trước khi đi vào cơ thể người như nước sinh hoạt, vật dụng cá nhân,…
Dưới đây là một số con đường lây nhiễm bệnh thường gặp bạn cần nắm rõ để có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp:
- Lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh, đây là con đường lây nhiễm xảy ra phổ biến nhất. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn Hp thì các thành viên khác trong gia đình sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
- Sử dụng đồ ăn bị nhiễm khuẩn Hp mà không nấu chín kỹ trước đó, thường gặp ở các loại rau củ hữu cơ được nuôi dưỡng bằng phân động vật bị nhiễm khuẩn Hp.
- Lây nhiễm thông qua dụng cụ y tế khi tiến hành các xét nghiệm chuyên khoa tại nhưng cơ sở y tế kém chất lượng, không đảm bảo yếu tố vô trùng. Ví dụ như nội soi, khám nha khoa,…
TIN HỮU ÍCH: Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp Có Nguy Hiểm Không? Hướng điều trị bệnh tốt nhất
Vi khuẩn Hp sống ở những môi trường nào?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, vi khuẩn Hp có thể hiện diện ở bất kỳ vị trí nào bên trong đường tiêu hóa như miệng, dạ dày, túi tràng, đại tràng, túi thừa Meckel,… Tuy nhiên, hầu hết vi khuẩn sẽ trú ngụ tại dạ dày.
Dạ dày là cơ quan chứa rất nhiều dinh dưỡng đối với vi khuẩn và đây cũng là môi trường khắc nghiệt với nồng độ acid đậm đặc nên không thể tồn tại bất kỳ loại vi sinh vật nào khác. Chính vì hai yếu tố trên nên dạ dày đã trở thành điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Hp sinh sôi và phát triển.
Một số yếu tố giúp vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong môi trường dạ dày là:
- Cấu tạo của vi khuẩn Hp gồm hai phần chính là thân và hệ thống roi lông linh hoạt, điều này đã giúp cho chúng có khả năng tự vệ với những tác động của acid tiêu hóa và dễ dàng di chuyển trong dạ dày.
- Vi khuẩn Hp có có khả năng tự tiết enzyme để điều chỉnh lại nồng độ pH tại môi trường dạ dày bao quanh chúng. Điều này đã giúp chúng không bị acid dạ dày tấn công gây hại mà còn làm thay đổi môi trường của cơ quan này.
- Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vào lớp giữa màng nhầy với niêm mạc dạ dày và trú ngụ tại đây. Lúc này chúng sẽ được lớp màng nhầy của dạ dày bảo vệ nên hệ miễn dịch không thể tìm thấy để tiến hành loại bỏ.
Chúng thường tồn tại dưới dạng xoắn khuẩn hoặc cầu khuẩn khi ở trong tự nhiên. Với mỗi mỗi trường khác nhau thì thời gian sống của chúng cũng có sự khác nhau nhưng sẽ ngắn hơn so với vi khuẩn sống trong cơ thể người.
CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH: Nhất Nam Bình Vị Khang Trị Viêm Loét Dạ Dày HP hiệu quả
Vi khuẩn Hp có thể sống được bao lâu?
Như được nhắc ở trên, thời gian sống của vi khuẩn Hp trong tự nhiên còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường mà chúng đang tồn tại. Còn nếu sống trong cơ thể người thì thời gian sống của vi khuẩn sẽ chịu tác động bởi một số yếu tố từ con người như tâm lý, chế độ ăn uống, việc sử dụng thuốc,…
Tuy nhiên, dạ dày là điều kiện lý tưởng sinh sống lý tưởng nhất của vi khuẩn Hp. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và tồn tại âm thầm mà không phát sinh triệu chứng lên đến 10 năm. Chỉ đến khi chúng phát triển với số lượng lớn và gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh thì bạn mới tiến hành thăm khám và phát hiện.
Dưới đây là thời gian sống cụ thể của vi khuẩn trong một số môi trường bạn có thể tham khảo:
1/ Trong dạ dày
Thức ăn và môi trường acid đậm đặc trong dạ dày là những yếu tố góp phần tạo nên điều kiện phát triển lý tưởng của chủng vi khuẩn này. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng điển hình nào.
Chúng sẽ tồn tại và phát triển âm thầm, đến khi số lượng vi khuẩn tăng mạnh gây kích ứng đến dạ dày thì mới bắt đầu phát sinh triệu chứng của bệnh. Lúc này, người bệnh mới tiến hành thăm khám và tiến hành điều trị chuyên khoa để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn Hp lại là bệnh lý có nguy cơ tái nhiễm cao và khó điều trị dứt điểm khi bị tái nhiễm trở lại.
Chuyên gia y tế cho biết, Hp là chủng vi khuẩn có cơ chế miễn dịch riêng, khi phát triển trong môi trường dạ dày sẽ không có khả năng tự chết đi. Vì thế, vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong cơ thể người kéo dài đến hàng chục năm nếu không có bất kỳ sự tác động nào vào môi trường sống của chúng.
Nếu trong gia đình bạn có người bị nhiễm khuẩn Hp thì rất có thể bạn cũng đã bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chúng chưa phát triển với số lượng lớn đủ để hình thành triệu chứng.
2/ Trong tự nhiên
Cũng giống như các chủng vi khuẩn khác, vi khuẩn Hp cũng có khả năng tồn tại trong tự nhiên nhưng chỉ với một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, tuổi thọ của vi khuẩn Hp trong tự nhiên sẽ không kéo dài quá một năm. Bạn có thể tìm thấy chúng trong môi trường đất, nước và không khí.
Tuổi thọ của vi khuẩn Hp ở mỗi môi trường cụ thể là:
- Trong môi trường đất: Thời gian sống của vi khuẩn Hp trong môi trường đất chỉ có thể kéo dài đến vài giờ nhưng chúng có thể tự biến đổi cấu trúc để kéo dài sự sống. Nếu bạn vô tình tiếp xúc với vi khuẩn ở trong môi trường đất sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Trong môi trường không khí: Trong không khí, vi khuẩn Hp sẽ tồn tại bằng nguồn dinh dưỡng dự trữ và không sinh sôi cho đến khi tìm thấy vật chủ mới. Thời gian sống của vi khuẩn Hp trong không khí còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ và độ ẩm nhưng thường dao động từ 1 – 4 tiếng đồng hồ.
- Trong môi trường nước: Trong tự nhiên thì nước là môi trường giúp vi khuẩn Hp có thể sống lâu nhất. Nếu tồn tại ở dạng xoắn khuẩn thì thời gian tồn tại của chúng rất ngắn, còn với dạng cầu khuẩn thì thời gian sống sẽ kéo dài hơn và có lên đến vài năm. Nhưng nếu nước được đun sôi đến 100 độ thì vi khuẩn sẽ chết đi. Vì thế, người bệnh nên tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi để hạn chế nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Xem ngay: Bài thuốc BÍ TRUYỀN chữa dạ dày HP hiệu quả TẬN GỐC, hàng ngàn người đã khỏi
Điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là loại vi sinh vật gây ra rất nhiều tác hại đối với dạ dày. Khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến bệnh viện làm một số xét nghiệm chuyên khoa để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh. Các xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện là xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở, nội soi, sinh thiết dạ dày,…
Nếu bị dương tính hp dạ dày, bạn cần tiến hành điều trị chuyên khoa để có thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. Việc lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách của nhiều người đã gây ra tình trạng vi khuẩn Hp kháng kháng sinh và khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Để quá trình chữa trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bằng kháng sinh mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Cách này có tác dụng nâng cao khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể và hạn chế gây tổn thương đến dạ dày.
Sau khi bệnh đã được điều trị khỏi, bạn cũng cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa để hạn chế nguy cơ tái nhiễm. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
- Chủ động tiêm vacxin phòng ngừa Hp, sử dụng các loại chế phẩm y khoa giúp phòng ngừa lây nhiễm Hp và hạn chế nguy cơ tái nhiễm trở lại.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi nấu ăn và trước khi ăn cơm.
- Tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi, nói không với các loại thực phẩm tái sống như rau sống, gỏi, nem chua, tiết canh, sushi,…
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và môi trường sống, đặc biệt là nhà bếp và khu vực sinh hoạt. Chú ý làm vệ sinh chó mèo thường xuyên vì vi khuẩn Hp cũng có thể tồn tại ở động vật.
- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn Hp, bạn cần chủ động phòng ngừa lây nhiễm bằng cách sử dụng riêng đồ dùng cá nhân, tránh tiếp xúc với dịch tiết hoặc phân của người bệnh.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại. Tập thể dục còn giúp giải tỏa căng thẳng và hạn chế tình trạng tổn thương tại dạ dày tiến triển nặng hơn.
- Tránh đến những nơi đông người hoặc những nơi có điều kiện vệ sinh kém để tránh bị nhiễm khuẩn từ người khác. Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc dụng cụ sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp khi nghi ngờ nhiễm bệnh. Cách này giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm.
Bài viết trên đây là giải đáp được thắc mắc “Vi khuẩn Hp sống ở đâu và sống được bao lâu?” bạn có thể tham khảo. Đây là chủng vi khuẩn nguy hiểm, có thể gây ra nhiều vấn đề về dạ dày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn cần chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa phát tán bệnh cho người khác.
CÁC BÀI LIÊN QUAN
- Nhiễm Hp Có Gây Hôi Miệng và cách khắc phục hiệu quả
- Nhiễm Khuẩn Hp Khi Mang Thai cần làm gì? cách điều trị hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!