Viêm Âm Đạo Do Tạp Khuẩn

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm âm đạo do tạp khuẩn là bệnh lý phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt, viêm âm đạo nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác, ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng. Bởi vậy, chị em nên chủ động trang bị kiến thức cần thiết để biết cách phòng ngừa, xử lý đúng cách.

Định nghĩa

Viêm âm đạo được chia thành nhiều nhóm gồm viêm âm đạo do vi khuẩn,  nấm men, Trichomonas... Trong đó, viêm âm đạo do tạp khuẩn là tình trạng thường gặp nhất.

Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam), viêm âm đạo do tạp khuẩn hình thành do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi (lactobacillus) và vi khuẩn có hại (anaerobes) trong môi trường âm đạo. Trong trường trường hợp số lượng vi khuẩn gây bệnh có hại nhiều hơn số lượng vi khuẩn có lợi sẽ gây ra hậu quả viêm nhiễm vùng kín. 

Bệnh có thể xảy ra ở tất cả đối tượng nữ giới, nhưng phổ biến nhất với trường hợp nằm trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 44 tuổi).

Tình trạng bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe tình dục, thậm chí còn là mối đe dọa tới chức năng sinh sản ở chị em phụ nữ nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách. 

Hình ảnh

Triệu chứng

Các dấu hiệu viêm âm đạo do tạp khuẩn thường gặp khi chị em phụ nữ bị bệnh lý vùng kín này gồm có:

  • Âm đạo có mùi khó chịu: Đây có thể xem như biểu hiện phổ biến nhất. “Cô bé” của bệnh nhân luôn xuất hiện mùi tanh hôi dù hàng ngày vẫn vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ.
  • Khí hư bất thường: Khí hư thay đổi cũng là một trong các triệu chứng đặc trưng của viêm vùng kín do tạp khuẩn. Thông thường, màu của dịch còn cho biết mức độ nhiễm khuẩn mà bệnh nhân đang gặp phải. Nếu dịch tiết màu vàng xanh nghĩa là tình trạng ở mức đáng “báo động”.
  • Ngứa ngáy vùng kín: Chị em khi bị viêm nhiễm thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu không dứt. Vấn đề này còn có thể gia tăng sau khi đi tiểu do tạp khuẩn ở nước tiểu bám vào âm đạo.
  • Tiểu tiện có cảm giác buốt như kim châm: Dù hiếm gặp nhưng một số các trường hợp viêm âm đạo do tạp khuẩn gặp tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần.

Người bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế nhanh chóng nếu rơi vào các trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân xuất hiện mùi hôi, sự thay đổi màu sắc của dịch tiết âm đạo kèm theo triệu chứng sốt.
  • Người bệnh đã bị viêm vùng kín trước đây nhưng lần tái phát này có thay đổi về biểu hiện đáng kể.
  • Người bệnh phát sinh quan hệ không an toàn gần với thời gian bị viêm nhiễm.
  • Bệnh nhân viêm vùng kín do tạp khuẩn đã điều trị bằng thuốc không kê đơn nhưng bệnh không đỡ. 

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự tấn công của các tạp khuẩn như vi khuẩn, nấm Candida, trùng roi Trichomonas tại môi trường âm đạo. Bình thường, số lượng của vi khuẩn có lợi lactobacilli luôn cao hơn loại có hại anaerobes.

Lactobacilli giữ nhiệm vụ tạo ra axit lactic, giữ cho môi trường âm đạo được cân bằng. Tuy nhiên, một khi anaerobes sinh sôi quá mức sẽ làm giảm nồng độ lactobacilli cần thiết, kết quả là viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn sẽ xảy ra.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số tác nhân gây ra tình trạng tạp khuẩn tấn công âm đạo dẫn tới tình trạng viêm nhiễm như:

  • Vệ sinh bằng cách thụt rửa: Nhiều chị em có thói quen dùng các dung dịch vệ sinh vùng kín hàng ngày. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm này không được đảm bảo về thành phần cũng như chúng bị lạm dụng thì khả năng xảy ra viêm nhiễm ở “cô bé” khá lớn.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Dù chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học chính thức về điều này nhưng theo các bác sĩ, tỷ lệ bị viêm âm đạo do tạp khuẩn ở những người quan hệ tình dục không an toàn thường cao hơn.
  • Cơ thể bẩm sinh thiếu hụt lactobacilli: Trong một số trường hợp, vấn đề viêm nhiễm âm đạo lại do chính môi trường vùng kín của người phụ nữ không thể sản xuất đủ lượng vi khuẩn lactobacilli cần thiết.
  • Các yếu tố rủi ro khác: Viêm vùng kín do tạp khuẩn cũng có thể xảy ra do người bệnh bị nhiễm trùng từ bể bơi, nhà vệ sinh công cộng hoặc do sử dụng thuốc lá thường xuyên.

Phòng ngừa

Bên cạnh phương pháp điều trị, để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín, chị em cần lưu ý chăm sóc bằng chế độ, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ trị bệnh và phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo tái phát. 

Viêm âm đạo nên ăn gì, kiêng gì

  • Bổ sung tỏi trong thực đơn hàng ngày: Tỏi có tính kháng khuẩn, chống viêm và giàu các khoáng chất, vitamin có lợi. Người bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn nên thêm từ hai đến ba tép tỏi trong mỗi bữa ăn.
  • Tăng cường các sản phẩm chứa probiotic như sữa chua, thức ăn lên men (kim chi, dưa cải muối, cá muối,..) và phô mai.
  • Các loại thực phẩm prebiotic cũng rất tốt cho người bị viêm nhiễm vùng kín: Chuối, đậu nành, yến mạch, lúa mì, măng tây, hành củ,...
  • Bổ sung đầy đủ hai lít nước mỗi ngày, thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn nhẹ.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều giàu mỡ và các thức uống chứa cồn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh

  • Không cần sử dụng thụt rửa để làm sạch sâu bên trong vùng kín quá thường xuyên, vì nó có thể làm mất cân bằng lợi khuẩn.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dụng.
  • Tránh quan hệ với quá nhiều người trong một thời gian ngắn.
  • Giảm thiểu việc kích ứng âm đạo bằng cách sử dụng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san an toàn về nguồn gốc xuất xứ.

Viêm âm đạo do tạp khuẩn là bệnh phụ khoa thường gặp gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị được nếu áp dụng đúng cách và chăm sóc phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Tây y là phương pháp trị bệnh mang tính khoa học. Phác đồ trị bệnh viêm nhiễm âm đạo của Tây y thường là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tạp khuẩn đồng thời tái tạo tổn thương ở âm đạo. 

Đối với vấn đề phụ khoa này, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một số các loại thuốc uống và kem bôi ngoài dưới đây:

  • Thuốc metronidazole: Đây là thuốc kháng khuẩn, kháng virus hay được sử dụng trong các trường hợp viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn, viêm vùng chậu hay đường mật. Dược phẩm hiện nay điều chế dưới hai dạng viêm uống và kem bôi. Các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân tránh tiêu thụ chất cồn trong thời gian uống thuốc metronidazole.
  • Thuốc tinidazol: Thuốc tinidazol là sản phẩm chống nhiễm trùng amip và protozoan. Nó hay được dùng trong việc điều trị viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ. Cũng giống như metronidazole, trong khi sử dụng tinidazole người bệnh cần kiêng rượu bia.
  • Kem bôi clindamycin: Kem được bôi trực tiếp vào bên trong âm đạo. Người bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn sử dụng clindamycin sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
  • Thuốc đặt âm đạo: Thuốc đặt âm đạo chuyên dùng trong các trường hợp viêm nhiễm với dấu hiệu đặc trưng như mùi hôi hay có dịch tiết sậm màu. Thông thường thuốc có dạng viên nén nên bệnh nhân cần làm mềm trước khi đặt vào “cô bé”.

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ đúng lộ trình điều trị được bác sĩ kê đơn, tránh trường hợp ngừng dùng thuốc ngay khi các triệu chứng không còn dù thời gian chữa trị chưa hết.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian đơn giản mà hiệu quả dưới đây:

  • Sử dụng dầu cây trà: Dầu cây trà được biết đến với khả năng kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ công hiệu. Không chỉ vậy, nó còn giúp tiêu diệt các loại nấm men gây hại khác. Người bệnh có thể pha loãng dầu cây trà với dung môi (dầu oliu, dầu dừa) theo tỷ lệ 1:10, sau đó thoa lên vùng bị ảnh hưởng.
  • Mật ong cùng giấm táo “đánh bay” viêm âm đạo do tạp khuẩn: Việc vệ sinh vùng kín bằng giấm táo pha loãng với nước sẽ giúp người bệnh cân bằng độ pH trong âm đạo. Mật ong dùng bôi sau đó sẽ giúp kháng khuẩn và làm lành tổn thương phần mềm. 

Lưu ý: Cách trị viêm vùng kín do tạp khuẩn bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.

Đặc biệt, chúng chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh chứa không thể loại bỏ được căn nguyên. Bởi vậy, người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị theo chuyên khoa. 

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh lý bình thường hoặc bệnh lý ở nữ giới
  • Để kiểm tra chính xác có mang thai hay không, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến khám tại các cơ sở y tế.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android