Viêm Amidan Hốc Mủ Uống Thuốc Gì?

Dùng thuốc kháng sinh như Oxacillin, Ampicillin, Amoxicillin, Azithromycin, Erythromycin, hoặc Spiramycin có thể giúp giảm triệu chứng của viêm amidan hốc mủ. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không Steroid như Piroxicam, Diclofenac, Ibuprofen để giảm đau và viêm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các bài thuốc dân gian như Gừng, Rau diếp cá, Bách hợp và lá dâu, Húng tần cũng được đề xuất như một hỗ trợ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bài thuốc dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ và không thể thay thế cho liệu pháp chính của bác sĩ.

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì để bệnh nhanh thuyên giảm, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh? Hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng, ngoài ra chúng ta có thể dùng thêm các bài thuốc từ dân gian cũng cho hiệu quả khá tốt. Để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích, bạn đọc hãy theo dõi tiếp các thông tin sau.

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì để giảm triệu chứng nhanh?

Bị viêm amidan hốc mủ chính là giai đoạn viêm amidan mãn tính bị nhiễm trùng. So với giai đoạn xung huyết, nhiễm trùng sẽ đi kèm với tình trạng giống như mủ, nhưng mức độ lúc này sẽ nghiêm trọng cũng như để lại nhiều di chứng hơn nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.

Với các trường hợp bệnh nhân đã nhiễm trùng nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ xem xét việc cắt bỏ amidan. Nhưng với những người bị viêm amidan hốc mủ ở mức nhẹ, trung bình sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau cũng như chống viêm để cải thiện tốt các triệu chứng bệnh, đồng thời ức chế nhiễm trùng tại hạch lympho.

Thuốc kháng sinh

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì để giảm viêm đau? Chắc chắn không thể bỏ qua thuốc kháng sinh. Đây là thuốc điều trị đặc hiệu với những người bị thể viêm amidan này. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để tìm ra chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở amidan, từ đó kê kháng sinh thích hợp.

Thông thường, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng trong khoảng 1 – 2 tuần tùy theo mức độ nhiễm khuẩn. Nhưng với những người có tiền sử dị ứng kháng sinh, cần phải thông báo với các bác sĩ để tránh uống cùng 1 nhóm kháng sinh.

Sau đây là một số thuốc kháng sinh được dùng chủ yếu trong chữa trị viêm amidan thể hốc mủ:

  • Thuốc Oxacillin

Oxacillin là thuốc kháng sinh thuộc vào nhóm Penicillin, có tác dụng ức chế hầu hết những tụ cầu tiết Penicillinase, sử dụng phổ biến cho những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên do các vi khuẩn gây ra.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, viêm tĩnh mạch huyết khối và ngoại ban, buồn nôn.

  • Ampicillin

Ampicillin là thuốc được dùng với mục đích điều trị cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên bởi khuẩn Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Tuy vậy, nhóm thuốc sẽ không dùng cho những người có tiền sử dị ứng với Penicillin và Cephalosporin.

Đối với những ai mắc chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, hãy cân nhắc khi dùng thuốc Ampicillin. Bởi thuốc có nguy cơ làm tăng phát sinh những biến chứng ở ngoài da.

Tác dụng phụ: Nổi mẩn đỏ.

  • Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc nhạy cảm với những khuẩn gây nhiễm trùng tại đường hô hấp trên, ví dụ như tụ cầu khuẩn không tiết Penicilinase, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, H.influenzae. Nếu dùng thuốc Amoxicillin từ ngày thứ 7 trở đi, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng tác dụng phụ như: Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, phân lỏng.

  • Azithromycin

Khi mắc viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi? Với nhóm kháng sinh, bệnh nhân có thể được chỉ định Azithromycin. Thuốc thường dùng cho những ca bệnh quá mẫn với nhóm kháng sinh Beta-lactam. Theo đó, Azithromycin nhạy cảm với những loại vi khuẩn gram dương và âm, cụ thể như: Haemophilus, Streptococcus pneumococcus, Staphylococcus aureus.

So với các loại thuốc kháng sinh khác, dùng Azithromycin sẽ ít khi gây ra các tác dụng phụ và hầu hết nếu có sẽ chỉ ở mức độ nhẹ tới trung bình. Những kích ứng ngoài mong muốn bạn có thể gặp gồm: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi.

  • Thuốc Erythromycin

Cũng giống như Azithromycin, thuốc Erythromycin là loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Tuy vậy, thuốc không sử dụng cho những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin cấp, không dùng kết hợp với thuốc Terfenadin để đảm bảo an toàn.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, nôn mửa, nổi mề đay, ngoại ban, đau bụng,…

  • Spiramycin

Khi tìm hiểu viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì, bệnh nhân có thể quan tâm tới Spiramycin. Thuốc có phổ kháng khuẩn giống với Erythromycin, nhưng ít khi được sử dụng ưu tiên trong chữa trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Hiện nay, người bệnh chỉ được dùng thuốc khi bệnh không đáp ứng hoặc bị dị ứng bởi nhóm thuốc Beta-lactam.

Cơ chế hoạt động cũng như tác dụng phụ không mong muốn của thuốc sẽ tương tự với Erythromycin.

Spiramycin hoạt động giống Erythromycin

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt

Khi amidan bị viêm, nhiễm trùng sẽ xuất hiện các biểu hiện tại chỗ khá rõ ràng như: Đau rát, khô cổ họng, amidan sưng tấy, họng nghẹn ứ và cảm giác vướng víu khi nuốt. Với các bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, những biểu hiện toàn thân gồm: Chóng mặt, đau đầu, sốt cao, cơ nhức mỏi,… cũng có nguy cơ xuất hiện.

Thực tế, thuốc kháng sinh sẽ chỉ có tác dụng kìm hãm cũng như ức chế những vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Do đó, trong quá trình chữa trị viêm amidan hốc mủ, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng kết hợp với Paracetamol nhằm giảm hiệu quả biểu hiện tăng thân nhiệt cũng như làm dịu các cơn đau bởi nhiễm trùng tại amidan gây ra.

Thuốc Paracetamol được đánh giá là khá an toàn, giúp hạ sốt cũng như cải thiện tốt các cơn đau ở mức độ nhẹ và trung bình. Nhưng thuốc sẽ không được sử dụng cho những người mắc suy gan nặng, người bị thiếu hụt men Glucose-6-phosphate dehydrogenase, người thiếu máu nhiều lần.

Thuốc chống viêm

Khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc Paracetamol hoặc trường hợp chống chỉ định với nhóm thuốc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc chống viêm loại không Steroid. Theo đó, loại thuốc trị viêm amidan hốc mủ đó sẽ cải thiện tốt tình trạng viêm tấy amidan cũng như những cơn đau bởi nhiễm trùng.

Đồng thời, thuốc cũng không thích hợp với những bệnh nhân mắc loét dạ dày tiến triển, bệnh nhân có các dấu hiệu hen suyễn, co thắt phế quản, nổi mề đay bởi dùng thuốc kháng viêm không Steroid.

Những thuốc chống viêm được dùng phổ biến trong chữa trị viêm amidan hốc mủ là: Piroxicam, Diclofenac, Ibuprofen.

Khi sử dụng thuốc để chống viêm, giảm đau có thể xuất hiện những tác dụng phụ gồm: Hoa mắt, nôn mửa, ngoại ban, chướng bụng, sốt, chóng mặt, mệt mỏi, mẩn ngứa,…

Những bài thuốc của dân gian

Bên cạnh quan tâm viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì trong Tây y, những bài thuốc trong dân gian cũng được sử dụng khá nhiều để trị bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp. Thông thường, mọi người sử dụng các vị thuốc tại gia gồm húng tần, bách hợp, lá dâu, gừng, diếp cá,… Chúng có chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất kháng viêm, ức chế tốt các hoạt động của các vi khuẩn. Đây cũng là những bài thuốc an toàn để trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ nhỏ cũng như người lớn. Bạn có thể tham khảo những công thức dưới đây.

  • Gừng: Bạn dùng một củ gừng rửa sạch, thái lát mỏng và cắt chỉ, trộn thêm với 1 muỗng mật ong rồi đem đi hấp cách thủy. Sau khoảng 5 – 10 phút, bỏ đi phần bã rồi lấy nước cốt để ngậm. Ngoài ra có thể pha với nước ấm uống trong ngày.
  • Rau diếp cá: Dùng 300g rau diếp cá rửa sạch, giã nát rồi thêm vào khoảng nửa lít nước vo gạo, đun sôi. Sau đó chắt lấy nước để uống hàng ngày. Với những bệnh nhân có hệ tiêu hóa kém, không nên uống rau diếp cá.
  • Bách hợp và lá dâu: Dùng một nắm lá dâu rửa sạch, tách vỏ lụa của bách hợp rồi cho hết các nguyên liệu vào nồi 1 lít nước, nấu sôi trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày bạn nên uống 1 – cốc nước lá dâu bách hợp để giảm viêm amidan hốc mủ tốt hơn.
  • Húng tần: Chúng ta chuẩn bị 20g lá húng tần, rửa sạch rồi giã nát. Trộn húng với đường phèn cùng một chút nước sôi. Bạn chắt lấy nước cốt này rồi uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Thuốc dân gian có thể giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng sưng, viêm, hạ sốt…nhưng không thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh triệt để. Người bệnh không nên lạm dụng mẹo dân gian làm phương thuốc đặc trị bệnh. Các bài thuốc này chỉ dùng để hỗ trợ điều trị, bên cạnh các phương pháp chuyên sâu như đông y hoặc tây y. Trước khi phối hợp thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh tương tác thuốc không tốt.

Chữa bệnh bằng thuốc đông y

Đông y có thể đặc trị viêm amidan hốc mủ an toàn nhờ cơ chế tác động sâu từ tạng phủ suy yếu và sử dụng thảo dược tự nhiên. Đây cũng là giải pháp tối ưu dành cho những người có hệ miễn dịch yếu, khó tương tác tốt với thuốc tây y như phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em…

Trong đông y, viêm amidan là bệnh thuộc chứng “nhũ nga”. Họng hầu là cửa ngõ của phế vào cơ thể, amidan nằm ở cửa ngõ này nên nguyên khí sẽ dễ bị hao tổn. Khi chính khí hư, ngoại tà (phong, hàn, thấp) lại càng dễ dàng xâm nhập. Hoặc ngoại tà ủng thịnh, thừa kế truyền vào lý, phế vị nhiệt thịnh, hỏa nhiệt bốc lên trên, đánh kết khô hầu hạch, màng cơ thiêu đốt gây viêm amidan.

Để điều trị bệnh, các bài thuốc đông y thường sử dụng thảo dược quy kinh Phế/Can/Tỳ/Thận. Đây là những tạng phủ bị suy yếu, rối loạn công năng khi bị viêm amidan và cần được điều dưỡng, phục hồi. Thảo dược được kết hợp nếu không có tính công giúp triệt tiêu viêm nhiễm thì sẽ có tính bổ giúp phục hồi chính khí.

Dùng thuốc chữa viêm amidan hốc mủ cần lưu ý điều gì?

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi đã có câu trả lời chi tiết, ngoài ra bạn cần quan tâm thêm những điều quan trọng dưới đây:

  • Chỉ dùng thuốc khi được các bác sĩ thăm khám và chỉ định. Tự ý nạp kháng sinh sai cách dễ gây ra tình trạng làm tăng vi khuẩn và vi nấm không nhạy cảm.
  • Cần dùng thuốc đều đặn theo thời gian bác sĩ hướng dẫn, việc uống thuốc ngắt quãng hoặc bỏ dở giữa chừng có thể khiến tái phát nhiễm trùng cũng như làm giảm độ nhạy của thuốc.
  • Khi sử dụng các loại thuốc khác nhau, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.
  • Trong quá trình uống thuốc, bệnh nhân không sử dụng bia rượu, các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
  • Nếu có biểu hiện bất thường khi sử dụng thuốc chữa viêm amidan hốc mủ, bệnh nhân hãy thông báo với các bác sĩ để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì cho hiệu quả nhanh chóng đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Bệnh nhân cần sử dụng đúng cách, đảm bảo tuân thủ chuẩn theo hướng dẫn từ bác sĩ để bệnh tình thuyên giảm an toàn.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android