Viêm cổ tử cung khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm và cách điều trị
Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều bà bầu. Vậy làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh? Điều trị thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn? Chị em có thể tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung thêm thông tin hữu ích về vấn đề này.
Viêm cổ tử cung khi mang thai là hiện tượng viêm nhiễm và tổn thương ở cổ tử cung trong giai đoạn thai kỳ. Đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chị em không chủ động phát hiện và điều trị kịp thời, triệu chứng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau này. Dưới đây, bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra những dấu hiệu giúp chị em nhận biết bệnh sớm.
Biểu hiện của bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai
Viêm cổ tử cung thường có những biểu hiện khá giống với các bệnh phụ khoa khác nên nhiều bà bầu không để ý hoặc không biết mình mắc bệnh. Đã có rất nhiều trường hợp đến giai đoạn mãn tính hoặc chỉ khi đi khám thai định kỳ mới phát hiện. Bên cạnh những triệu chứng cơ bản thường thấy như cổ tử cung bị sưng tấy, loét đỏ, viêm nhiễm, có máu và mủ bất thường, chị em sẽ xuất hiện một vài biểu hiện nổi bật sau đây:
- Khí hư bất thường (ra nhiều, có mùi và có màu xám nhạt, vàng, trắng đục): Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, khí hư sẽ có màu như lòng trắng trứng, thường sẽ không có mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ. Khi cổ tử cung gặp vấn đề, khí hư sẽ thay đổi bất thường, ra nhiều hơn, có mùi khó chịu và biến đổi thành màu khác.
- Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, rong kinh: Hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường, gây rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện khá phổ biến của viêm cổ tử cung khi mang thai. Cổ tử cung bị viêm nhiễm kéo theo niêm mạc bị tổn thương và xuất huyết.
- Đau rát khi quan hệ tình dục: Cổ tử cung nằm giữa âm đạo và tử cung, vì thế đây là vị trí khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài. Nếu quan hệ tình dục khi đang bị tổn thương và viêm nhiễm, cổ tử cung sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, đau rát và xuất huyết.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần: Viêm cổ tử cung rất dễ kéo theo các bệnh lý phụ khoa khác, như viêm ống niệu đạo. Điều này có thể khiến cho bà bầu đi tiểu tiện nhiều, rát, xót, buốt khi đi vệ sinh.
Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung khi mang thai
Viêm cổ tử cung khi mang thai thường xảy ra ở bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu và biến chứng nguy hiểm hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Chị em có thể tham khảo những căn nguyên cơ bản sau đây:
Rối loạn nội tiết tố
Khi mang thai, cơ thể bà bầu có rất nhiều thay đổi để thích nghi với sự xuất hiện và phát triển của thai nhi. Điển hình trong đó là rối loạn nội tiết tố. Sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập vào vùng kín và môi trường lý tưởng để các hại khuẩn có sẵn trong âm đạo lây lan và phát triển. Mất cân bằng nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu bị mụn trứng cá, da mặt sần sùi, kém sức sống.
Suy giảm hệ miễn dịch
Thông thường, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều thai phụ sẽ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Tình trạng này khiến các bà bầu không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Từ đây, sẽ làm suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch không đủ sức ngăn chặn tác nhân gây bệnh tấn công vùng kín. Điều này thường khiến các bà bầu dễ mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung…
Mất cân bằng độ pH vùng kín
Thông thường, trong âm đạo sẽ tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn sẽ cân bằng nhau. Tuy nhiên, nội tiết tố thay đổi sẽ kích thích sự phát triển của hại khuẩn, kéo theo sự mất cân bằng pH (Theo nghiên cứu, độ pH bình thường dao động ở mức 4 – 6). Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan từ âm đạo lên tử cung gây viêm cổ tử cung.
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng viêm cổ tử cung khi mang thai. “Yêu” không đúng cách sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh tình dục (như giang mai, nấm…) có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm cổ tử cung. Bên cạnh đó, các hành vi tình dục sai cách dễ khiến cổ tử cung bị tổn thương do nằm tiếp giáp với âm đạo. Đây cũng chính là căn nguyên hàng đầu khiến chị em dễ mắc phải căn bệnh này.
Vệ sinh vùng kín sai cách
Vùng chữ Y là khu vực rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu không được vệ sinh đúng cách. Nếu bà bầu không vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch sẽ làm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong vùng kín, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính acid quá cao hoặc thụt rửa quá mạnh cũng khiến cho âm đọa bị khô rát, tăng tính kiềm và kích thích sự lây lan của vi khuẩn. Điều này khiến cho chị em dễ mắc phải viêm cổ tử cung khi mang thai.
Các bệnh lý phụ khoa khác
Nếu không điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa khác như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, vùng viêm nhiễm sẽ rất nhanh lan rộng xuống và gây tổn thương cổ tử cung. Điều này không chỉ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng mà còn đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để điều trị viêm cổ tử cung.
Viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?
Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không là mối băn khoăn chung của rất nhiều bà bầu không may mắc phải căn bệnh phụ khoa này. Mang thai là thời kỳ đặc biệt nhạy cảm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Đối với mẹ bầu
- Ảnh hưởng tới tâm sinh lí và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Bệnh sẽ gia tăng gánh nặng về tâm lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tình cảm vợ chồng của chị em. Bên cạnh đó, các triệu chứng khó chịu khi bà bầu bị viêm cổ tử cung như vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, khí hư ra nhiều khiến âm đạo thường xuyên ẩm ướt cũng làm đảo lộn cuộc sống, giảm hiệu suất làm việc và mất đi sự thoải mái, vui vẻ hàng ngày. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần của người bệnh.
- Khi mắc viêm cổ tử cung khi mang thai, bà bầu còn phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng ối. Ngoài ra, tử cung bị giảm khả năng đàn hồi cũng làm tăng khả năng sinh non hơn bình thường.
Đối với thai nhi
- Nếu người mẹ bị viêm cổ tử cung khi mang thai do nhiễm nấm Candida, con sinh ra sẽ rất dễ bị đen miệng do nấm bám vào niêm mạc hoặc bị viêm da do nấm. Nguy hiểm hơn, nấm còn có thể khiến cho con sinh ra bị suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng.
- Nếu người mẹ bị viêm cổ tử cung khi mang thai do lậu cầu, vi khuẩn từ dịch tiết của đường sinh dục của người mẹ sẽ xâm nhập vào mắt trẻ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc mắt. Điều này khiến cho mắt trẻ bị sung huyết, xuất hiện mủ vàng và ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ.
ĐỌC NGAY: Chuyên gia YHCT, người bệnh đánh giá về bài thuốc cổ phương 150 năm chữa bệnh phụ khoa
Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai
Viêm cổ tử cung khi mang thai tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, an toàn là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến được ưu tiên lựa chọn chữa trị viêm cổ tử cung là áp dụng Tây y và vận dụng y học cổ truyền.
Áp dụng Tây y điều trị viêm cổ tử cung
Tùy vào tình trạng cũng như căn nguyên bệnh của mỗi người mà sau khi khám và xét nghiệm dịch tiết âm đạo, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và các loại thuốc đặt âm đạo phù hợp.
Chị em bị viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với viên đặt âm đạo để loại bỏ tế bào viêm nhiễm. Dưới đây là các loại thuốc trị viêm cổ tử cung thường được dùng cho bà bầu:
- Thuốc đặt phụ khoa Polygynax: Thành phần chính của thuốc là Polymyxine sulfate, Nystatine và Neomycine. Thuốc ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, gram dương và vi khuẩn kị khí. Bên cạnh đó, thuốc giúp kháng nấm hiệu quả, đặc biệt là nấm Candida.
- Thuốc đặt phụ khoa Canesten 500: Clotrimazole 500mg được coi là thành phần chủ đạo của loại thuốc này. Canesten được chỉ định điều trị viêm cổ tử cung do nấm hiệu quả.
- Thuốc đặt phụ khoa Mebines: Trong thuốc chứa 3 thành phần chủ yếu là Nystatin, Neomycin sulfate và Polymyxin B Sulfate. Mebines khắc phục tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung hiệu quả. Đồng thời, thuốc còn hỗ trợ điều trị xuất tiết âm đạo.
- Thuốc đặt phụ khoa Chimitol: Clotrimazole kháng nấm là thành phần chính có trong Chimitol. Thuốc được điều chế dưới dạng viên đặt, tiêu diệt trực tiếp các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc đặt phụ khoa Neo-Tergynan: Thuốc đặt âm đạo Neo-Tergynan chứa 3 thành phần chủ đạo là Nystatine, Metronidazone và Neomycine sunfate. Thuốc đặc biệt phù hợp với mẹ bầu bị viêm cổ tử cung do nấm, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng.
Các loại thuốc Tây trị viêm cổ tử cung khi mang thai thường gây ra những triệu chứng đi kèm không mong muốn như ngứa, rát âm đạo, kích ứng, thậm chí bỏng nhẹ ở một số vùng da mỏng hoặc có vết thương hở. Chị em nên đặc biệt thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này.
Nếu phác đồ điều trị ban đầu không hiệu quả, bà bầu sẽ được bác sĩ cân nhắc đến các biện pháp xâm lấn khác như đốt điện (thường gặp nhất), dao leep hay áp lạnh bằng nitơ lỏng. Tuy nhiên, các phương pháp này lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, nhiều tác dụng phụ và không an toàn với mẹ bầu.
Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn mắc viêm cổ tử cung khi mang thai có sinh thường được không? Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở giai đoạn cuối thai kì. Nếu bệnh mới chỉ có dấu hiệu chớm nhẹ thì chị em hoàn toàn có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì bà bầu sẽ được bác sĩ tư vấn sinh mổ để hạn chế trẻ mắc các bệnh về da, mắt, hô hấp và đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai bằng Đông y
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Khắc phục được nhược điểm của Tây y, điều trị viêm cổ tử cung bằng y học cổ truyền không gây ra tác dụng phụ và hạn chế rủi ro tối đa cho mẹ bầu.
Chị em có thể tham khảo một vài bài thuốc Đông y điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai từ các loại thảo dược dưới đây:
Trinh nữ hoàng cung
Đây là loại dược liệu Đông y nổi tiếng trong việc chữa trị các bệnh phụ khoa, đặc biệt là viêm cổ tử cung. Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống viêm và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- Bài thuốc 1: Rửa sạch và đem đi cắt khúc (khoảng 2cm) 3 lá trinh nữ hoàng cung tươi. Sắc lá với 3 bát nước cho đến khi chỉ còn 1 bát. Uống thuốc hàng ngày trong vòng 1 tuần, nghỉ 1 ngày rồi tiếp tục như vậy. Sử dụng bài thuốc này cứ 3 tháng nghỉ 1 tháng rồi lặp lại quy trình cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc 2: Trinh nữ hoàng cung (20gr), hoa đinh hương (6gr), xa tiền tử (12gr). Đem các nguyên liệu trên đi sắc, chia thuốc thành 3 phần và sử dụng luôn trong ngày.
- Bài thuốc 3: Trinh nữ hoàng cung (20gr), cỏ xước (12gr), hạ khô thảo (20gr), cam thảo (6gr), hoàng cầm (8gr). Sắc các dược liệu với 5 bát thuốc, dùng uống trong ngày.
Ích mẫu
Ích mẫu có vị đắng, có tác dụng lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp kháng viêm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Bài thuốc rửa: Ích mẫu (50gr), Bồ kết khô (10gr), Lá nhội (30gr). Đun các thảo dược trên với nước. Sau khi sôi một lúc, tắt bếp, để nguội bớt rồi dùng để rửa ngoài vùng kín.
- Bài thuốc uống: Ích mẫu khô 10gr sắc với 500ml nước. Đun đến khi cạn chỉ còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần, uống luôn trong ngày. Sử dụng liên tục cho tới khi có hiệu quả.
Phụ Khang Đỗ Minh điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai an toàn, hiệu quả
Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm cổ tử cung khi mang thai do cơ thể bị hao tổn khí huyết, các tạng đều bị tổn thương. Vì thế, để điều trị bệnh hiệu quả, các bài thuốc nên tập trung chủ yếu việc bồi bổ và lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Bài thuốc gia truyền điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai Phụ Khang Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu và phát triển qua hơn 150 năm. Đến nay, đã được lương y Đỗ Minh Tuấn – hiện là giám đốc chuyên môn của nhà thuốc cùng bác sĩ Ngô Thị Hằng phối hợp hoàn thiện.
Bà bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Phụ khang Đỗ Minh bởi bài thuốc được kết hợp từ hơn 50 loại thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính và an toàn. Đây đều là những loại thảo dược quý hiếm, 100% được ươm trồng và chăm sóc tại Vườn dược liệu sách đạt chuẩn GACP – WHO của nhà thuốc ở Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội). Trước khi điều chế thành phẩm, các nguyên liệu trải qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
[THAM KHẢO] Vườn thảo dược làm nên bài thuốc Phụ khang Đỗ Minh chữa bệnh phụ khoa
Không những thế, khắc phục được nhược điểm của các bài thuốc Đông y phải đun sắc lỉnh kỉnh, Phụ khang Đỗ Minh được điều chế dưới dạng thức hiện đại, giúp mẹ bầu không mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng, rất tiện lợi để mang đi và di chuyển.
Để nâng cao hiệu quả điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai, một liệu trình gồm 4 bài thuốc kết hợp tối ưu, đem đến tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ chất bẩn và nâng cao sức đề kháng ưu việt.
Hiện nay, đây là bài thuốc chữa bệnh viêm cổ tử cung nói riêng và bệnh phụ khoa nói chung được đông đảo chị em tin tưởng sử dụng. Bài thuốc này đặc biệt lành tính, an toàn với cả mạ bầu, phụ nữ sau sinh, chị em trẻ trên 18 tuổi chưa quan hệ tình dục…
[pr_middle_post]
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn, mẹ bầu có thể liên hệ theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất:
- Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội hoặc Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0982 656 070 (Hà Nội) – 0932 088 186 (Hồ Chí Minh)
- Website: https://dominhduong.org/
- Fanpage:https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/
- Lịch khám: Nhà thuốc mở cửa tất cả các ngày trong tuần theo 2 khung giờ :8:00 -12:00 và 13:30 -17:30.
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề viêm cổ tử cung khi mang thai. Hi vọng bài viết này có thể giải đáp được thắc mắc cũng như giúp chị em tìm được địa chỉ khám uy tín và chất lượng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!