Viêm Da Cơ Địa Khi Mang Thai

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm da cơ địa khi mang thai là bệnh lý phổ biến và là nỗi lo lắng thường trực của bất cứ mẹ bầu nào. Tình trạng này khiến bà bầu mất ngủ khó chịu, chán ăn, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu cần chủ động lựa chọn phương án điều trị kịp thời, an toàn.

Định nghĩa

Viêm da cơ địa có tên tiếng Anh là Atopic dermatitis, đây là căn bệnh về da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng, trong đó có phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. Tình trạng viêm da cơ địa do nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là di truyền và thay đổi nội tiết tố đột ngột.

Bà bầu bị viêm da cơ địa sẽ xuất hiện tình trạng mẩn ngứa ở một số vùng da nhạy cảm như bụng, cổ và nhiều triệu chứng khác. Viêm da cơ địa được xác định là bệnh lý mãn tính, nên sau khi điều trị mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa để không tái phát.

Theo thống kê, có đến 80% số trẻ em có bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa sẽ bị nhiễm bệnh. Như vậy có thể thấy tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con là rất cao. Vì vậy, khi phát hiện bị viêm da cơ địa khi mang thai, chị em cần đi thăm khám và điều trị ngay để giảm thiểu tối đa khả năng truyền bệnh cho con.

Hình ảnh

Triệu chứng

Vietmec cho biết, viêm da cơ địa khi mang thai có nhiều biểu hiện giúp mẹ bầu dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi mới khởi phát bệnh thường tự khỏi sau một vài ngày và sau đó tái phát lại nhiều lần. Chính điều này khiến người bệnh chủ quan và cho rằng bệnh không nguy hiểm. Để bệnh chuyển biến nặng sẽ khó điều trị, ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai cần hết sức lưu ý các dấu hiệu dưới đây để đi thăm khám sớm và điều trị kịp thời:

  • Trên vùng da mặt, ngực, khuỷu tay và bụng xuất hiện các mụn nước li ti đỏ, chúng có thể mọc đơn hoặc thành từng cụm.
  • Bề mặt vùng da bị tổn thương nóng rát, kèm theo đó là các cơn ngứa ngáy, khó chịu, cường độ tăng mạnh về đêm.
  • Biểu hiện phù nề da, nổi ban đỏ trên da xuất hiện rõ ràng, một số vùng da còn có dấu hiệu chảy dịch, trợt loét.
  • Vùng da viêm trở nên khô ráp, bong tróc vảy trắng, nếu chuyển biến nặng sẽ bị lichen hóa, dày sừng.
  • Ở một số trường hợp bị viêm da cơ địa bội nhiễm có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như sốt, chán ăn,...

Nguyên Nhân

Hiện nay, chưa có thông tin chính thức nào về nguyên nhân gây viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở bà bầu, viêm da cơ địa sau sinh nói riêng. Bệnh có tính di truyền từ bố mẹ sang con và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ khởi phát. Viêm da cơ địa có xu hướng tiến triển dai dẳng, phức tạp và khó điều trị dứt điểm.

Do đó, việc nắm vững các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các mẹ bầu chủ động hơn trong việc phòng ngừa và lựa chọn giải pháp điều trị đúng đắn. Với phụ nữ mang thai có một số yếu tố làm tăng khả năng phát bệnh viêm da cơ địa như sau:

  • Sự thay đổi hormone: Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu trải qua những sự xáo trộn hormone mạnh mẽ. Đặc biệt, hai loại progesterone và hormone prolactin tăng sinh nhiều hơn và có khả năng gia tăng nguy cơ kích ứng da.
  • Hệ miễn dịch: Trong thời kỳ mang thai cơ địa người phụ nữ trở nên đặc biệt nhạy cảm, dễ bị tác động hơn bởi các yếu tố bên ngoài. Sự tăng sinh nồng độ IgE cũng có thể là nguyên nhân giải phóng histamin gây viêm da.
  • Tâm lý: Khi mang thai nhất là các bà mẹ trẻ thường không tránh khỏi tâm lý căng thẳng, lo lắng trước ngày sinh. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến các biểu hiện viêm da cơ địa khi mang thai tái đi tái lại.
  • Hội chứng ốm nghén: Ốm nghén là tình trạng mà đa số phụ nữ mang thai phải trải qua. Mức độ biểu hiện và thời gian sẽ phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa, thể trạng của mẹ bầu. Khi mang bầu là thời điểm sức khỏe tinh thần, thể chất, dinh dưỡng và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới khả năng mắc viêm da cơ địa cao.
  • Các nguyên nhân khác: Thời tiết thay đổi, tiếp xúc với lông thú nuôi, dị ứng chất hóa học, tẩy rửa, thuốc nhuộm, đồ ăn,...

Biến chứng

Nỗi lo sợ của hầu hết các bà mẹ là nguy cơ ảnh hưởng của viêm da cơ địa khi mang thai tới em bé. Mặc dù là căn bệnh ngoài da, nhưng nếu mẹ bầu chủ quan không điều trị kịp thời sẽ phải đối diện với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Theo số liệu thống kê cho thấy có đến 30 – 50% mẹ bầu mắc viêm da cơ địa có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng.
  • Khi mẹ bầu bị viêm da cơ địa xuất hiện ở một số vị trí như da quanh mắt, mặt, đầu có thể tác động xấu tới các dây thần kinh. Khiến người bệnh dễ bị đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới thị giác.
  • Nếu không cẩn thận, cào gãi mạnh hoặc làm xước da khiến vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, viêm da cơ địa bội nhiễm. Lúc này mẹ bầu xuất hiện kèm các triệu chứng như sốt cao, nổi mụn nước, nhiễm trùng huyết.
  • Có đến 30% trường hợp viêm da cơ địa có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần và để lại sẹo thâm khó lành trên da. Tình trạng này khiến chị em bị tâm lý mặc cảm, tự ti.
  • Tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng viêm da cơ địa lại có khả năng di truyền cao. Có đến 70% trường hợp mẹ bầu mắc bệnh đẻ con mắc các bệnh lý như viêm da, chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn.
  • Trong quá trình mang thai bị viêm da cơ địa ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Các triệu chứng khiến ngứa ngáy gây mất ngủ, dẫn đến bà bầu mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,...

Phòng ngừa

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính nên cần hết sức cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày, tránh để bệnh tái phát. Mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây cả khi chưa bị bệnh:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng độ ẩm cho da, bổ sung nước và vitamin thông qua các loại trái cây như cam, ổi, kiwi,...
  • Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất tự nhiên, không gây kích ứng cho da.
  • Mặc trang phục rộng rãi, làm từ chất liệu thoáng mát, giảm ma sát tác động khiến bề mặt da bị tổn thương.
  • Xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu, bổ sung thêm vitamin từ trái cây, rau củ và kiêng một số thực phẩm.
  • Khi ra ngoài, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, khói bụi, ô nhiễm cần thực hiện các biện pháp bảo vệ da, bôi kem chống nắng.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Viêm da cơ địa khi mang thai cần được chẩn đoán sàng, cận lâm sàng, và mức độ tiến triển của bệnh. Dựa trên các kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ kết luận có mẹ bầu có bị bệnh không và từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Chẩn đoán lâm sàng:

  • Giai đoạn cấp tính: Trên da có các đám ban đỏ, không rõ ranh giới, mụn tiết dịch nước, phù nề,...
  • Giai đoạn bán cấp: Ở giai đoạn này các triệu chứng cấp tính có dấu hiệu thuyên giảm nhẹ hơn, nhưng da lại dày bì hơn.
  • Giai đoạn mãn tính: Da trở nên dày và thâm, có ranh giới rõ ràng, lichen hoá và xuất hiện các vết nứt kẽ.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm IgE toàn phần: Hàm lượng IgE càng cao thì nguy cơ mẹ bầu bị viêm da cơ địa càng lớn.
  • Xét nghiệm số lượng tuyệt đối BC ái toan: Chỉ số này cao thì thai phụ bị viêm da cơ địa.
  • Test áp da: Mục đích để xác định các yếu tố gây dị ứng.
  • Xét nghiệm RAST: Để phát hiện sự xuất hiện của IgE với kháng nguyên trong ống nghiệm và tìm dị ứng nguyên huyết thanh.

Biện pháp điều trị

Phương pháp điều trị bằng Tây y được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh nhất. Nhưng cần lưu ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ hoặc quang trị liệu cụ thể như sau:

Điều trị tại chỗ

Phương pháp này sử dụng thuốc để loại bỏ các vị trí viêm da. Nhờ đó giúp phụ nữ bị viêm da cơ địa khi mang thai giảm bớt ngứa ngáy, khô ráp da. Các loại thuốc trị viêm da cơ địa gồm:

  • Thuốc đặc trị: Các loại thuốc uống phù hợp như kháng sinh, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, ức chế miễn dịch loại dành cho bà bầu.
  • Kem bôi ngoài da: Một số loại kem dưỡng ẩm hoặc thuốc đặc trị như vaseline, eucerin. Trường hợp mức độ bệnh nặng hơn sẽ được chỉ định dùng các sản phẩm có chứa corticoid nồng độ thấp.

Điều trị toàn thân

Phương pháp phổ biến nhất là quang trị liệu. Chỉ định trong trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, viêm nhiễm không thể ức chế bằng các loại thuốc. Lợi dụng hoạt động của các tia UVA, UVB để tiêu diệt vi khuẩn, làm se bề mặt, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Trong dân gian có nhiều cây thuốc làm mát da, loại bỏ độc tố, vi khuẩn. Các bài thuốc sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên này đem lại sự an tâm bởi tính an toàn cao. Người bệnh chỉ nên áp dụng cách chữa viêm da cơ địa tại nhà ở giai đoạn mới khởi phát, chú ý làm sạch nguyên liệu trước khi áp dụng lên da.

  • Mật ong nguyên chất: Có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt nên giúp loại bỏ vi khuẩn bề mặt, hạn chế viêm nhiễm. Mẹ bầu cần chuẩn bị mật ong nguyên chất, dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm da đã rửa sạch. Để khô tự nhiên trong vòng 15 phút, rồi rửa lại bằng nước ấm. Mỗi lần thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
  • Yến mạch: Có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da, lấy đi lớp da chết để kích thích hình thành tế bào mới. Chuẩn bị 2 thìa yến mạch, ngâm trong một ít nước khoảng 5 phút. Sau đó chà xát nhẹ nhàng yến mạch lên làn da đã được làm ướt, để trong 3 phút rồi tắm lại với nước ấm.
  • Lá trầu không giúp cải thiện viêm da cơ địa khi mang thai: Công dụng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn và giảm ngứa cực hiệu quả. Lá trầu không rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát cùng 1 thìa cà phê muối. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị tổn thương, để trong 15 phút rồi rửa lại.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android