Viêm Da Cơ Địa Vùng Kín

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm da cơ địa vùng kín là một căn bệnh viêm da mãn tính với nhiều biểu hiện đặc trưng như da khô sần sùi, mẩn đỏ, kèm theo đó là cảm giác nóng rát, ngứa ngáy ở vùng kín khiến nhiều người hoang mang lo lắng, mất tự tin trước bạn tình. Vậy viêm da cơ địa là bệnh gì? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào? Người bệnh quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây của Vietmec.

Định nghĩa

Viêm da cơ địa vùng kín là bệnh lý da liễu thuộc nhóm viêm da cơ địa mãn tính (Atopic dermatitis). Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như da khô sần mẩn đỏ, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, do vị trí bị bệnh khá nhạy cảm nên nhiều người có tâm lý e ngại, chần chừ trong việc điều trị khiến bệnh thường xuyên tái phát và khó chữa trị dứt trị.

Mặc dù bệnh viêm da cơ địa vùng kín không có khả năng lây nhiễm thông qua những tiếp xúc thông thường, thế nhưng bệnh lại có tính chất di truyền. Nếu bố mẹ bị căn bệnh này, khả năng con cái sinh ra cũng bị mắc bệnh là rất cao. Chưa dừng lại ở đó, bệnh còn có khả năng lây lan sang những vùng da khác. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.

Hình ảnh

Triệu chứng

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh viêm da cơ địa vùng kín có những dấu hiệu khá dễ nhận biết. Người bệnh có thể thông qua những triệu chứng điển hình này để sớm phát hiện bệnh, từ đó có những hướng điều trị phù hợp.

  • Người bệnh xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở vùng háng, bẹn, bìu, mông, âm đạo (ở nữ giới), dương vật (ở nam giới). Các nốt mụn này có kích thước không đều nhau, một số trường hợp xuất hiện mụn nước làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm khi mụn bị vỡ. Chính điều này đã khiến nhiều người lầm tưởng đây là bệnh viêm da mủ. Thế nhưng thực chất hai căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.
  • Những cơn ngứa xuất hiện liên tục với mức độ và tần suất ngày một tăng lên, đặc biệt khi người bệnh mặc đồ lót ẩm ướt hoặc da tiếp xúc với nước, hóa chất.
  • Người bệnh có cảm giác nóng rát, châm chích ở vùng da bị tổn thương.
  • Bề mặt da ở vùng kín bị lichen hóa, dẫn đến các mảng da bị bong tróc, sần sùi.
  • Một số người bệnh cho biết, họ gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng khiến hạch bạch huyết háng, bẹn sưng to, đau nhức.
  • Xuất hiện nhiều khí hư bất thường, có màu và có mùi hôi khó chịu.
  • Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như sốt cao, đau bụng, sưng đau ở tinh hoàn, tiểu buốt, nóng rát ở vùng kín.

Có một vài triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa vùng kín khá giống với những bệnh lý sinh dục khác. Do đó khiến người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn. Chính vì thế, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Nguyên Nhân

Bệnh viêm da cơ địa vùng kín có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa các yếu tố miễn dịch, di truyền và tác động của môi trường chính là nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa ở vùng kín khởi phát. Cụ thể như:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị bệnh viêm da cơ địa vùng kín thì 80% đứa trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tân công, nhất là vùng da ở háng là nơi ít được chú ý đến.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên: Các loại hóa chất có trong xà phòng tắm hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH cao khiến da ở vùng kín bị kích ứng, mất cân bằng độ pH khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.
  • Tác nhân gây dị ứng: Một số loại bao cao su, gel bôi trơn hoặc đồ chơi tình dục có chứa thành phần latex có khả năng gây dị ứng ở vùng kín.
  • Mặc đồ lót quá chật: Da ở vùng háng rất mỏng và nhạy cảm. Do đó việc sử dụng đồ lót quá chật không những khiến người bệnh khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Quá trình cọ xát giữa quần áo và da khiến cho bề mặt da bị tổn thương, trầy xước, sưng đỏ. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa vùng kín.
  • Một số tác nhân khác: Ngoài những vấn đề trên, các yếu tố khác như thời tiết hanh khô, môi trường ô nhiễm, sử dụng nguồn nước bẩn, vệ sinh da vùng kín không sạch sẽ,... cũng là những nguyên nhân làm khởi phát bệnh viêm da cơ địa ở háng.

Phòng ngừa

Tương tự như các bệnh viêm da cơ địa khác, bệnh viêm da cơ địa vùng kín có xu hướng kéo dài, dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó thay vì tìm kiếm các phương pháp điều trị, bạn nên cố gắng phòng bệnh ngay từ đầu bằng cách áp dụng các nguyên tắc sau đây:

  • Giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận, đúng cách, tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm khu trú.
  • Luôn lau khô người trước khi mặc quần lót, không mặc quần áo bị ẩm ướt.
  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín dịu nhẹ, phù hợp với da, không chứa hương liệu hay các hóa chất khác.
  • Khi da bị ngứa không nên dùng tay cào gãi trực tiếp để tránh da bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như: Hải sản, tôm, cua, sò, ốc, hạt óc chó, trứng, đậu phộng... Nên hạn chế sử dụng rượu bia thuốc lá, cafe, nước ngọt có ga hoặc các chất thích thích khác.
  • Thực hiện các biện pháp dưỡng ẩm an toàn cho vùng da nhạy cảm, nhất là khi thời tiết hanh khô hoặc phải ngồi lâu trong môi trường điều hòa.
  • Cân bằng thời gian làm việc và sinh hoạt, nên ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng, stress quá mức.
  • Không tắm rửa bằng nước quá nóng sẽ khiến da mất đi độ ẩm, gây khô ráp và ngứa ngáy khó chịu.
  • Nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện vùng kín có những dấu hiệu bất thường như: m đạo tiết nhiều khí hư, thấy xuất hiện mụn ngứa, vùng da thô ráp hơn, không được mịn như những vùng da khác, bộ phận sinh dục có hiện tượng sưng viêm,....
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Vùng kín là khu vực khá nhạy cảm, do đó việc điều trị cũng cần hết sức lưu ý. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh viêm da cơ địa ở vùng kín mang lại kết quả tốt, người bệnh có thể tham khảo các hình thức chữa bệnh sau:

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Điều trị bằng phương pháp Tây y được chỉ định trong những trường hợp bị viêm nhiễm ở thể nặng, vùng viêm nhiễm rộng, có dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Người bệnh có thể điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y hoặc phương pháp quang trị liệu để khắc phục các triêu trứng của bệnh viêm da cơ địa.

Dùng thuốc Tây y

Sau khi thăm khám, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp như:

  • Thuốc bôi có chứa chất corticoid: Bao gồm Triamcinolon, Clobetasol, Hydrocortison... có tác dụng làm giảm ngứa, phục hồi da nhanh chóng. Người bệnh sử dụng theo liều lượng quy định của bác sĩ, mỗi ngày dùng 1-2 lần, không dùng quá 2 tuần liên tiếp.
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch Calcineurin: Bao gồm: Elidel, Protopic,... Thuốc có tác dụng điều hòa các phản ứng miễn dịch, từ đó giúp kháng viêm, giảm sưng ngứa vùng kín hiệu quả.
  • Thuốc uống kháng histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa nhanh chóng, người bệnh nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Thuốc uống kháng viêm chống miễn dịch: Bao gồm: Methotrexate, Cyclosporin… Thuốc thường được chỉ định khi bệnh diễn tiến xấu, có nguy cơ nhiễm trùng máu cao.
  • Thuốc kháng sinh và chống nấm: Bao gồm: Floxapen, Erythromycin,... Thuốc được dùng cho trường hợp da bị tổn thương, trầy xước, nhiễm trùng.
  • Thuốc chống dị ứng nhẹ: Bao gồm: Benadryl, Zyrtec,... thuốc được sử dụng trong những trường hợp bị viêm da do dị ứng. Nên dùng các loại thuốc này vào buổi tối bởi nó có tác dụng phụ gây buồn ngủ.
  • Thuốc dạng tiêm Dupixent: Phương pháp này được áp dụng cho những tường hợp bị viêm da cơ địa vùng kín ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, khi những loại thuốc khác sử dụng không mang lại hiệu quả tốt.

Người bệnh nên lưu ý sử dụng những loại thuốc này theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quang trị liệu

Ngoài thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng phương pháp quang trị liệu trong những trường hợp bệnh nặng. Phương pháp điều trị này sử dụng tia cực tím chiếu trực tiếp vào da của người bệnh để giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sần đỏ, tiêu diệt vi khuẩn và các vết viêm nhiễm.

Một số lựa chọn cho người bệnh như sau:

  • Sử dụng tia UVA1 cho viêm da dị ứng cấp.
  • NB-UVB cho những bệnh nhân bị viêm da dị ứng mãn tính.
  • Balneo Phototherapy cho những trường hợp bị bội nhiễm.

Tỷ lệ thành công của quang trị liệu là rất cao. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra những tổn thương nhất định trên da và làm tăng nguy cơ gây ung thư da. Vì thế, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi áp dụng phương pháp này.

Chữa bệnh bằng phương pháp dân gian

Khi bệnh viêm da cơ địa ở háng mới khởi phát giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau để điều trị bệnh tại nhà:

  • Chườm đá lạnh: Đá lạnh giúp giảm ngứa rát hiệu quả, do đó thay vì gãi, người bệnh nên áp dụng phương pháp này để cảm thấy thoải mái hơn. Bạn cần chuẩn bị vài viên đá lạnh, cho vào một chiếc khăn mềm sạch, sau đó chườm lên vùng da bị tổn thương khoảng 5-10 phút cho đến khi đá tan hết. Nên chườm liên tục, tránh để đá lạnh ở quá lâu tại một vị trí có thể khiến da bị bỏng lạnh.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không có chứa chất kháng viêm, giúp giảm ngứa da ở vùng kín, đồng thời làm se dịu bề mặt vùng da bị viêm nhanh chóng. Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch rồi vò nát, sau đó cho vào nồi đun với 2 lít nước. Lọc lấy nước, cho thêm một ít muối hạt vào và dùng nước này để rửa hoặc ngâm trong vòng 10 phút. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Dùng lá trà xanh: Nước trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sẽ dịu những tổn thương trên da do viêm nhiễm, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng thâm vùng kín do bệnh viêm da cơ địa gây ra. Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, vò nát và cho vào đun cùng với 2 lít nước. Gạn lấy nước pha thêm với nước lạnh để ngâm rửa vùng kín mỗi ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 10 phút, bệnh tình nhất định sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Dùng lá khế chữa viễm da cơ địa vùng kín: Lá khế có khả năng sát khuẩn, làm giảm ngứa rát, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn hãy chuẩn bị 100g lá khế, rửa sạch, để ráo nước. Vò nát lá khế và đem đun sôi với 2 lít nước, đun sôi lửa nhỏ trong vòng 15 phút rồi tắt bếp. Gạn lấy nước để vệ sinh vùng da bị bệnh. Nếu muốn tăng cường hiệu quả, bạn có thể cho thêm vài hạt muối vào cùng. Mỗi tuần thực hiện 3-4 lần bệnh sẽ được cải thiện.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian được đánh giá là an toàn, lành tính, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh, không có khả năng chữa bệnh tận gốc. Người bệnh cần kết hợp điều trị với các loại thuốc Đông y và Tây y khác để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android