Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì Và Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi? 

Viêm da tiếp xúc là một bệnh lý da liễu gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như mỹ phẩm, nước hoa, trang sức, sơn móng tay hoặc một số loại thuốc kháng sinh. Khi những tác nhân này tiếp xúc với da có thể gây ra phản ứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc uống và thuốc bôi, người bệnh cũng cần kiêng khem đúng cách. Vậy viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và nên làm gì để bệnh nhanh khỏi? Bài viết dưới đây của Vietmec sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất.

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu thường gặp với các triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô rát da. Nhìn chung, đây không phải là một một căn bệnh nguy hiểm, phạm vi ảnh hưởng thường tập trung ở một bộ phận thay vì lây lan ra khắp cơ thể. Người bệnh chỉ cần kiêng khem đúng cách là có các triệu chứng sẽ thuyên giảm. 

Để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra một cách tốt nhất, các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện việc kiêng khem một cách cẩn thận. 

Vậy viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Dưới đây là một số vấn đề quan trọng người bệnh cần quan tâm:

Kiêng không nên tiếp xúc với những loại hóa chất 

Người bị viêm da tiếp xúc cần kiêng sử dụng các loại hóa chất để tránh làm bùng phát triệu chứng ngứa ngáy. Ở những người có cơ địa nhạy cảm, việc tiếp xúc với các hóa chất sẽ khiến những tổn thương da ngày càng nghiêm trọng hơn. Để giúp cho tình trạng viêm da tiếp xúc nhanh được cải thiện, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như:

Kiêng không nên tiếp xúc với những loại hóa chất 
Kiêng không nên tiếp xúc với những loại hóa chất
  • Chất tẩy rửa bao gồm bột giặt, nước rửa bát, nước lau sàn,…
  • Các loại mỹ phẩm bao gồm keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, nước hoa,…
  • Dung môi công nghiệp bao gồm Methanol, acetone, toluen, cyclohexane…
  • Các hóa chất trong xây dựng bao gồm xi măng, sơn, vôi,…

Kiêng tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Vùng da bị viêm da tiếp xúc thường nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy nếu bạn không che chắn kỹ có thể khiến làn da bị sần đỏ, thâm sạm và ngứa ngáy. Lời khuyên cho bạn đó là nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm từ 10h-15h trong ngày. Nếu bắt buộc phải ra ngoài bạn cần che chắn kỹ cơ thể bằng áo chống nắng, khẩu trang, mũ, kính râm và đặc biệt phải bôi kem chống nắng để ngăn ngừa tia UV tác động đến da.

Kiêng để da tiếp xúc với không khí lạnh

Thời tiết thay đổi cũng là một tác nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà biểu hiện của bệnh lại có sự khác nhau. Cụ thể, thời tiết lạnh khô có tác động rất lớn đến làn da, khiến cho da bị khô và mất nước, gây bong tróc và ngứa ngáy. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến những người bị viêm da tiếp xúc, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Kiêng rượu bia và những chất gây kích thích

Cách chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn là nhóm thực phẩm người bệnh cần kiêng sử dụng. Bởi chúng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài. Từ đó khiến cho tình trạng tổn thương da ngày càng lan rộng, gây đau rát, ngứa ngáy và để lại thâm sẹo. Bởi chúng có thể gây tương tác và làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng phụ.

Kiêng một số loại thực phẩm gây dị ứng

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Chắc chắn không thể bỏ qua nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng cho cơ thể. Bởi những loại thực phẩm này dễ gây ra phản ứng viêm, khiến người bệnh bị ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng đau, khô rát, bong tróc, thâm sẹo tại vùng da bị tổn thương. Đồng thời khiến bệnh kéo dài dai dẳng và lâu khỏi.

Người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm gây dị ứng
Người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm gây dị ứng

Do đó, người bệnh bị viêm da tiếp xúc nên tránh sử dụng những loại thực phẩm:

  • Các loại hải sản: Một số loại hải sản như tôm, cua, mực, nghêu, sò, ốc, hến…. Bởi những thực phẩm này có chứa nhiều đạm, protein và một số chất gây dị ứng có thể sản sinh ra các histamin tự do làm tăng nguy cơ bị dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm. Vì thế người bệnh nên hạn chế hoặc tạm thời ngưng sử dụng hải sản trong thời gian điều trị bệnh.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Những thực phẩm chứa nhiều đường thường đường khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm da như ngứa ngáy, sưng đỏ,… trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bệnh hạn chế sử dụng các loại bánh kẹo hoặc thực phẩm chứa nhiều đường để bệnh viêm da tiếp xúc nhanh được cải thiện.
  • Các loại thịt béo: Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt mỡ lợn, thịt bò, thịt cừu,… là những loại thực phẩm người bệnh không nên sử dụng. Bởi nó có thể khiến bệnh viêm da tiếp xúc khó điều trị hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Khi bị viêm da tiếp xúc, bạn cần kiêng sử dụng những thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, pate, lạp xưởng, thịt nguội,… Vì trong thành phần của những loại thực phẩm này đều có chứa chất bảo quản, chất phụ gia,… khiến bệnh dị ứng lâu được cải thiện. 
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này khiến tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ da ngày càng nghiêm trọng hơn. Không những vậy còn khiến tuyến bã nhờn hoạt động nhiều gây bít tắc lỗ chân lông và mọc nhiều mụn hơn.
  • Các sản phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua,… không thích hợp cho những người bị viêm da tiếp xúc. Bởi nó có thể kích hoạt phản ứng gây viêm, khiến các triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian điều trị bệnh.
  • Thực phẩm chua: Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng thực phẩm muối chua như cà muối, dưa muối, cải chua, kim chi,… Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều axit, làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan thận. Khi đó bệnh sẽ lâu được chữa khỏi và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
  • Tinh bột đã qua tinh chế: Nhóm thực phẩm này bao gồm mỳ trắng, mì ống, mỳ tôm,… Những thực phẩm này có thể chứa chất bảo quản và hàm lượng đường lớn. Chính vì vậy nó có thể kích hoạt phản ứng gây viêm da và dị ứng cho cơ thể.

Kiêng cào gãi và chà sát lên vùng da bị bệnh

Việc cào gãi tiếp xúc lên vùng da bị viêm da tiếp xúc có thể giúp bạn giảm ngứa tức thời. Tuy nhiên điều này sẽ khiến kích hoạt triệu chứng ngứa ngáy nóng rát ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu không cẩn thận có thể khiến da bị tổn thương, gây trợt loét và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Chính vì thế khi bị viêm da tiếp xúc người bệnh không nên cào gãi để hỗ trợ kiểm soát bệnh được tốt hơn.

Kiêng thức khuya dậy sớm, stress, căng thẳng

Căng thẳng, stress cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến bệnh viêm da tiếp xúc. Bởi nó khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm. Từ đó khiến cho quá trình hồi phục cơ thể diễn ra lâu hơn. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài còn có thể khiến tổn thương trên da lan tỏa và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm trên diện rộng. Chính vì vậy bạn cần chú ý kiểm soát tình trạng căng thẳng, stress của bản thân để bệnh nhanh được hồi phục.

Kiêng thức khuya dậy sớm, stress, căng thẳng
Kiêng thức khuya dậy sớm, stress, căng thẳng

Kiêng tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh

Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ bên ngoài làm ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh viêm da tiếp xúc. Vì thế trong lúc tắm bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình, không nên quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm khô da, mất nước và gây ngứa ngáy.

Viêm da tiếp xúc nên làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu viêm da tiếp xúc cần kiêng gì, người bệnh cũng cần thực hiện một lối sống ăn uống sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh được cải thiện. Đồng thời có thể phòng ngừa bệnh quay trở lại. 

Có chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống phù hợp với đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp ngăn chặn được các tác nhân gây bệnh. Cụ thể, người bệnh nên tích cực sử dụng rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngoài ra bạn cũng cần uống nhiều nước để tránh da bị khô, mất nước, tăng cường giải độc cơ thể.

Nên vệ sinh da sạch sẽ

Với những người bị viêm da tiếp xúc, việc vệ sinh da cẩn thận là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy bạn cần thường xuyên tắm gội sạch sẽ, tránh để vi khuẩn có cơ hội phát triển lây lan sang những vùng da khác. Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng các loại xà phòng hoặc sữa tắm có chứa hóa chất dễ gây kích ứng. Tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ tốt cho da. 

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng

Tập thể dục thể thao điều độ

Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, giảm căn thẳng mệt mỏi, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Vì vậy khi bị viêm da tiếp xúc bạn nên tích cực rèn luyện thể dục thể thao để cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau đây:

  • Nên chú ý điều trị bệnh từ sớm khi bệnh còn nhẹ. Không nên chủ quan để bệnh diễn biến nghiêm trọng khiến quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
  • Trường hợp tình trạng viêm da đã chuyển biến nặng, bạn cần tới gặp bá  khám và điều trị chuyên sâu.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể thường xuyên, giúp cho vùng da bị bệnh được sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày để tăng cường lượng nước cho cơ thể, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Nên sử dụng những loại trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để giảm lượng ma sát lên trên bề mặt da đang bị tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm tự nhiên lành tính để làm dịu da, ngăn ngừa khô ráp và thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng ứng như lông thú nôi, bụi bẩn, phấn hoa, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, kim loại.
  • Tích cực dọn dẹp không gian sống, giặt sạch chăn ga gối đệm để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn, tránh để chúng tiếp xúc với da.

Để đẩy lùi viêm da tiếp xúc, nhanh chóng phục hồi làn da toàn diện, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời, mỗi người cần thăm khám, sử dụng thuốc đặc trị để điều trị dứt điểm bệnh, cân bằng lại cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đang là giải pháp số 1 được đông đảo người bệnh lựa chọn, giới chuyên gia đánh giá cao.

Thanh bì Dưỡng can thang CHẤM DỨT NGỨA NGÁY, phục hồi da CHUYÊN SÂU 

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có nguồn gốc từ tinh hoa thuốc dân tộc của người Tày và bài thuốc lâu đời Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. [Xem hành trình tìm kiếm bài thuốc này TẠI ĐÂY]

Sau khi kế thừa bài thuốc cổ, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm trên rất nhiều bệnh nhân, trước khi đưa vào phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc. 

Chương trình Sống khỏe mỗi ngày phát sóng ngày 16/11/2019 trên VTV2 đã giới thiệu bài thuốc y học cổ truyền Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc ĐỘC QUYỀNDUY NHẤTTÁC ĐỘNG KÉP nhờ 3 dạng thuốc BÔI UỐNGNGÂM RỬA.

Xem giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang ở phút số 19:14 TẠI ĐÂY:

Bài thuốc là sự kết hợp của 3 nhóm thuốc UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA tạo thành công thức “3 trong 1” hoàn chỉnh, chuyên sâu, cho tác động mạnh mẽ trong GIẢI ĐỘCTIÊU VIÊM ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA. Cụ thể như sau:

  • BÀI THUỐC UỐNG: Thanh nhiệt, đào thải độc tố trong cơ thể, làm mát gan, tăng cường sức đề kháng, tiêu viêm…
  • BÀI THUỐC BÔI: Loại bỏ sẩn phù, vùng da bong tróc do cào gãi, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, tiêu viêm…
  • BÀI THUỐC NGÂM RỬA: Sát khuẩn, tăng cường kháng khuẩn, làm mềm vùng da tổn thương, ngăn chặn nguy cơ lây lan viêm nhiễm…
Hiệu quả trị viêm da tiếp xúc của bài thuốc
Hiệu quả trị viêm da tiếp xúc của bài thuốc

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần từ 100% THẢO DƯỢC SẠCH tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo AN TOÀN cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.

Với công thức đặc biệt, bảng thành phần phối chế theo TỶ LỆ VÀNG, Thanh bì Dưỡng can thang xử lý chuyên sâu viêm da tiếp xúc qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (1 – 3 tuần): Loại bỏ độc tố, tiêu viêm. Các độc tố. di nguyên được đào thải, tiêu viêm sưng, giúp làm sạch, sát khuẩn vùng tổn thương, ngăn không để viêm da tiếp xúc lan rộng. 
  • Giai đoạn 2 (từ 3 -5 tuần): Giải quyết triệu chứng. Có tác dụng cấp ẩm, sát khuẩn, chống nhiễm trùng, chữa lành tổn thương, phục hồi và tái tạo da từ lớp biểu bì sâu.
  • Giai đoạn 3 (trên 6 tuần): Tăng cường miễn dịch. Có công dụng giải độc, chống viêm, thanh nhiệt, đào thải các dị nguyên gây bệnh ra bên ngoài. Đồng thời điều dưỡng cơ thể, tăng cường chức năng gan, thận, tăng thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.

Kết thúc liệu trình điều trị từ 2-3 tháng, trên 95% người bệnh phục hồi da toàn diện, hết ngứa ngáy đỏ rát da. Số ít bệnh nhân còn lại do chưa kiêng khem khoa học nên cần thêm thời gian.

Hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang sau 1 liệu trình
Hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang sau 1 liệu trình

Dưới đây là phản hồi của bệnh nhân gửi về cho Trung tâm sau khi điều trị DỨT ĐIỂM bệnh viêm da tiếp xúc nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Phản hồi của bệnh nhân Đỗ Thanh Thảo (Hà Nội)
Phản hồi của bệnh nhân Đỗ Thanh Thảo (Hà Nội)
Hình ảnh của bệnh nhân Lê Thị Thanh (Hải Dương)
Hình ảnh của bệnh nhân Lê Thị Thanh (Hải Dương)

LIÊN HỆ NGAY TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và nên làm gì để bệnh nhanh khỏi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng khỏi bệnh, đồng thời phòng ngừa bệnh quay trở lại.

Xem thêm

Bình luận

  1. Hưng Vũ says: Trả lời

    bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang giá bao nhiêu vậy mọi người?

    1. Nhung Phạm says: Trả lời

      thuốc này bốc theo thang, dùng theo liệu trình bạn ạ. mỗi người có đơn thuốc khác nhau nên giá không cố định, bạn phải đến khám thì bs bên đó mới kê đơn cụ thể được

    2. Minh Ánh says: Trả lời

      bạn cứ liên hệ bên thuốc dân tộc ấy, bác sĩ khám rồi tư vấn cụ thể. vì cơ địa, tình trạng bệnh mỗi ng cũng khác nhau nữa nên giá thuốc k cố định đâu

    3. Hoa says: Trả lời

      các chị có biết bên thuốc dân tộc làm đến mấy giờ ko ạ? em định chiều qua khám mà sợ bs hết giờ làm việc

      1. Hoàng Văn Thái says:

        bên đó làm đến 17h30 chiều đó chị ơi, tốt nhất chị đặt lịch trước rồi qua đó khám luôn, đỡ phải chờ đợi ý

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y: 13 bài thuốc hiệu quả nhanh chóng

11 Bài Thuốc Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Đông Y Hiệu Quả Nhất 2022

Chữa viêm da cơ địa bằng đông y là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả được nhiều...

Viêm da cơ địa ở tay

Bệnh Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm da cơ địa ở tay là một dạng tổn thương da khá phổ biến, có xu hướng kéo dài...

Viêm da cơ địa ở chân

Bệnh Viêm Da Cơ Địa Ở Chân: Hình Ảnh, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa ở chân có thể nhận biết sớm từ các dấu hiệu như da khô, ngứa, nổi...

Bài Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Bài Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Trong thời gian gần đây, không ít bệnh nhân truyền tai nhau về loại lá tắm thảo dược trị viêm...

Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì Và Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi? 

Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì Và Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi? 

Viêm da tiếp xúc là một bệnh lý da liễu gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như mỹ...

Viêm da tiếp xúc

Các Cách Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc Tại Nhà Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc như điều trị bằng thuốc theo y học...