Viêm Đại Tràng Co Thắt

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý về đường tiêu hóa khá lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ăn uống khó tiêu,... lại khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm đại tràng co thắt cũng như cách điều trị hiệu quả thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Viêm đại tràng co thắt xảy ra khi chức năng của đại tràng bị rối loạn, nhu động ruột co bóp bất thường gây đau bụng dữ dội. Khi dùng tay sờ vào bạn có thể cảm nhận được các cục nổi lên dọc theo khung đại tràng. Khi tiến hành nội soi sẽ không thấy tổn thương thực thể hoặc cấu trúc ở thành niêm mạc. Thay vào đó, bác sĩ chỉ thấy được hình ảnh rối loạn co bóp của đại tràng.

Viêm đại tràng co thắt còn được biết đến với một số cái tên khác như đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích,... Những người có thói quen ăn uống thất thường hoặc căng thẳng kéo dài là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Thống kê của viện y tế tại Mỹ cho thấy, có khoảng 10 - 15% người trưởng thành mắc phải căn bệnh này.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm đại tràng co thắt không phải là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh thường tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ bị sa trực tràng, trĩ, giãn đại tràng cấp tính,... Đồng thời, các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng còn khiến người bệnh ăn uống kém, lâu dần sẽ gây thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến suy nhược cơ thể. Trường hợp viêm đại tràng co thắt khởi phát ở phụ nữ mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Hình ảnh

Triệu chứng

Y học hiện đại vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra khi đại tràng bị rối loạn nhu động hoặc tăng tính nhạy cảm. Dưới đây là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh bạn cần nắm rõ để có thể chủ động trong việc phòng ngừa:

Rối loạn nhu động ruột: Trong hệ tiêu hóa, đường ruột là cơ quan luôn co bóp nhịp nhàng để có thể vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Nếu cường độ co bóp của đại tràng bị thay đổi (diễn ra nhanh mạnh và kéo dài hoặc co thắt nhẹ và ngắn) sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm đại tràng co thắt.

Ruột tăng tính nhạy cảm: Khi hệ thống thần kinh tại đường ruột bị nhạy cảm quá mức sẽ tạo cơ hội cho bệnh viêm đại tràng co thắt khởi phát. Chỉ với một tác động nhỏ như căng thẳng, ăn đồ lạ, thời tiết thay đổi,... sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đi ngoài, đầy bụng, đau bụng,...

Do bệnh lý: Mắc bệnh viêm ruột, tiêu chảy cấp, nhiễm trùng đường ruột,... sẽ là yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh viêm đại tràng co thắt. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Tác động bởi yếu tố tâm lý: Tác động tiêu cực từ yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress, mất ngủ, lo âu, mệt mỏi,... sẽ khiến triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Viêm đại tràng co thắt rất dễ xảy ra ở những người bị rối loạn tâm thần hay sang chấn tâm lý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh Serotonin giữa não bộ và đường tiêu hóa sẽ bị nhiễm loạn.

Ăn uống thiếu khoa học: Một số loại thực phẩm có thể gây kích thích đến nhu động ruột và khởi phát các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt là thức ăn có tính hàn, đồ uống có cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn bị nhiễm khuẩn,... Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát nếu bạn có thói quen bỏ bữa, vừa ăn vừa nói, ăn quá nhanh,...

Rối loạn nội tiết tố: Đây cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt. Thống kê y khoa cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới. Do nồng độ nội tiết tố ở nữ giới rất dễ bị rối loạn mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường là:

  • Người ngoài độ tuổi 50.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Có người thân mắc bệnh viêm đại tràng co thắt.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh.
  • Thường xuyên sử dụng kháng sinh.
  • Dễ mắc các bệnh lý về đường ruột.
  • Tâm lý bất ổn.

Nguyên Nhân

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt khá giống với các vấn đề về đường tiêu hóa khác, điều này đã khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc nhận biết bệnh. Thông thường, khi viêm đại tràng co thắt khởi phát sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng: Viêm đại tràng co thắt gây đau ở vùng bụng dưới rốn và hai bên mạn sương. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, đến dữ dội hoặc quặn thắt. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi người bệnh bị căng thẳng hay sử dụng các loại thực phẩm lạ, đồ ăn tái sống,... Nếu người bệnh đi đại tiện hoặc xì hơi, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Đại tiện bất thường: Người bệnh có triệu chứng đi ngoài nhiều lần với tình trạng táo bón và tiêu chảy diễn ra xen kẽ với nhau. Quan sát sẽ thấy phân có màu đen, rắn phần đầu và nát ở đuôi. Trong phân có kèm theo chất nhầy và gây ra mùi hôi. Nhiều trường hợp còn có dấu hiệu mót đại tiện, cảm giác đi ngoài không hết phân.
  • Chướng bụng đầy hơi: Chướng bụng và đầy hơi thường xảy ra song song với triệu chứng đau bụng. Triệu chứng này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các vấn đề về dạ dày.
  • Triệu chứng toàn thân: Nếu các triệu chứng ở trên diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, da xanh xao,... Nhiều trường hợp còn có cảm giác khó thở, tim đập nhanh, mất ngủ,...

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây nghĩa là bệnh đã chuyển sang mức độ nghiêm trọng:

  • Tiêu chảy vào ban đêm, chảy máu trực tràng, thiếu máu.
  • Khó nuốt, nôn mửa, gầy sút cân không rõ nguyên do.
  • Đại tiện nhiều lần trong một ngày hoặc nhiều ngày không đại tiện được.
  • Đau quặn thắt ở bụng không có dấu hiệu thuyên giảm.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi có các dấu hiệu của bệnh ở trên, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý. Thường được áp dụng là xét nghiệm phân, chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, nội soi đại tràng,...

Hiện nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm đại tràng co thắt. Thông thường, các phương pháp trị bệnh đều nhằm mục đích cải thiện triệu chứng của bệnh để tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là các phương pháp trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Chữa bệnh bằng thuốc Tây y

Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý để kê đơn điều trị sao cho phù hợp. Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt ở giai đoạn cấp tính. Thường được dùng là:

  • Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Valdecoxib, Celecoxib,...
  • Thuốc corticoid: Betamethason, Dexamethason, Prednisolon,...
  • Thuốc chống co thắt: Buscopan, Bentyl, Cystospaz, Buscopan,...
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Xachusan, Viberzi, Imodium,...
  • Thuốc nhuận tràng: Linzess, Amitiza, Miralax,...
  • Thuốc chống trầm cảm: serotonin-norepinephrine, thuốc chống trầm cảm ba vòng,...

Dùng thuốc Tây y chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây hại đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày,... Vì vậy, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt có nguồn gốc từ các loại thảo dược tự nhiên quanh nhà. Nếu bệnh chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các mẹo dân gian này để cải thiện triệu chứng của bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Bài thuốc từ cây mã đề

  • Chuẩn bị cây mã đề và hoa hòe với liều lượng bằng nhau. Đem dược liệu đi rửa sạch, cho vào chảo sao vàng rồi nghiền thành bột mịn.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy 2 thìa dược liệu pha với nước ấm rồi sử dụng để uống, dùng với tần suất 2 lần/ngày là được.
  • Áp dụng cách trị bệnh này liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

+ Bài thuốc từ cây lược vàng

  • Lược vàng tươi sau khi thu hái về đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm sát khuẩn trong vòng 15 phút.
  • Sau đó vớt dược liệu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để ráo. Lá lược vàng đem đập dập còn thân lược vàng thì thái khúc rồi đem phơi dưới 1 nắng.
  • Cho lá và thân lược vàng vào lọ thủy tinh, đổ rượu vào cho ngập rồi đậy kín nắp lại. Ngâm hỗn hợp trên trong khoảng 15 ngày là có thể lấy ra sử dụng.
  • Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy khoảng 1 chén rượu ngâm lược vàng nhỏ để uống trước mỗi bữa ăn. Áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Chữa viêm đại tràng co thắt bằng mẹo dân gian mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu người bệnh phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian dài thì bệnh mới có chuyển biến tốt. Không tự ý dùng kết hợp mẹo dân gian với thuốc Tây y để trị bệnh, tránh tình trạng tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm và có thể tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì thế, bạn cần phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống của bản thân để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Cụ thể là:

  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất và dễ tiêu hóa như thịt nạc, sữa chua, rau xanh, trái cây tươi,... Bổ sung đủ nước cho cơ thể để bôi trơn đường ruột và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn.
  • Cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe nói chung và hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng như rượu bia, chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều gluten...
  • Không sử dụng các loại thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng trước đó nếu đang bị viêm đại tràng co thắt. Chia nhỏ bữa ăn để sử dụng tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi,...
  • Giữ cho tinh thần ổn định, luôn vui vẻ và lạc quan. Có các biện pháp giải tỏa căng thẳng trong công việc như nghe nhạc, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, chơi thể thao, tập hít thở sâu,... Nếu không thể tự kiểm soát căng thẳng, bạn nên đến gặp bác sĩ để làm liệu pháp tâm lý.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức đề kháng cơ thể và hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, không nên tập luyện ngay sau khi ăn.

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nếu người bệnh tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với chăm sóc sức khỏe đúng cách thì triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị viêm đại tràng nên ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều đạm, chất béo tốt, omega 3, men vi sinh và probiotic. Đồng thời những thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, gluten cần nên tránh vì có thể khiến bệnh trở nặng hơn.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android